Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 17:12

Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở, chỉ với hình ảnh hoa mận trắng muốt, mình vẫn có thể nhớ được con đường có thể trở về quê hương. Khi những cánh hoa mận trắng, nhụy vàng bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần. Bên những nếp nhà gỗ, hoa mận nở tràn lối đi vào bản, sà vào cả hiên nhà, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao. Thiếu nữ e ấp, bẽn lẽn trong những bộ váy xòe thấp thoáng giữa rừng mận trắng đi hội xuân. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy. Giữa khung cảnh nên thơ của núi rừng, đắm chìm trong hương sắc của hoa đào, hoa mận, bồng bềnh trong bầu không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi, nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng bao la huyền bí khiến cho ta quên đi bao lo toan thường ngày để cảm nhận niềm hạnh phúc chứa chan tâm tình. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…

Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:44

Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:55

    Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, bâng khuâng của nhân vật trữ tình về nỗi nhớ quê hương da diết, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình.

- Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.

Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:46

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ → Hình ảnh, câu thơ

Lời giải chi tiết:

Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh: “cành mận bung cánh muốt”, “mẹ xôn xang lá, gạo/ cha căng cánh nỏ/ người già bản làm đu”. Vì hoa mận là dấu hiệu của mùa xuân, loại hoa đặc trưng ở miền Tây Bắc, nó trở nên rất đỗi quen thuộc, gần gũi với mỗi người dân nơi đây. Không những thế nó còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ gia đình, công việc của họ diễn ra hối hả, rộn ràng, xôn xang. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên, con người tuyệt đẹp.

Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:50

 Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh: “cành mận bung cánh muốt”, “mẹ xôn xang lá, gạo/ cha căng cánh nỏ/ người già bản làm đu”. Vì hoa mận là dấu hiệu của mùa xuân, loại hoa đặc trưng ở miền Tây Bắc, nó trở nên rất đỗi quen thuộc, gần gũi với mỗi người dân nơi đây. Không những thế nó còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ gia đình, công việc của họ diễn ra hối hả, rộn ràng, xôn xang. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên, con người tuyệt đẹp.

Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 19:58

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 0:14

Đáp án: D

Giải thích: Chú ý về hình thức của các bài.

Buddy
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
2 tháng 3 2023 lúc 10:31

Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương) Cảm xúc mùa thu (bài 1 – Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?

A. Viết về tình cảm với quê hương

B. Viết về đề tài người phụ nữ

C. Viết về thiên nhiên, mùa thu

D. Làm theo thể thơ Đường luật

Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:45

Phương pháp giải: 

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → bức tranh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào “mùa hoa mận”

Lời giải chi tiết:

Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả hiện lên thật rõ nét, phong phú, sinh động, phong phú. Màu trắng của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới. Cành mận nở bung cánh che lấp cả khoảng trời với gam màu trắng muốt trở thành tâm điểm của bức tranh. Dưới cành mận bung cánh muốt ấy là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của lũ con trai, con gái, người già bản, cha, mẹ với những công việc quen thuộc, gần gũi. Cành mận trở thành một vật gắn bó không thể nào thiếu đối với người miền Tây Bắc vào mỗi dịp xuân về, nó là một nơi lí tưởng để trẻ con nô đùa, vui chơi, là nơi các bà, mẹ, bố diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tất cả nó trở thành kí ức không thể nào quên của những người con xa xứ, dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương với cái mộc mạc, giản dị nhất.

Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:46

Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả hiện lên thật rõ nét, phong phú, sinh động, phong phú. Màu trắng của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới. Cành mận nở bung cánh che lấp cả khoảng trời với gam màu trắng muốt trở thành tâm điểm của bức tranh. Dưới cành mận bung cánh muốt ấy là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của lũ con trai, con gái, người già bản, cha, mẹ với những công việc quen thuộc, gần gũi. Cành mận trở thành một vật gắn bó không thể nào thiếu đối với người miền Tây Bắc vào mội dịp xuân về, nó là một nơi lí tưởng để trẻ con nô đùa, vui chơi, là nơi các bà, mẹ, bố diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tất cả nó trở thành kí ức không thể nào quên của những người con xa sứ, dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương với cái mộc mạc, giản dị nhất.

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 16:51

Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu => Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 16:45

Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương

- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu → Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.

bê trần
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 20:03

bài j bạn????????????????????????????

Phan Ngọc Cẩm Tú
29 tháng 10 2016 lúc 19:48

Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Trần Thị Mai Chi
9 tháng 11 2016 lúc 13:27

phân tích sơ đồ chậu bài Thạch Sanh

 

Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Phương Thảo
21 tháng 10 2016 lúc 5:39

Bài j ?

Linh Phương
22 tháng 10 2016 lúc 11:46

Bài gì bạn???????

Phương Thảo
30 tháng 10 2016 lúc 22:50

a) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

b )

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).c) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.d) Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.Quê hương trở thành máu thịt, tâm hồn đối với mỗi con người. Nó trở thành một phần cuộc đời của mỗi con người. Do vậy suốt một đời xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian, gió sương cát bụi phong trần, nhưng hương âm (giọng quê) vẫn không thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, tiếng nói của quê hương. Trong giọng nói ấy mang hơi thở của đất mẹ, của quê cha đất tổ mà dẫu ở phương trời nào cũng không thay đổi. Chi tiết này cho thấy tình cảm của tác giả luôn gắn bó với quê hương, nơi dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền...Chỉ có những kẻ mất gốc thì mới thay đổi giọng quê, mới coi thường tiếng mẹ đẻ.e) Thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương qua: nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.