Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 4 kim loại Ca, Al, Ba, Cu
bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các kim loại : Ba, Cu, Mg, Al
Dùng H2SO4 loãng với lượng nhỏ cho vào từng mẫu thử KL.
+ Ở đâu có khí bay bay ra đồng thời có kết tủa trắng sinh ra là Ba
Ba + H2SO4 ---> BaSO4 + H2 (1)
Do H2SO4 dùng với lượng nhỏ, nên hết do vậy Ba phản ứng với H2O trong dung dịch
Ba + 2H2O ---> Ba(OH)2 + H2 (2)
+ Ở đâu chỉ có khí sinh ra là: Al,Mg
2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2 (3)
Mg + H2SO4 ---> MgSO4 + H2 (4)
+không có hiện tượng gì là Cu
Lọc bỏ kết tủa ở (1), (2) thu được Ba(OH)2, và cho vào các dung dịch thu được sau (3), (4)
+ Ở đâu có kết tủa keo trắng sinh ra, sau đó tan 1 phần ---> Al
Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 ---> 2Al(OH)3 +3BaSO4
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 --->Ba(AlO2)2 + 2H2O
+ Ở đâu có kết tủa trắng --->Mg
MgSO4 + Ba(OH)2 --> Mg(OH)2 + BaSO4
Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết ba kim loại : sắt, nhôm và đồng. Viết các phương trình hoá học.
Dùng dung dịch kiềm (thí dụ NaOH) :
- Cho 3 kim loại tác dụng với dung dịch NaOH, kim loại nào tác dụng với NaOH cho khí H 2 bay ra là Al.
2Al + 2NaOH + 2 H 2 O → 2NaAl O 2 + 3 H 2
- Cho 2 kim loại còn lại tác dụng với dung dịch HCl, kim loại nào cho khí H 2 bay ra là Fe, còn Cu không phản ứng.
Fe + 2HCl → Fe Cl 2 + H 2
CHỈ DÙNG 1 KIM LOẠI, HÃY TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC ĐỂ NHẬN BIẾT BỐN DD RIÊNG BIỆT ĐỰNG TRONG BỐN LỌ MẤT NHÃN HCL , K2SO4 , K2CO3 , Ba(NO3)2
_ Trích mẫu thử.
_ Cho vào từng mẫu thử một mẩu Zn.
+ Nếu mẩu Zn tan, có hiện tượng sủi bọt khí, đó là HCl.
PT: \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
+ Nếu không hiện tượng, đó là K2SO4, K2CO3, Ba(NO3)2. (1)
_ Nhỏ vài giọt dd HCl vừa nhận biết được vào từng mẫu thử nhóm (1).
+ Nếu sủi bọt khí, đó là K2CO3.
PT: \(2HCl+K_2CO_3\rightarrow2KCl+CO_2+H_2O\)
+ Nếu không hiện tượng, đó là K2SO4 và Ba(NO3)2. (2)
_ Nhỏ một lượng K2CO3 vừa nhận biết được vào mẫu thử nhóm (2).
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Ba(NO3)2.
PT: \(K_2CO_3+Ba\left(NO_3\right)_2\rightarrow2KNO_3+BaCO_{3\downarrow}\)
+ Nếu không hiện tượng, đó là K2SO4.
_ Dán nhãn.
Bạn tham khảo nhé!
- Cho Fe tác dụng với các dd:
+ Kim loại tan, sủi bọt khí: HCl
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\uparrow\)
+ Kim loại không tan: K2SO4, K2CO3, Ba(NO3)2 (1)
- Cho dd HCl dư tác dụng với các dd ở (1)
+ Sủi bọt khí: K2CO3
\(K_2CO_3+2HCl\rightarrow2KCl+CO_2+H_2O\)
+ Không hiện tượng: K2SO4, Ba(NO3)2 (2)
- Cho dd K2CO3 tác dụng với các dd ở (2)
+ Không hiện tượng: K2SO4
+ Kết tủa trắng: Ba(NO3)2
\(K_2CO_3+Ba\left(NO_3\right)_2\rightarrow BaCO_3\downarrow+2KNO_3\)
cho 3 kim loại màu trắng bạc: ag,al,mg . trình bày phương trình hoá học nhận biết 3 kim loại trên
a. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết 4 dung dịch không màu đựng trong 4 lọ hoá chất riêng biệt là: NaOH, H2SO4, NaCl, Na2SO4, Ba(NO3)2.
b. Nhận biết 3 kim loại: Al, Fe, Ag bằng phương pháp hóa học.
b: Cho NaOH vào các mẫu thử.
Mẫu thử có khí bay lên là Al
Mẫu thử không có khí bay lên là Fe,Ag
Cho HCl vào hai mẫu thử còn lại.
Mẫu nào có khí bay lên là Fe
Còn lại là Ag
Có 4 lá kim loại: sắt, đồng, nhôm, bạc. Làm thế nào để có thể nhận biết được mỗi kim loại bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học.
- Kim loại nào tan trong dung dịch NaOH đặc tạo bọt khí bay ra là Al.
2NaOH + 2Al + 2 H 2 O → 2NaAl O 2 + 3 H 2
- Ba kim loại còn lại, kim loại nào tan trong dung dịch HCl và tạo bọt khí bay lên là Fe.
Fe + 2HCl → Fe Cl 2 + H 2
- Hai kim loại còn lại, kim loại nào đẩy được bạc ra khỏi dung dịch Ag NO 3 là Cu.
Cu + 2Ag NO 3 → Cu NO 3 2 + 2Ag
- Kim loại còn lại là Ag (không phản ứng với dung dịch Ag NO 3
Chỉ dùng dd H2SO4 loãng, nhận biết các chất rắn sau:
Cu(OH)2, Ba(OH)2 ,Na2CO3
Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết bột các kim loại sau:
Al, Fe, Cu.
a)
- Cho các chất rắn tác dụng với dd H2SO4 loãng:
+ Tạo ra dd có màu xanh: Cu(OH)2
\(Cu\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow CuSO_4+2H_2O\)
+ Kết tủa trắng: Ba(OH)2
\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2H_2O\)
+ Có khí thoát ra: Na2CO3
\(Na_2CO_3+H_2SO_4\rightarrow Na_2SO_4+CO_2+H_2O\)
b)
- Hòa tan các kim loại vào dd NaOH dư
+ Kim loại tan: Al
2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2
+ Kim loại không tan: Fe, Cu
- Hòa tam 2 kim loại còn lại vào dd HCl
+ Kim loại tan: Fe
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2
+ Kim loại không tan: Cu
Câu 1)
Trích mẫu thử: Cho dung dịch \(H_2SO_4\) vào 3 mẫu thử mẫu nào có kết tủa trắng là \(Ba\left(OH\right)_2\)
Phương trình:
\(Ba\left(OH\right)_2+H_2SO_4\Rightarrow BaSO_4+2H_2O\)
Còn lại: \(Cu\left(OH\right)_2;Na_2CO_3\)
Cho \(Ba\left(OH\right)_2\) vào 2 mẫu thử còn lại: Mẫu nào sinh ra kết tủa trắng là \(Na_2CO_3\)
Phương trình:
\(Na_2CO_3+Ba\left(OH\right)_2\Rightarrow BaCO_3+2NaOH\)
Còn lại là \(Cu\left(OH\right)_2\)
Câu 2)
Lấy mỗi kim loại 1 ít, lần lượt cho vào dd axit loãng HCl vào từng kim loại
Kim loại nào không tan là \(Cu\)
Kim loại nào tan có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là \(Al,Fe\)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\\ Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
Cho dd \(NaOH\) vào 2 kim loại còn loại còn lại \(Al,Fe\)
Kim loại nào có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là \(Al\) , không có hiện tượng gì là \(Fe\)
\(2Al+2NaOH+2H_2O\rightarrow2NaAlO_2+3H_2\)
Hỗn hợp X chứa các kim loại: Al, Mg, Cu. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách riêng hoàn toàn từng kim loại ra khỏi hỗn hợp X
- Hòa tan hỗn hợp vào dd NaOH dư, thu được:
+ dung dịch chứa NaAlO2, NaOH
\(2NaOH+2Al+2H_2O\rightarrow2NaAlO_2+3H_2\)
+ phần rắn không tan: Mg, Cu
- Dẫn khí CO2 dư đi qua dung dịch, thu được phân két tủa là Al(OH)3, nung kết tủa thu được Al2O3, nhiệt phân nóng chảy thu được Al
\(NaAlO_2+CO_2+2H_2O\rightarrow NaHCO_3+Al\left(OH\right)_3\downarrow\)
\(2Al\left(OH\right)_3\underrightarrow{t^o}Al_2O_3+3H_2O\)
\(2Al_2O_3\underrightarrow{npnc}4Al+3O_2\)
- Hòa tan phân chất rắn vào dd HCl dư, thu được
+ phần dung dịch: HCl, MgCl2
Mg + 2HCl --> MgCl2 + H2
+ phần rắn không tan: Cu
- Cô cạn dung dịch, thu được MgCl2, nhiệt phân nóng chảy thu được Mg
\(MgCl_2\underrightarrow{npnc}Mg+Cl_2\)
a)bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl,H2SO4, NaCl,NaNO3,Na2SO4,Na2CO3,NaOH
b)bằng phương pháp hoá học, nhận biết 4 kim loại sau: K, Mg,Cu, Ag