Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 20:14

Tên văn bản

Thông tin

Đánh giá thông tin

Những cánh buồm

 

- Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)…

- ND: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ  và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mây và sóng

- Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:

+ 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)…

+ 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ...

+12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ...

+ Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn

+ Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mẹ và quả

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

1. Chí Phèo và Nam Cao

-  Bài đánh giá về Chí Phèo: https://revelogue.com/van-hoc-viet-nam-chi-pheo/

- Nhận định về Nam Cao: Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người. (Nguyễn Minh Châu).

2. Chữ người tử tù và Nguyễn Tuân

- Bài đánh giá về Chữ người tử tù: https://revelogue.com/truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu/

- Nhận định về Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm. (Nguyễn Đăng Mạnh).

 

3. Tấm lòng người mẹ và Victo Hugo

- Bài đánh giá Tấm lòng người mẹ: https://danhgiatot.vn/nhung-nguoi-khon-kho

- Phê bình của Victor Hugo: Ba vấn đề lớn nhất của thế kỷ này: sự tha hóa của người đàn ông trong nghèo khổ, sự khuất phục của người phụ nữ bởi cơn đói, sự teo mòn của trẻ nhỏ vì bóng tối.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 9 2023 lúc 7:08

Tham khảo!

Một số truyện ngụ ngôn đã học: Thầy bói xem voi, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay,…

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
17 tháng 9 2023 lúc 18:43

Tác giả

Tác phẩm

- Đoàn Giỏi: (17/5/1925 - 2/4/1989), là một nhà văn hiện đại Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.

Media VietJack

- Đoàn Giỏi sinh ở quê tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

- Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Ngoài truyện, truyện ngắn, ký, Đoàn Giỏi còn sáng tác thơ.

- Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” thuộc chương 10 của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam kể về việc hai cha con ông Hai rắn đến thăm nhà Võ Tòng. Tại đây Võ Tòng đã kể cho hai cha con nghe về sự kiện giết hổ, giết tên địa chủ của mình và Võ tòng làm những mũi tên tẩm độc để giết giặc và trao cho ông Hai.

 

An-phông-xơ Đô-đê:

Media VietJack

- An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp.

- Ông bắt đầu viết từ năm 14 tuổi, sau này gặt hái được nhiều thành công và được đông đảo bạn đọc yêu mến.

- Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Một thời niên thiếu, Những cuộc phiêu lưu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong…

- Ông đạt đến danh vọng trong làng văn chương Pháp qua giải thưởng Văn chương Pháp với quyển "Fromont Cháu Trẻ và Cụ Riler" (1874).

Buổi học cuối cùng: mang đến cho người đọc những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

 

 

 

Sơn Tùng:

Media VietJack

- Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), quê ở Nghệ An.

- Ông là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam.

- Tác phẩm nổi tiếng nhất trong chủ đề về Hồ Chí Minh của Sơn Tùng là tiểu thuyết Búp sen xanh, cho đến nay đã được tái bản và nối bản tới 30 lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.

Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ: Kể về tuổi thơ của Bác Hồ. Khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Côn, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng ông Sắc vinh quy về quê. Văn bản trong SGK kể chuyện người cha sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng.

 

Guy-đơ Mô-pa-xăng:

Media VietJack

- Guy đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XIX.

-Sự nghiệp văn chương của Mô-pa-xăng vô cùng đồ sộ: trên 300 truyện ngắn, vài vở kịch, 6 cuốn tiểu thuyết. Tên tuổi ông gắn liền với những tác phẩm xuất sắc như: “Viên mỡ bò” (1880), “Một cuộc đời” (1883), ‘‘ông bạn đẹp” (1885), “Núi orion” (1836)…

-Tác phẩm của Mô-pa-xăng tập trung ở hai chủ đề: ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống quấn xâm lược.

Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” làm một truyện ngắn hay vô cùng sâu sắc nói về em bé do hoàn cảnh nên không có bố. Em chỉ là đứa con ngoài giá thú của một người đàn ông đã có vợ và một cô gái nhẹ dạ cả tin, để rồi lỡ làng cả một đời. khi gặp chú thợ rèn Phi-lip, Xi-mông đề nghị chú làm bố mình. Khi được chấp thuận thì chú bé Xi-mông vui mừng, hạnh phúc.

Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 19:02

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng,...

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, thần Lúa,...

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Thần Nông, Mười hai bà mụ,...

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng,...

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng,...

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện trời, Chử Đồng Tử ... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu,...

→Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:41

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười

→ Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
18 tháng 8 2023 lúc 14:07

Tham khảo:

Nguyễn Tiến Dũng
Xem chi tiết
Trần Thị Nụ
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Sơn
14 tháng 11 2021 lúc 21:57

image

chuche
14 tháng 11 2021 lúc 21:58

Tham khảo của Nguyễn Minh Sơn:

image

sans error 404
15 tháng 11 2021 lúc 7:45

undefined