khi tung đồng xu cân đối 1 lần và quan sát mặt xuất hiện của nó
Khi tung một đồng xu cân đối và quan sát mặt xuất hiện của nó. Có thể xảy ra mấy kết quả?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
a) Quan sát đồng xu gồm hai mặt như sau:
Quy ước: Mặt xuất hiện chữ N trên đồng xu là mặt ngửa, mặt xuất hiện chữ S trên đồng xu là mặt sấp.
b) Tung đồng xu ở câu a một lần. Nêu những khả năng có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu.
a) Học sinh quan sát đồng xu.
b) Đồng xu có hai mặt: Mặt ngửa và Mặt sấp
Đồng xu có thể xuất hiện mặt ngửa hoặc mặt sấp.
tung 1 đồng xu cân đối đồng chất 20 lần, trong đó có 12 lần xuất hiện mặt ngửa. Tính xát suất của biến cố" Tung được mặt sấp"?
A. 8
B. 12
C. \(\dfrac{3}{5}\)
D. \(\dfrac{1}{5}\)
Vì tung đồng xu 20 lần mà có 12 lần mặt ngửa nên có 8 mặt sấp.
Xác suất của biến cố ''Tung được mặt sấp'' là: \(\dfrac{8}{20}=\dfrac{2}{5}\)
Đáp số: `2/5`.
Do đó: không có đáp án nào đúng cả.
Trước khi Hà tung một đồng xu cân đối và đồng chất 100 lần, Thọ dự đoán sẽ có trên 70 lần xuất hiện mặt sấp còn Thúy lại dự đoán sẽ có ít hơn 70 lần xuất hiện mặt sấp. Theo em, bạn nào có khả năng dự đoán cao hơn? Vì sao?
Khi tung một đồng xu, có hai kết quả có thể xảy ra là mặt sấp và mặt ngửa.
Gọi \(A\) là biến cố xuất hiện mặt sấp.
Khi đó, xác suất xảy ra biến cố \(A\) là:
\(P\left( A \right) = \frac{1}{2}\).
Gieo 100 lần thì theo lí thuyết sẽ có 50 lần xuất hiện mặt sấp.
Vì số lần thử là 100 đủ lớn nên xác xuất thực nghiệm sẽ càng gần với \(P\left( A \right)\).
Do đó, khả năng đoán đúng của bạn Thúy cao hơn.
Tung ba đồng xu cân đối và đồng chất. Xác định biến cố đối của mỗi biến cố sau và tính xác xuất của nó:
a) “Xuất hiện ba mặt sấp”
b) “Xuất hiện ít nhất một mặt sấp”
a) Biến cố đối của biến cố “Xuất hiện ba mặt sấp” là biến cố: “Xuất hiện ba mặt ngửa”
b) Biến cố đối của biến cố “Xuất hiện ít nhất một mặt sấp” là biến cố “Không xuất hiện mặt sấp nào”
Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các sự kiện sau, sự kiện nào không thể xảy ra, sự kiện nào chắc chắn xảy ra ?
A: "Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2''
B: ''Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa''
C: ''Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp''
- Ta thấy sự kiện A chắc chắn xảy ra vì có mặt sấp có thể xảy ra sẽ chỉ từ 1 đến 2 đồng.
- Ta thấy sự kiện B không thể xảy ra vì nếu 2 đồng xu ra 2 mặt khác nhau thì mặt sấp sẽ không gấp 2 lần mặt ngửa, và nếu 2 đồng xu ra 2 mặt giống nhau thì 2 sẽ không gấp 2 lần 0.
- Ta thấy sự kiện C có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra vì cũng có thể nếu 2 đồng xu cùng ra mặt ngửa thì sẽ không có mặt sấp nào.
gieo 2 đồng xu A và B một cách độc lập . đồng xu A chế tạo cân đối , đồng xu B chế tạo không cân đối nên xác suất xuất hiện mặt sấp gấp 3 lần xác suất xuất hiện mặt ngửa . tính xác suất để :
a) khi gieo 2 đồng xu 1 lần thì cả 2 đồng xu đều ngửa .
b) khi gieo 2 đồng xu 2 lần thì 2 lần cả 2 đồng xu đều ngửa .
tung đồng xu cân đối lên 1 lần , viết tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt hiện của đồng xu
tung đồng xu 1 lần có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu
Tham khảo:
Lời giải: Khi tung đồng xu 1 lần, có hai kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt N; mặt S.