Quan sát Hình 28.4, mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người.
Quan sát Hình 27.5, hãy:
- Nêu tên các cơ quan trong hệ hô hấp ở người.
- Mô tả đường đi của khí Oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người.
- khoang mũi , khí quản , phế quản,các phế nang
- Đường đi của khí oxygen: khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
- Carbon dioxide : từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài qua hoạt động thở ra.
Quan sát hình 23.6, mô tả con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người.
-Khi ta hít vào, oxy cùng các khí khác có trong không khí sẽ được đưa vào phổi đến tận phế nang.
-Rồi sau đó, tại phế nang xảy ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mạch máu
Từ đó, khí oxy sẽ được đi vào máu và vận chuyển lên các tế bào, còn khí CO2 từ máu vào phế nang sẽ được chuyển thẳng ra ngoài theo phương pháp thở ra
Quan sát Hình 28.3, mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật.
Mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật: Khí O2 từ môi trường vào cơ thể qua cơ quan trao đổi khí (da, hệ thống ống khí, mang, phổi) cung cấp cho các tế bào. Các tế bào thải ra khí CO2, CO2 theo cơ quan trao đổi khí ra ngoài môi trường.
Quan sát mô hình cơ quan hô hấp dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
1. Các bộ phận a, b, c ở mô hình tương ứng với bộ phận nào của cơ quan hô hấp.
2. Nêu sự thay đổi của hai quả bóng khi thổi vào đầu ống hút. Hoạt động này giống với hoạt động hít vào hay thở ra?
3. Dùng tay giữ chặt ống hút và thổi. Em thấy hai quả bóng có thay đổi không? Điều gì sẽ xảy ra nếu có vật rơi vào khí quản hoặc phế quản.
1.
- Bộ phận a của mô hình là khí quản.
- Bộ phận b của mô hình là phế quản.
- Bộ phận c của mô hình là phổi.
2.
- Hai quả bóng sẽ phình ra, to lên khi thổi vào hai đầu ống hút.
- Hoạt động này giống với hoạt động thở ra.
3.
- Khi dùng tay giữ chặt ống hút và thổi, em thấy hai quả bóng không thay đổi so với ban đầu.
- Nếu có vật rơi vào khí quản hoặc phế quản thì đường hô hấp sẽ bị tắc có thể dẫn đến tử vong.
Khi nói về quá trình hô hấp, những phát biểu nào dưới đây đúng?
1. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
2. Sự trao đổi khí đối với động vật ở nước như trai, ốc, tôm, cua, cá ... được thực hiện qua phổi.
3. Ruột của các động vật ăn thịt thường dài vì thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu.
4. Cơ quan nghiền thức ăn ở động vật ăn thực vật chủ yếu là hàm răng có bề mặt nghiền rộng, men răng cứng hoặc dạ dày cơ dày, chắc và khoẻ như ở chim.
A. 1, 2
B. 1, 4
C. 2, 4
D. 3, 4
Đáp án B
■ 1 đúng
■ 2 sai vì với động vật ở nước như trai, ốc, tôm, cua, cá ... được thực hiện qua mang.
■ 3 sai vì ruột dài không phải vì thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu mà nó phụ thuộc cấu tạo tuỳ từng loại động vật
■ 4 đúng
Vậy có 2 phát biểu đúng là 1 và 4
Quan sát Hình 27.3, hãy mô tả sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây quang hợp và hô hấp.
- Sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây quang hợp: Khí carbon dioxide khuếch tán từ môi trường qua khí khổng vào khoang chứa khí rồi tới tế bào thịt lá để cung cấp cho quá trình quang hợp. Ngược lại, khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp sẽ khuếch tán từ tế bào thịt lá vào khoang chứa khí rồi qua khí khổng để đi ra ngoài môi trường.
- Sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây khi cây hô hấp: Oxygen khuếch tán từ môi trường qua khí khổng vào khoang chứa khí rồi tới tế bào thịt lá để cung cấp cho quá trình hô hấp. Ngược lại, khí carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào sẽ khuếch tán từ tế bào thịt lá vào khoang chứa khí rồi qua khí khổng để đi ra ngoài môi trường.
Quan sát Hình 34.2, mô tả hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp.
Tham khảo!
Hoạt động của cơ, xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp:
- Khi hít vào, cơ liên sườn ngoài co kéo xương ức và xương sườn nâng lên, giúp lồng ngực mở rộng ra hai bên; cơ hoành co giúp lồng ngực mở rộng thêm phía bên dưới → Thể tích lồng ngực tăng.
- Khi thở ra, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn ra, xương ức và xương sườn hạ xuống → Thể tích lồng ngực giảm.
- Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra.
- Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.
- Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.
- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.
* Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 trong hình 21- 4 SGK:
- Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nan, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 gồm?
1. Vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào
2. Vận chuyển O2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp
3. Vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào
4. Vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp
A. 1, 3
B. 1, 4
C. 2, 3
D. 2, 4
Đáp án là B
Trong hô hấp trong, O2 được vận chuyển từ cơ quan hô hấp đến tế bào; CO2 được vận chuyển từ tế bào đến cơ quan hô hấp