Thảo luận để chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp và chưa phù hợp trong các tình huống sau:
Thảo luận để xác định cách ứng xử phù hợp trong các tình huống sau:
Xác định cách ứng xử phù hợp trong các tình huống:
- Tình huống 1: Mẹ nên hỏi rõ người con nguyên nhân tại sao chưa giúp đỡ mẹ dọn dẹp nhà cửa, chưa nấu cơm. Nếu lí do chính đáng, hai mẹ con có thể cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm. Nếu không có lí do chính đáng, cần cho người con hứa lần sau không được mắc lỗi mải chơi mà quên mất nhiệm vụ của mình.
- Tình huống 2: Bố Thanh nên trò chuyện, động viên, tìm ra nguyên nhân khiến kết quả học tập của Thanh kém, từ đó để Thanh hứa cố gắng và tìm cách khắc phục trong thời gian tới.
Tình huống 1: Em sẽ giải thích với mẹ nay em học rất nhiều về muộn mà em cũng đang ốm, nên em sẽ cố gắng cùng mẹ dọn dẹp nhanh rồi đặt đồ ăn ngoài về, sau đó cả nhà cùng đi nghỉ ngơi sớm.
Tình huống 2: Em sẽ tự kiểm điểm bản thân và xin lỗi bố, sẽ hứa với bố và cố gắng học tập tốt hơn, cùng bố tâm sự tìm nguyên nhân, là do chính em không hiểu bài hay do gia đình thiếu gắn kết là em chán học.
Thực hành các cách phù hợp để quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Tham khảo:
Có một số cách để quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp hằng ngày, bao gồm: Tránh phản ứng ngay lập tức Sử dụng lời nói và ngôn ngữ cơ thể tích cực, như cười và thở dài, có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tạo ra một môi trường tích cực.
Thực hành quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các tình huống sau
TH1: Em sẽ chia sẻ niềm vui này đến với bạn của em với một thái độ vừa đủ, không quá khích. Từ đó thì sẽ truyền được một năng lượng tích cực cho bạn để giúp bạn vượt qua được nỗi buồn này.
TH2: Em sẽ tìm cách đính chính lại những thông tin như vậy bởi vì nó rất ảnh hưởng xấu đến em
TH3: Em sẽ tìm cách nói cho giáo viên hiểu rằng, em đang bị oan ức
Xử lí tình huống.
- Tình huống 1: Nhóm em sẽ diễn kịch vào tuần sau và cần thảo luận để phân công nhiệm vụ trong nhóm. Nhóm trưởng chọn hình thức bốc thăm ngẫu nhiên để phân vai.
Em sẽ ứng xử như thế nào khi:
+ Em nhận được vai phù hợp với điểm mạnh của mình.
+ Em nhận được vai lại là điểm yếu của mình.
- Tình huống 2: Em sắp tham gia cuộc thi vẽ tranh của trường. Tuy nhiên, em cảm thấy khả năng phối hợp màu sắc của mình chưa tốt.
Em sẽ làm gì khi chỉ còn ba ngày nữa là cuộc thi chính thức diễn ra?
Tình huống 1:
Nếu em nhận được vai phù hợp với điểm mạnh của mình, em nên cố gắng làm tốt vai diễn của mình và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm. Em cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình để giúp nhóm hoàn thành tốt kịch bản.Nếu em nhận được vai là điểm yếu của mình, em không nên nản lòng và buồn chán. Thay vào đó, em nên cố gắng học hỏi và rèn luyện để cải thiện khả năng của mình. Em cũng có thể hỏi ý kiến và nhờ giúp đỡ từ các thành viên khác trong nhóm.
Tình huống 2:
Nếu em cảm thấy khả năng phối hợp màu sắc của mình chưa tốt, em có thể tham khảo các tài liệu về màu sắc và học hỏi từ các tác phẩm nghệ thuật khác. Em cũng có thể hỏi ý kiến và nhờ giúp đỡ từ giáo viên hoặc các bạn bè có kinh nghiệm trong việc vẽ tranh. Ngoài ra, em cần tập trung và luyện tập nhiều hơn để cải thiện khả năng của mình. Em không nên lo lắng quá nhiều và cố gắng giữ tinh thần thoải mái, tự tin để có thể hoàn thành tốt bức tranh của mình trong cuộc thi.
Nêu một số tình huống giao tiếp và cách ứng xử phù hợp trong gia đình em.
- Khi mất điện:
+ Cả nhà quây quần ở sân
+ Tụ tập nói chuyện
+ Đi bắt đom đóm
- Khi đi chơi:
+ Cùng nhau chuẩn bị đồ đạc
+ Cảm xúc vui vẻ, hào hứng
+ Nói chuyện về chuyến đi
Quan sát bức tranh, xây dựng tình huống và thảo luận cách xử lí tình huống phù hợp.
- Xây dựng tình huống: Lớp đang tổ chức tiết mục “chào mừng năm học mới” Trang có đưa ra quan điểm, ý kiến bạn bạn Nam không phù hợp ngay trước mặt cả lớp. Nam đã gọi riêng Trang ra nói chuyện và cho rằng Trang không tôn trọng mình khi làm như vậy với Nam trước mặt cả lớp, khiến bạn thấy xấu hổ.
Ta có thể xử lí tình huống bằng cách trả lời:
+ Tớ xin lỗi nếu tớ có làm bạn ngại, nhưng vì tớ rất tôn trọng cậu nên tớ phải góp ý thẳng thắn những điều cậu đưa ra không phù hợp. Cậu hãy thử mở lòng lắng nghe và suy nghĩ những điều tớ nói.
+ Giải thích lại một lần nữa cho Nam hiểu là mình không có ý đó.
- Em hãy nhận biết những lời nói, hành vi giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp trong các trường hợp sau:
- Kể thêm những biểu hiện giao tiếp phù hợp và chưa phù hợp mà em quan sát được ở:
+ Trong trường học
+ Trong gia đình.
- Trong bức tranh 1: Chưa phù hợp vì khi bạn đang buồn chúng ta nên quan tâm thật sự, hỏi han nhẹ nhàng chứ không phải đùa cợt hát hò
- Trong bức tranh 2: Phù hợp vì bạn nhỏ nói với mẹ có chủ ngữ, vị ngữ rõ ràng thể hiện sự tôn trọng người lớn.
Chia sẻ những tình huống giao tiếp mà em đã kiểm soát cảm xúc để ứng xử phù hợp.
Tham khảo
Em gái 3 tuổi làm hỏng chiếc váy yêu thích của em, em rất tức giận, muốn mắng và đánh em gái một trận, nhưng em đã kiềm chế cảm xúc, chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng rằng không được đụng vào đồ của mình nữa
Câu 1: Xử lý tình huống và thực hành kỹ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp trước ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo trong các tình huống sau:
-Tình huống 1: Sau giờ học, An về nhà và thấy mẹ đang được một nhân viên của công ty thực phẩm chức năng tư vấn về tác dụng của thuốc thải độc cơ thể. An thấy mẹ có vẻ khá chăm chú nghe và có ý định mua một hộp thuốc về dùng thử. Tuy nhiên, khi nghe lời tiếp thị của cô nhân viên về thuốc thải độc, An thấy không an tâm.
-Tình huống 2: Mai đang tìm mua quà trên mạng để chuẩn bin sinh nhật cho bạn thân. Bạn của Mai thích một chiếc áo sơ mi. Mai đã chọn được một chiếc áo sơ mi khá đẹp, đang giảm giá 30%. Tuy nhiên, Mai đang phân vân vì nếu mua thêm chiếc chân váy thì sẽ được giảm 50%.
-Tình huống 3: Huy đến cửa hàng sách để mua một số dụng cụ học tập. Trên cửa ra vào có tờ quảng cáo "Tặng một phần quà giá trị 30 nghìn đồng cho đơn hàng từ 100 nghìn đồng. Huy nhẩm tính đơn hàng của mình thiếu mất 40 nghìn đồng là đủ điều kiện nhận quà.