Trình bày các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa tế bào tuyến nội tiết và tế bào đích.
Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau:
(1) Đường phân
(2) Chuỗi truyền electron hô hấp
(3) Chu trình Crep
(4) Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep
Trật tự đúng các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là
A. (1) → (2) → (3) → (4)
B. (1) → (3) → (2) → (4)
C. (1) → (4) → (3) → (2)
D. (1) → (4) → (2) → (3)
Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tuỵ tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hoá thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào được thể hiện ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) dẫn đến triệu chứng điển hình là tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu. Dựa vào các thông tin ở trên và hình 12.7, hãy :
- Nêu vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu.
- Nêu các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin.
- Nêu những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2.
Câu 1: Vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu : Insulin giúp kích thích các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.
Câu 2: Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:
- Giai đoạn 1: Insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng và hoạt hóa thụ thể insulin.
- Giai đoạn 2: Insulin kích thích các túi mang protein vận chuyển glucose trong tế bào chất.
- Giai đoạn 3: Các túi vận chuyển đến màng tế bào để vận chuyển glucose ra khỏi tế bào
Câu 3: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 bị thiếu insulin và kháng insulin, nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc không có, dẫn đến ít/ không kích thích được các túi protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào, do đó, lượng glucose trong máu nhiều và được thải thông qua đường nước tiểu.
Tham khảo
- Vai trò của insulin: Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hóa thức ăn, insulin kích thích sự huy động các glucose vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.
- Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:
+ Giai đoạn 1 - Tiếp nhận: Hormone insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng ở bên ngoài tế bào dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể.
+ Giai đoạn 2 – Truyền tin nội bào: Khi thụ thể màng được hoạt hóa, sẽ hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào là túi mang protein vận chuyển glucose.
+ Giai đoạn 3 – Đáp ứng: Các túi mang protein vận chuyển glucose đến màng tế bào để vận chuyển glucose vào trong tế bào, làm giảm lượng glucose trong máu.
- Những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2: Bệnh nhân tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc các phân tử truyền tin nội bào không hoạt động dẫn đến ít hoặc không kích thích được các túi mang protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào. Do đó, glucose trong máu không được vận chuyển vào trong tế bào khiến làm tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu.
Mục đích của quá trình nhân đôi của phân tử ADN là A. truyền thông tin di truyền của tế bào cho thế hệ sau. B. truyền thông tin di truyền của gen và biểu hiện thành tính trạng, C. làm biến đổi thông tin di truyền qua các thế hệ. D. bảo quản thông tin di truyền ổn định trong nhân tế bào
Đọc thông tin ở mục 1.2 SGK và kết hợp quan sát Hình 29.4, hãy trình bày các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào vật chủ.
Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus: Hấp phụ → Xâm nhập→ Tổng hợp → Lắp ráp → Phóng thích.
Hãy quan sát Hình 18.1 và cho biết:
3. Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Kể tên các giai đoạn của chu kì tế bào.
4. Trình bày mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào.
3/ Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn: giai đoạn trung gian và giai đoạn phân chia tế bào. Trong đó, giai đoạn trung gian gồm pha G1, S và G2 còn giai đoạn phân chia tế bào gồm quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
4/ Mối quan hệ giữa các pha trong chu kì tế bào: Giai đoạn chuẩn bị giúp tổng hợp các chất cần thiết cho giai đoạn phân chia và kiểm soát chu kì tế bào. Pha phân bào tạo ra các tế bào mới, các tế bào này tiếp tục quá trình phân bào.
Hai hormone insulin và glucagon được nhắc đến ở tình huống mở đầu đóng vai trò gì trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?
Hai hormone insulin và glucagon được tế bào tuyến tụy tiết ra theo mạch máu đến tế bào gan để kích thích đáp ứng ở tế bào gan → Hai hormone insulin và glucagon được nhắc đến ở tình huống mở đầu đóng vai trò là phân tử tín hiệu trong quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.
a.Thế nào là nguyên tắc bổ sung ? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein và từ tế bào này sang tế bào khác?
b.Trình bày mối quan hệ gen và mARN, mARN và protein. Ý nghĩa cơ chế tổng hợp ADN, ARN?
tham khảo:
Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa nuclêôtit trên mạch kép phân tử ADN trong đó A của mạch này có kích thước lớn bổ sung với T của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 2 liên kết Hiđrô, G của mạch này có kích thước lớn bổ sung với X của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 3 liên kết Hiđrô và ngược lại
Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein ở hai cơ chế: Cơ chế tổng hợp ARN và cơ chế tổng hợp Protein.- Trong cơ chế tổng hợp ARN: Các nucleotit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A – U; T – A : G – X ; X – G .- Trong cơ chế tổng hợp Protein: Các bộ ba nucleotit trên mARN liên kết bổ sung với bộ ba nucleotit trên tARN theo nguyên tắc bổ sung:A – U ; U – A ; G – X ; X – G .
Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyề từ tế bào này sang thế bào khác qua cơ chế tự nhân đôi ADN: Các nucleotit trên mỗi mạch đơn của ADN liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A –T ; G – X và ngược lại .
b)
*Mối quan hệ gen và mARN, mARN và protein
- Trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN phụ thuộc vào trình tự của các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN
- Trình tự sắp xếp các axit amin trong protein phụ thuộc vào trình tự của các nuclêôtit
*Ý nghĩa cơ chế tổng hợp ADN: Là cơ sở cho nhiễm sắc thể tự nhân đôi; đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền giữa các thế hệ tế bào.
*Ý nghĩa cơ chế tổng hợp ARN: Giúp truyền đạt thông tin về cấu trúc protein cần tổng hợp từ nhân ra tế bào chất
Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen tới Protein ở hai cơ chế: Cơ chế tổng hợp ARN và cơ chế tổng hợp Protein.- Trong cơ chế tổng hợp ARN: Các nucleotit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A – U; T – A : G – X ; X – G .- Trong cơ chế tổng hợp Protein: Các bộ ba nucleotit trên mARN liên kết bổ sung với bộ ba nucleotit trên tARN theo nguyên tắc bổ sung:A – U ; U – A ; G – X ; X – G . * Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình truyền đạt thông tin di truyề từ tế bào này sang thế bào khác qua cơ chế tự nhân đôi ADN: Các nucleotit trên mỗi mạch đơn của ADN liên kết với các nucleotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A –T ; G – X và ngược lại .
Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
II. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
III. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
IV. Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN và ribôxôm
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
II. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN.
III. Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
IV. Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN và ribôxôm.
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Chọn D
Vì: - I sai ở từ “luôn”
- II sai ở từ “luôn”
- III đúng
- IV đúng
Vậy có 2 phát biểu đúng