Đọc thông tin và quan sát hình 17.3, hãy cho biết đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn.
Dựa vào hình 16.1, hình 18, bảng số liệu và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ.
- Nêu các đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn.
- Vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ:
- Đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn:
+ S: 5,5 triệu km2 (rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới).
+ Rừng trải rộng trên nhiều quốc gia, chủ yếu ở Bra-xin (60% diện tích).
+ Mức độ đa dạng sinh học rất cao:
Rừng gồm 5 – 6 tầng cây với các cây vượt tán có thể cao trên 50 m, bên dưới là các cây gỗ lớn, cây bụi thấp cùng hệ thống dây leo chằng chịt.
Thành phần loài động, thực vật hết sức phong phú, đa dạng với hàng triệu loài côn trùng; hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật.
- Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu.
Đọc thông tin trong mục a, hãy nêu khái quát đặc điểm rừng A-ma-dôn.
- Đặc điểm rừng A-ma-dôn:
+ Rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới (diện tích hơn 5 triệu km2), tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú: rừng phát triển nhiều tầng; động vật đa dạng về thành phần loài.
+ Rừng được xem là "lá phổi xanh" của Trái Đất, là nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.
Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hình 14.1 hãy cho biết Bắc Mỹ có những đới thiên nhiên nào. Mô tả đặc điểm của một trong những đới thiên nhiên đó.
- Bắc Mỹ có 3 đới thiên nhiên là: cực và cận cực, ôn đới và cận nhiệt đới.
- Mô tả đặc điểm các đới thiên nhiên (em chỉ cần chọn 1 đới thiên nhiên để viết vào vở):
Cực và cận cực
+ Gồm phần lớn các đảo và quần đảo phía bắc, rìa phía bắc bán đảo A-lax-ca và Ca-na-đa.
+ Khí hậu khắc nghiệt nên thực vật nghèo nàn, chủ yếu có rêu và địa y.
+ Động vật có các loài chịu được lạnh như: gấu bắc cực, bò tuyết, tuần lộc, một số loài chim,...
Đới ôn hòa
+ Gồm phần lớn miền núi phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông.
+ Khí hậu ôn hòa với các mùa rõ rệt nên thiên nhiên khá đa dạng.
+ Thực vật có rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp và thảo nguyên.
+ Động vật phong phú, bao gồm: thú ăn cỏ, thú ăn thịt, thú gặm nhấm, bò tót và các loài chim.
+ Cao nguyên Cô-lô-ra-đô có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc nên thực, động vật nghèo nàn.
Đới nóng
+ Gồm phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và rìa phía tây nam Hoa Kỳ.
+ Thực vật có rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt địa trung hải.
+ Động vật rất phong phú và đa dạng như: linh miêu, sư tử, chó sói, hươu, gầu, thỏ, sóc, báo, chuột,…
Đọc thông tin và quan sát hình 1.1 hãy phân tích đặc điểm các đới thiên nhiên của châu Âu.
Thiên nhiên châu Âu phân hóa thành ba đới rõ rệt:
- Đới lạnh:
+ Chiếm diện tích không đáng kể, phân bố ở Bắc Âu.
+ Do nằm ở vùng vĩ độ cao nên khí hậu lạnh và ẩm quanh năm.
+ Thực vật chủ yếu có rêu và địa y.
+ Động vật rất nghèo về thành phần loài, thường gặp nhất là chuột Lem – mút, chó sói, chồn, cú bắc cực,...
- Đới ôn hòa:
+ Bao gồm phần lớn bán đảo Xcan-đi-na-vi, Tây Âu, Trung Âu và một phần ở Đông Âu.
+ Ven biển phía tây có rừng lá rộng, rừng hỗn hợp, vào sâu trong nội địa là rừng lá kim, thảo nguyên.
+ Về phía đông nam, mùa đông ngắn dần, mùa hạ nóng, lượng mưa giảm, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên và bán hoang mạc.
+ Động vật: nai sừng tấm, sóc, gấu nâu, linh miêu,..
- Đới nóng:
+ Phân bố ở khu vực Nam Âu, ven Địa Trung Hải.
+ Thực vật phổ biến là kiểu rừng thưa và cây bụi cứng như: sồi, nguyệt quế, ô liu, thông, tuyết tùng,..
+ Động vật chủ yếu là các loài bò sát như: thằn lằn, tắc kè, rùa, chim…
Em hãy sưu tầm những thông tin về các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới A-ma-dôn của các nước trong khu vực hiện nay.
Các biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới A-ma-dôn của các nước trong khu vực hiện nay:
- Hạn chế khai thác gỗ;
- Trồng lại rừng;
- Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa trong phát triển bền vững;
- Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng,…
Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, hình 14.1 hãy cho biết đặc điểm sông, hồ của Bắc Mỹ.
Đặc điểm sông của Bắc Mỹ:
- Mạng lưới sông dày và phân bố tương đối đều.
- Phần lớn các sông đều đổ ra biển Đại Tây Dương.
- Nguồn cung cấp nước do mưa và do tuyết tan.
- Mit-xi-xi-pi-Mit-xu-ri là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ.
Đặc điểm hồ của Bắc Mỹ:
- là khu vực có nhiều hồ nhất thế giới.
- hồ Lớn hay Ngũ hồ là hệ thống hồ lớn nhất ở Bắc Mỹ.
Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy:
• Kể tên một số kiểu rừng ở vùng Tây Nguyên.
• Trình bày đặc điểm rừng ở vùng Tây Nguyên.
Một số kiểu rừng là rừng khộp; rừng lá kim; rừng rậm nhiệt đới.
Đặc điểm rừng:
- Là nơi có nhiều rừng nhất nước ta
- Có nhiều kiểu rừng, nhưng nhiều nhất là rừng rậm nhiệt đới
- Diện tích rừng hiện nay đã giảm
Đọc thông tin và quan sát hình 27.1, hãy nêu đặc điểm của ngành giao thông vận tải.
Đặc điểm của ngành giao thông vận tải:
- Đối tượng chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra.
- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
- Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành kinh tế khác.
- Có sự phân bố đặc thù, theo mạng lưới với các tuyến và đầu nối giao thông.
Đọc thông tin và quan sát hình 17.3, và dựa vào bảng 17.3, hãy:
- Xác định sự phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của Hoa Kỳ trên bản đồ.
- Trình bày tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ.
- Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ: Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.
+ Nông nghiệp: trồng trọt có sản lượng lớn, sản lượng ngô và đậu tương đứng đầu thế giới. Chăn nuôi phát triển mạnh, một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.
+ Lâm nghiệp: quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn và xuất khẩu gỗ, hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.
+ Thủy sản: đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp nhưng đang có xu hướng tă
Tham khảo
+ Lúa mì phân bố chủ yếu ở: vùng đồng bằng trung tâm, phía nam sông Mít-xu-ri, phía tây sông Mít-xi-xi-pi.
+ Ngô phân bố chủ yếu ở: phía bắc đồng bằng trung tâm, ven sông Ô-hai-ô và hồ Mi-si-gân.
+ Đậu tương phân bố chủ yếu ở: ven sông Ri-ô Gran-đê, phía tây nam đồng bằng ven biển Đại Tây Dương, phía bắc đồng bằng trung tâm.
+ Cây ăn quả phân bố chủ yếu ở: phía tây nam cao nguyên Cô-lô-ra-đô, bắc và tây bắc dãy A-pa-lát.
+ Bông phân bố chủ yếu ở: phía nam vùng đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
+ Củ cải đường phân bố chủ yếu ở: nội địa phía tây lãnh thổ, dọc sông Cô-lôm-bi-a.
+ Gà được nuôi chủ yếu ở: vùng cao nguyên và đồng bằng trung tâm lãnh thổ,
+ Bò được nuôi chủ yếu ở: phía bắc và đông bắc Bồn địa lớn, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô, phía bắc đồng bằng Trung Tâm, phía tây dãy A-pa-lát.
+ Lợn được nuôi chủ yếu ở: vùng đồng bằng Trung Tâm, đồng bằng ven biển Đại Tây Dương.
Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.
+ Nông nghiệp: trồng trọt có sản lượng lớn, sản lượng ngô và đậu tương đứng đầu thế giới. Chăn nuôi phát triển mạnh, một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.
+ Lâm nghiệp: quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn và xuất khẩu gỗ, hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.
+ Thủy sản: đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng.