Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
5 tháng 8 2023 lúc 1:09

Tham khảo: Tư liệu về vua Ra-ma V

- Chu-la-long-con (1853 - 1910) là con trai trưởng của vua Mông-kút. Ông có học vấn uyên bác. Ngày 1/10/1868, ông lên nối ngôi cha.

- Trong những năm 1868 - 1872, ông đi qua các thuộc địa phương Tây như Xingapo, Ấn Độ, Giava để tìm hiểu về chính trị, hành chính, lối sống và chính sách thực dân phương Tây.

- Chu-la-long-con là vua Xiêm đầu tiên viếng thăm châu Âu. Trong thời gian đi thăm các nước, ông đã học được nhiều chính sách cải cách để hiện đại hoá đất nước. Từ đó, ông đã giữ được độc lập cho đất nước trong khi phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 13:01

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX

- Tư tưởng – tôn giáo:

+ Nho giáo: hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.

+ Phật giáo: phát triển và thịnh hành nhất dưới thời Đường, nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng.

- Sử học, văn học:

+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư,…

+ Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”.

+ Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Nhiều cung điện cổ kính như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.

+ Nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,… 

- Khoa học kĩ thuật:

+ Tứ đại phát minh: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy.

+ Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, thuật phẫu thuật và châm cứu trong y học.

thiiee nè
Xem chi tiết
Long Sơn
12 tháng 2 2022 lúc 21:01

Tham khảo

 

- Trong các thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ đại, em ấn tượng nhất với “Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng”.

- Giới thiệu về: Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng

Năm 1974, người ta đã tìm thấy ở lăng Ly Sơn (Thiểm Tây, Trung Quốc) khoảng 8000 bức tượng binh lính bằng đất nung. 

Kết quả khai quật cho thấy chủ yếu tượng được đúc kết hợp giữa mô hình thật với phương pháp nặn tượng. Người ta lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu nặn tượng. Trước hết làm phần đầu, phần thân và chân tay, bên trong tượng đúc rỗng, sau đó lắp ghép từng bộ phận lại với nhau, đợi đến sắp khô mới bắt đầu chạm khắc các chi tiết như tai, mũi, mắt, miệng, tóc, trang phục... Sau khi tượng hoàn thành, phải đợi tượng khô hoàn toàn mới cho vào lò nung. 

=> Việc khai quật binh mã rỗng vào năm 1974 một lần nữa đánh thức nền văn minh thời cổ Trung Quốc, mở ra cánh cửa để người đương đại tìm hiểu kho tàng lịch sử bị vùi trong hàng ngàn năm. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 13:00

loading...

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
31 tháng 12 2017 lúc 11:11

Dự án hầm Hải Vân - bước ngoặt quan trọng trong hợp tác Việt - Nhật: Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên - Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam.

Dự án xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được Thủ tướng phê duyệt đầu tư tại Quyết định sô' 905/QĐ-TTg ngày 30/9/1998, được khởi công ngày 27/8/2000 và chính thức bước vào xây dựng tháng 10/2000. Dự án được chia làm 10 gói thầu: 1 gói thầu tư vấn, 5 gói thầu xây dựng và 4 gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị phục vụ vận hành và khai thác đường hầm. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam do Ban Quản lí dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm đại diện chủ đầu tư.

Đường hầm chính: dài 6.280m, rộng lOm, độ cao xe cho phép đi qua là 7,5m.

Đường hầm thoát hiểm: dài 6.280m, rộng 4,7m, cao 3,8m.

Đường hầm thông gió: dài 1.810m, rộng 8,2m, cao 5,3m.

Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình hucíng khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thông: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông.

Công trình còn chứa hầm lọc bụi tĩnh điện dài 153m, rộng 10,2m, cao 6,7m.

Thể tích đất đá phải đào khi xây hầm là 600.000m3

Nhờ hệ thống trang thiết bị hiện đại, mọi hoạt động trong Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân đều được truyền dẫn phản ánh về văn phòng trung tâm để phân tích và xử lí. Các hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị trong hầm được điều khiển qua hệ thống mạng máy tính với các chương trình được lập và cài đặt sẵn để đảm bảo an toàn và tiết kiệm năng lượng

Dự án này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự hỗ trợ phát triển của Nhật Bản đối với Việt Nam. Sau khi hoàn thành, hầm đường bộ đèo Hải Vân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động công nghiệp và thương mại của Việt Nam, kể cả các nước láng giềng, bởi nó là phần quan trọng nhất của hành lang kinh tế Đông Tây!

Ngày 05 - 6 - 2005, công trình Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được chính thức khánh thành, trở thành hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là một trong 30 hầm lớn và hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm đó. Công trình sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn quãng đường chạy xe từ 22km (nếu qua đèo Hải Vân) xuống còn 12km (nếu chạy qua hầm).

Ngocc Bichh
28 tháng 10 2021 lúc 15:22

Dự án hầm Hải Vân - bước ngoặt quan trọng trong hợp tác Việt - Nhật: Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên - Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam.

Dự án xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được Thủ tướng phê duyệt đầu tư tại Quyết định sô' 905/QĐ-TTg ngày 30/9/1998, được khởi công ngày 27/8/2000 và chính thức bước vào xây dựng tháng 10/2000. Dự án được chia làm 10 gói thầu: 1 gói thầu tư vấn, 5 gói thầu xây dựng và 4 gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị phục vụ vận hành và khai thác đường hầm. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam do Ban Quản lí dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm đại diện chủ đầu tư.

datcoder
Xem chi tiết
Nhật Văn
19 tháng 9 2023 lúc 19:56

Tham khảo:

- Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã lần lượt trải qua:

+ Nhà Đường (618 - 907).

+ Thời kì Ngũ đại thập quốc (907 - 960).

+ Nhà Tống (960 - 1279).

+ Nhà Nguyên (1271 - 1368).

+ Nhà Minh (1368 - 1644).

+ Nhà Thanh (1644 - 1911).

- Dưới thời Đường, chế độ phong kiến của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.

- Thời Minh, Thanh kinh tế Trung Quốc phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, nhiều đô thị được phát triển,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Dat Do
16 tháng 8 2023 lúc 13:03

Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đã xâm lược Việt Nam:

- Nhà Tống xâm lược Đại Cồ Việt năm 981.

- Nhà Tống âm lược Đại Việt (1075-1077)

- Quân Mông-Nguyên xâm lược Đại Việt (1258- 1288)

- Nhà Minh xâm lược Đại Ngu (1406-1407)

- Nhà Minh đặt ách cai trị ở nước ta (1407- 1427)

- Nhà Thanh xâm lược Đại Việt (1789)

tham khảo

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
20 tháng 9 2023 lúc 7:59

- Trong thời kì trung đại, Thiên Chúa giáo chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, tuy nhiên đến thời kì Phục hưng, Giáo hội lại đàn áp những tư tưởng tiến bộ. Vì thế, giai cấp tư sản muốn “cải cách” lại tổ chức giáo hội.

- Các nhà cải cách đã phê phán những hành vi sai trái của giáo hội, dẫn đến sự phân chia đạo Ki-tô thành hai giáo phái là Thiên Chúa Giáo và Tân giáo. Phong trảo Cải cách tôn giáo đã tác động thuận lợi đến sự phát triển kinh tế của giai cấp tư sản.

Fjf
Xem chi tiết