Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyen Phuc Duy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
8 tháng 10 2018 lúc 14:58

Em đã đọc qua rất nhiều cuốn sách nhưng cuốn sách mà em thấy ấn tượng nhất là quyển sách có tên "Làm mình bất ngờ đi". Đây là một cuốn sách gồm nhiều mảnh truyện nhỏ nói về các vấn đề về tình cảm, học hành học sinh tuổi mới lớn.Cuốn sách này giúp chúng ta thấy được những mối nguy iểm khi sắp bước qua tuổi trưởng thành đồng thời cũng làm cho mình thấy rằng tình yêu thương của mình không hề nhỏ. Câu truyện luôn có một cái kết khiến người khác phải buồn, nó luôn nói về những cuộc chia tay đầy nước mắt hoặc nói về một ngày mai tươi sáng hơn.

Nói thế thui vì tui lần đầu thuyết trình về sách

Minh Đức Lê
Xem chi tiết
Xuân Hùng 7.1
6 tháng 4 2022 lúc 14:02

Nhân vật Dế Mèn- qua lời kể ѵà miêu tả rấт chi tiết c̠ủa̠ tác giả Tô Hoài.Hình ảnh chú Dế hiện lên với một vẻ ngoài cường tráng.Dế Mèn có những đặc điểm ngoại hình rấт được chú ta ưa nhìn.Nào Ɩà đôi càng, râu, cánh … thể hiện lên một sự hùng dũng.Nhưng cũng chính vì bản tính xốc nổi c̠ủa̠ tuổi “thanh niên” mà dế Mèn thường không coi ai ra gì.Cũng chính vì mọi người nể mình mà chú ta càng kiêu ngạo, xem mình Ɩà nhất.Cũng vì một lần trót dại trêu chị Cốc, mà dế Mèn đã Ɩàm cho người bạn hàng xóm c̠ủa̠ mình phải ra đi.Qua đó, em thấy dế Mèn cũng có phần đáng thương, Dế Mèn sau khi mất đi người bạn hàng xóm c̠ủa̠ mình đã tự nhận ra lỗi lầm ѵà rút ra bài học đầu tiên cho mình.

Vũ Quang Huy
6 tháng 4 2022 lúc 14:04

tham khảo

Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng  bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.

le tai
22 tháng 10 lúc 20:46

Nhân vật Dế Mèn- qua lời kể ѵà miêu tả rấт chi tiết c̠ủa̠ tác giả Tô Hoài.Hình ảnh chú Dế hiện lên với một vẻ ngoài cường tráng.Dế Mèn có những đặc điểm ngoại hình rấт được chú ta ưa nhìn.Nào Ɩà đôi càng, râu, cánh … thể hiện lên một sự hùng dũng.Nhưng cũng chính vì bản tính xốc nổi c̠ủa̠ tuổi “thanh niên” mà dế Mèn thường không coi ai ra gì.Cũng chính vì mọi người nể mình mà chú ta càng kiêu ngạo, xem mình Ɩà nhất.Cũng vì một lần trót dại trêu chị Cốc, mà dế Mèn đã Ɩàm cho người bạn hàng xóm c̠ủa̠ mình phải ra đi.Qua đó, em thấy dế Mèn cũng có phần đáng thương, Dế Mèn sau khi mất đi người bạn hàng xóm c̠ủa̠ mình đã tự nhận ra lỗi lầm ѵà rút ra bài học đầu tiên cho mình.

Pham Ngoc Khương
Xem chi tiết
Phan Hoàng Quốc Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Trung
15 tháng 12 2017 lúc 20:40

Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Ông trọng điều nghĩa, giữ chữ tín, là bầy tôi trung thành. Dù được Tào Tháo hậu đãi nhưng ông không từ bỏ Lưu Bị; theo Lưu Bị nhiều năm phải trải qua gian lao khó nhọc nhưng ông vẫn một lòng không thay đổi. 


Năm 219, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương, phong ông làm Tiền tướng quân và lão tướng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân.Quan Vũ thấy mình ở ngang hàng với Hoàng Trung, không bằng lòng, không chịu nhận ấn tín. Phí Vĩ phải lựa lời khuyên ông nên vì nghiệp lớn của Lưu Bị, ông mới tỉnh ngộ và thụ phong. 

Khi trấn giữ Kinh châu, Quan Vũ đã không giữ nổi đất và để mất 3 quận. Tôn Quyền trên danh nghĩa “nhận” 3 quận do Quan Vũ bàn giao nhưng trên thực tế đã chiếm được trong tay; họ Tôn lại thực sự trao cho ông 2 quận đang nắm giữ. Việc trở mặt khinh mạn Tôn Quyền của Quan Vũ là một sai lầm. Sau này Tôn Quyền giết ông, các sử gia đánh giá rằng: Lưu Bị và Quan Vũ có nhiều điều không phải với Tôn Quyền, nhưng việc Tôn Quyền ngầm đầu hàng Tào Tháo từng là kẻ thù chung để đánh lén sau lưng Quan Vũ cũng là quá đáng.

Trần Thọ, tác giả sách Tam Quốc chí có đánh giá về ông cũng được đời sau ghi nhận là công bằng: 

Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy

Ngọc Dương
Xem chi tiết
29. Dương Khánh Ngọc
15 tháng 3 2022 lúc 10:11

Bài "Mây và Sóng" mik tự làm nha:
    Mây và sóng của tác giả Rabindranath Tagore là một trong những bài thơ khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất. Bài thơ chứa đựng tình cảm mẹ con ấm áp và còn cho chúng ta thấy đc tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ. Em cảm thấy nhân vật người con chính là mình vậy. Lúc nào cũng quấn quýt bên mẹ, cũng muốn vui chơi cùng mẹ và luôn luôn muốn được ở trong vòng tay dịu dàng, ấm áp của mẹ. Nhận được bao lời mời gọi đi chơi hấp dẫn và kỳ thú từ những đám mây và con sóng. Người con đã từ chối mà ko chút tiếc nuối vì ở nhà mẹ đang chờ con trở về. Để cho tình mẫu tử đó lớn hơn, người con đã nghĩ ra những trò chơi đơn giản nhưng đó là sợi dây gắn kết hai mẹ con gần với nhau hơn. Chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới đem đến được những cảm xúc tuyệt diệu ấy. Tình cảm ấy khiến em nghĩ đến mẹ mình, người vẫn luôn yêu thương, chăm sóc em chu đáo. Lời thơ giản dị và những lời nói ngộ nghĩnhcủa đứa trẻ trong bài thơ đã cho em thấy mình cần yêu thương mẹ nhiều hơn nữa vì em vẫn may mắn được sống trong vòng tay của mẹ.

Lelemalin
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 9 2021 lúc 15:57

Em tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Chính hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Ôi! Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Chị là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam. 

Trợ từ+ Thán từ: In đậm nghiêng

nthv_.
24 tháng 9 2021 lúc 15:56

Tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng, chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cả gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Qua đó, ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

 

datcoder
Xem chi tiết
Thanh An
16 tháng 9 2023 lúc 19:07

Tham khảo!

Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.

Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 19:12

Tham khảo
 Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.

 

PhamKhanhNam
Xem chi tiết
Laville Venom
8 tháng 5 2021 lúc 19:20

tk 

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ

Mun Tân Yên
8 tháng 5 2021 lúc 19:27

TK#

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã khắc họa hình ảnh Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ dán kính của dân tộc Việt Nam.

Trong trí tưởng tượng, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu. Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.

Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim - dấu tích thời gian chống giặc - lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.

“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”

Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiệm lại, cương quyết. Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi. Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông. Còn mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Giọng nói của Người từ tốn, rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.

Trong một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ, Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân. Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi. Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng. Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.

Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam. Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.

Letters
8 tháng 5 2021 lúc 19:43
Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác
Dangcodon Karla
Xem chi tiết
Yuuka (Yuu - Chan)
13 tháng 5 2021 lúc 21:23

Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái. Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời" với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.

hô hô jotaro
14 tháng 5 2021 lúc 6:57

tk 

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển