Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Lĩnh vực

Thành tựu

Tôn giáo

- Phật giáo: vương quốc Pagan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái, Cambodia

- Hồi giáo: thế kỉ XIII được du nhập vào Đông Nam Á

Chữ viết

Xuất hiện sớm, nhiều nước có chữ viết riêng. 

Văn, sử học

Đám cưới Arjuna Wijaya (Java), Đại Việt sử ký (Đại Việt), sử thi Nagarakretagama (Majapahit)…

Nghệ thuật

- Kiến trúc: kinh đô chùa Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long

- Điêu khắc: điêu khắc đá của Campuchia, vẽ bích họa ở chùa Pa-gan

* Nhận xét:

- Tại Đông Nam Á, các tôn giáo  ngoại lai: Phật giáo, Hồi giáo phát triển mạnh mẽ.

- Sự xuất hiện sớm của chữ viết đã tạo cơ sở cho sự phát triển văn học, sử học...

- Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này phát triển rực rỡ với nhiều công trình lớn và được bảo tồn đến tận ngày nay.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
12 tháng 10 2023 lúc 22:02

- Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần:

+ Sử dụng chữ viết từ sớm; các loại văn tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn.

+ Cư dân Phủ Nam có tư duy thẩm mĩ phát triển ở trình độ khá cao, thể hiện qua kĩ thuật chế tác đồ trang sức, kĩ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc.

+ Về tin ngưỡng và tôn giáo: có tín ngưỡng sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn; tiếp thu Hin-đu giáo và Phật giáo từ Ấn Độ…

Bình luận (0)
Hoàng Đức Anh
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
21 tháng 4 2022 lúc 23:49

Tham khảo:

Một số thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam:

– Tín ngưỡng: thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

– Tôn giáo: tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt, từ Vương quốc Phù Nam, các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.

– Kiến trúc: nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ ở Phủ Nam phát triển từ đầu Công nguyên, tạo nên một phong cách riêng – phong cách Phù Nam: tượng thần Vis-nu, tượng Phật bằng đá thuộc văn hóa Óc Eo (TK VI – VII)

– Phương tiện đi lại: ghe, thuyền, thuận tiện trên kênh rạch, dùng ngựa, trâu, bò,… để kéo xe.

– Chỗ ở: nguời Phù Nam dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước và lợp mái lá để chung sống hài hoà trong với môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm ở đây

 

 

Bình luận (0)
Vũ Quang Huy
21 tháng 4 2022 lúc 23:50

Tham khảo:

Một số thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam:

– Tín ngưỡng: thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

– Tôn giáo: tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt, từ Vương quốc Phù Nam, các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.

– Kiến trúc: nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ ở Phủ Nam phát triển từ đầu Công nguyên, tạo nên một phong cách riêng – phong cách Phù Nam: tượng thần Vis-nu, tượng Phật bằng đá thuộc văn hóa Óc Eo (TK VI – VII)

– Phương tiện đi lại: ghe, thuyền, thuận tiện trên kênh rạch, dùng ngựa, trâu, bò,… để kéo xe.

– Chỗ ở: nguời Phù Nam dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước và lợp mái lá để chung sống hài hoà trong với môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm ở đây

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
11 tháng 10 2023 lúc 18:39

Yêu cầu số 1: Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại

- Các thành tựu tiêu biểu:

+ Chữ viết: người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình, chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút.

+ Toán học: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16.

+ Về kiến trúc và điêu khắc: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...

+ Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như: Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học

- Giới thiệu về Tượng nhân sư canh giữ Kim tự tháp Kê-ốp:

+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho Kim tự tháp kê-ốp, trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nin của Ai Cập. 

+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m. 

+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư (có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử) tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.

=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.

Yêu cầu số 2: Ý nghĩa những thành tựu văn minh:

- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.

- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
12 tháng 10 2023 lúc 21:58

Thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước:

- Tổ chức xã hội: Cư dân chủ yếu sinh sống trong làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.

- Tổ chức nhà nước theo thể chế quản chủ chuyên chế:

+ vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao và tuyệt đối

+ Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương, phân cấp thành ba hạng: tôn quan, thuộc quan và ngoại quan. Trong đó: Tôn quan là chức quan cao cấp nhất trong triều đình. Thuộc quan là những chức quan dưới quyền tôn quan. Ngoại quan là những quan trấn trị tại địa phương.

+ Cả nước chia thành nhiều châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là làng.

Bình luận (0)
Nguyen Gia Bao Truong
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 18:14

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Bình luận (0)
Toru
14 tháng 8 2023 lúc 18:15

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
GV Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 12 2022 lúc 17:22

Với nhóm nước thu nhập thấp: KV1 có tỉ lệ cao, KV2 và KV3 tỉ lệ thấp hơn.

=> Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông - lâm - thuỷ sản, chưa có sự chuyển mình mạnh mẽ công nghiệp hoá - hiện đại hoá => Trình độ phát triển thấp.

Với nhóm nước có thu nhập cao thì KV1 chiếm tỉ lệ rất nhỏ, KV2 chiếm một phần tương đối trong nền kinh tế quốc gia, KV3 nắm vai trò chủ đạo và quyết định 

=> Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào dịch vụ, và đã đi theo con đường phát triển kinh tế Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Dân cư châu Á phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau:

- Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.

- Các khu vực thưa dân: Bắc Á, một phần của Tây Á (A-rập-xê-út) và Trung Á.

Bình luận (0)