Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 9 2023 lúc 21:06

Tham khảo

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, mặc dù bị tác động bởi các cuộc xung đột, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương.

+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.

- Ở Đàng Trong:

+ Chính quyền các chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.

+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.

♦ Tình hình thủ công nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:

- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...

- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...

♦ Tình hình thương nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:

- Nội thương:

+ Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.

+ Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành.

- Ngoại thương:

+ Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á và thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...

+ Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

- Đô thị:

+ Trong thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại. Ví dụ như: Kẻ Chợ, Phố Hiến,… (ở Đàng Ngoài); Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,… (ở Đàng Trong).

+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

Bùi Anh Thư
Xem chi tiết
datfsss
1 tháng 4 2021 lúc 21:07

Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.

⟹ Năng suất cây trồng tăng hơn trước.

- Thủ công nghiệp, thương mại:

+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.

+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…

+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

* Về văn hóa, xã hội:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Bùi Anh Thư
1 tháng 4 2021 lúc 21:06

Giúp mik nek

Linh Le
1 tháng 4 2021 lúc 21:08

- Về hành chính: tiến hành phần lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.

- Về kinh tế: bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiếm.

- Về văn hóa: bắt nhân dân học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa dân tộc ta, đây chính là chính sách thâm độc nhất

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 0:29

Tham khảo

- Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: Vùng biển đảo nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển,....

+ Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, có nhiều cảng nước sâu, lại nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương là điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận tải và giao thông đường biển hoạt động quanh năm.

+ Du lịch biển: Các bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở ven biển, trên các đảo,... kết hợp với khí hậu thuận lợi, nước biển ấm là điều kiện để Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch biển đặc sắc, độc đáo; góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú đã tạo nguồn lợi lớn cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt, cát,... Từ đó, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

+ Phát triển nghề muối: Nước biển có độ muối cao, biển nhiệt đới ấm quanh năm và nhiều ánh sáng thích hợp để phát triển nghề làm muối ở một số vùng dọc bờ biển Việt Nam, đặc biệt là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khó khăn đối với phát triển kinh tế

+ Vùng biển đảo Việt Nam có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới có sức tàn phá lớn gây nhiều thiệt hại cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông và du lịch biển.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt nguồn tài nguyên biển cũng gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ tập trung ở 3 khu vực chính:

+ Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa: Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Niu Y-oóc, Phi-la-đen-phi-a.

+ Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Át-lan-ta.

+ Tây Nam Hoa Kỳ: Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét.

- Những ngành công nghiệp quan trọng của các trung tâm này:

+ Môn-trê-an: luyện kim màu, cơ khí, điện tử, dệt may.

+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may.

+ Niu Y-oóc: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, luyện kim đen.

+ Phi-la-đen-phi-a: hóa chất, chế biến nông sản, dệt may, điện tử.

+ Hiu-xtơn: luyện kim đen, đóng tàu, chế tạo máy bay, điện tử, hóa chất.

+ Niu Oóc-lin: đóng tàu, chế tạo máy bay, luyện kim màu, hóa chất,

+ Át-lan-ta: dệt may, chế tạo máy bay, luyện kim màu, chế biến nông sản.

+ Xan Phran-xi-xcô: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, cơ khí.

+ Lốt An-giơ-lét: đóng tàu, chế tạo máy bay, chế biến nông sản, dệt may.

 

Trương Tùng Lâm
Xem chi tiết
Ngọc Mai_NBK
13 tháng 4 2021 lúc 10:05

Trả lòi:

– Kinh tế : Nghề rèn sắt phát triển. Nhân dân biết sử dụng sức kéo trâu bò, làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ. Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển. Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
– Văn hoá :
+ Bọn đô hộ ra sức truyền bá chữ Hán và du nhập đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
+ Trước chính sách đồng hoá của kẻ thù. nhân dân ta vẫn kiên trì trong cuộc đấu tranh giữ gìn tiếng nói, chữ viết và các phong tục tập quán của dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa
Trương Tùng Lâm
13 tháng 4 2021 lúc 21:50

thank bn

Khách vãng lai đã xóa
đinh viết an
Xem chi tiết
Smile
7 tháng 4 2021 lúc 20:56

Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc:

 Về kinh tế:

- Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

- Thủ công nghiệp: Các nghề cổ truyền (nghề gốm, dệt vải,…) vẫn được duy trì, phát triển. Nghề rèn sắt phát triển.

- Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.

 Về văn hóa:

- Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.

- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

 

 

 

Cherry
7 tháng 4 2021 lúc 20:56

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

- Thủ công nghiệp: Các nghề cổ truyền (nghề gốm, dệt vải,…) vẫn được duy trì, phát triển. Nghề rèn sắt phát triển.

- Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.

* Về văn hóa:

- Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.

- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

* Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.

Tham khảo!

ひまわり(In my personal...
7 tháng 4 2021 lúc 20:57

Các biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời thuộc Bắc:

 - Về kinh tế:

    + Nghề rèn sắt vẫn phát triển.

    + Trong nông nghiệp, nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm.

    + Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển.

    + Nghề gốm, dệt vải vẫn giao lưu buôn bán.

 - Về văn hóa:

    + Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão được truyền vào nước ta.

    + Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo lối riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

 - Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:10

Tham khảo!!!

♦ Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như: giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.....

- Về giao thông hàng hải:

+ Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải.

+ Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,...

Về công nghiệp khai khoáng:

Dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn với các bể trầm tích, như: Cửu Long, Nam Côn Sơn,... và có điều kiện khai thác khá thuận lợi.

+ Vùng biển Việt Nam còn chứa dựng tiềm năng lớn về quặng sa khoáng như: titan, thiếc, vàng, sắt, thạch cao, cát đen,... là những nguồn tài nguyên quý giá.

Về khai thác tài nguyên sinh vật biển, Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn.

Về du lịch:

+ Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

+ Các bán đảo và đảo lớn nhỏ liên kết với nhau tạo thành quần thể du lịch như: vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phù hợp để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch.

Moon
Xem chi tiết
Nguyễn Phương
13 tháng 4 2021 lúc 15:58

Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc:

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

- Thủ công nghiệp: Các nghề cổ truyền (nghề gốm, dệt vải,…) vẫn được duy trì, phát triển. Nghề rèn sắt phát triển.

- Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.

* Về văn hóa:

- Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.

- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

* Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.



 

Anti Spam - Thù Copy - G...
13 tháng 4 2021 lúc 16:05

Kinh tế:

- Đặt ra nhiều thứ thuế, đánh nặng thuế sắt và thuế muối,...

- Cống nạp các sản vật quí hiếm như ngọc trai, đồi mồi,...

- Quan lại đô hộ ra sức bốc lột dân chúng để làm giàu.

- Đưa các tội nhân và người nghèo làm việc chung với người Việt trong các đồn điền.

Văn hóa:

- Mở một số trường học nhằm đồng hóa nhân dân về mọi mặt.

- Tuyên truyền phong tục, tập quán của người Hán.

- Tuyên truyền Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo làm công cụ để thực hiện âm mưu đồng hóa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:19

+ Về kinh tế: là trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước nơi tập trung nhiều khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng, trung tâm tài chính lớn.

+ Về văn hóa- giáo dục: tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu,..
+ Về lịch sử: Tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng, các khu vui trơi , giải trí lớn,..