Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 20:52

- Sự vật: cây hòe, hoa thạch lựu, hoa sen – những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của mùa hè

- Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – đều là những gam màu sáng, nổi bật, tạo sự rực rỡ, tràn đầy sức sống

- Sức sống

+ “đùn đùn”: sự vật không tĩnh mà chuyển động, mạch sống bên trong đang cuồn cuộn trào dâng 

+ “phun”: sức sống bên trong tràn ra một cách mạnh mẽ, những tia đỏ rực của hoa lựu như bao chùm khắp không gian. 

+ “tiễn”: hương thơm được đưa ra ngoài, tỏa thơm ngát, bao chùm vạn vật 

⇒ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khung cảnh hoàng hôn, thời khắc một ngày dần tàn lụi. Thế nhưng, đối lập với khoảnh khắc cuối ngày ấy, vạn vật lại trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết. Thiên nhiên sự vật đang ở trạng thái viên mãn nhất, thăng hoa nhất, tràn đầy nhựa sống nhất.

Bình luận (0)
Lê Quynh Nga
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 22:27

Tham khảo:

I. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.

- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;

+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ

+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện

- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

2. Hai câu thực

- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:

 

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

- Sự chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

⇒  Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”

3. Hai câu luận

- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:

+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu

+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

 

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

4. Hai câu kết

- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:

+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu

+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá

⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

5. Nghệ thuật

- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh

- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công

- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha

 



 

Bình luận (0)
Huong San
25 tháng 9 2021 lúc 21:52

Tham khảo:

I. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.

- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;

+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ

+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện

- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

2. Hai câu thực

- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:

 

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

- Sự chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

 Video Player is loading.PauseXEM THÊMUnmuteRemaining Time 7:52   

⇒  Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”

3. Hai câu luận

- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:

+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu

+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

 

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

4. Hai câu kết

- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:

+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu

+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá

⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

 

5. Nghệ thuật

- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh

- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công

- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha



 

Bình luận (0)
Nguyên Anh Phạm
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 2 2017 lúc 16:15

- Câu thơ Nguyễn Du tiếp thu ý tưởng câu thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân

    + Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la (Cỏ non xanh)

    + Cỏ thơm tới tận chân trời (Phương thảo – cỏ thơm)

- Sự sáng tạo đậm chất trong câu thứ hai:

    + Nguyễn Du nhấn mạnh vào việc điểm xuyết “một vài bông hoa” tạo ra sự chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên

    + Cấu trúc đảo ngữ, nhấn mạnh hoạt động “điểm”

Bình luận (0)
Vũ Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyen Cong Danh
1 tháng 11 2017 lúc 15:44

Câu 2 : 

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà  thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với 

ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

giong nhau : đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình 
khác nhau : 
-trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến : 
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến ) 
+ ta : khách (bạn) 
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. 

-trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan: 

+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan) 
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng

Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự

gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

Câu 1 : 

Sống trong ngọc đá kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè

Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến

Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.

Bác đến chơi đây, ta với ta...

Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài  Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.



 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 13:09

- Nét tương đồng: Đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khao khát lứa đôi.

- Nét khác biệt:

+ Khổ thứ nhất: Bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với hình ảnh cặp chim chuyền ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong đang tuôn tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và khúc giao hòa du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan tỏa dịu dàng, sâu lắng trong không gian

+ Khổ thứ tư: Cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới: “chiều thưa” với “sương xuống dần”. Các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim… đang vội vã, “phân vân” tìm nơi chón của mình khi chiều lạnh dần buông.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:21

- Khổ 1:

+ Thi sĩ Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các cảnh vật như hòa trên, ríu rít, đổ... qua.; từ tượng hình (đổ) và từ tượng thanh (ríu rít) à mối quan hệ thắm thiết, hòa quyện.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt là hình ảnh cây me – một hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội vào thu, tạo cho người đọc cảm giác như đang được đắm chìm trong không gian phố cũ yêu thương của đất Tràng An xưa.

+ Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng trong một buổi chiều thu.

=> Hình ảnh hòa quyện với âm thanh của “tiếng huyền” càng tô đậm nét những cảnh vật xung quanh trong một buổi “chiều mộng”.

- Khổ 4:

+ Tác giả sử dụng từ láy (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.

+ Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn.

+ Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê (cánh cò)

=> Cảnh vật dường như có sự xa cách hơn so với khổ thơ 1. Cảnh thu dường như từ đó cũng buồn hơn, cô đơn hơn khi cảnh vật được đặt trong sự to lớn, mênh mông của bầu trời.

Bình luận (0)
Ythuat
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 12 2018 lúc 5:28

Vận dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh

- Chủ đề của bài văn là gì?

- Cần nêu quan điểm làm sáng tỏ chủ đề, sắp xếp cho hợp lý, mạch lạc

- Luận điểm được chọn làm sáng tỏ, nó nằm ở vị trí nào

- Cần dùng từ và cách chuyển ý như thế nào để chuyển ý cho phù hợp

- Để làm sáng tỏ cần những luận cứ nào

- Cần sử dụng các thao tác lập luận nào, đâu là thao tác chủ đạo

Bình luận (0)
Bình Thanh
Xem chi tiết