So sánh môi trường sinh thái ở nơi có rừng và nơi đồi núi trọc
So sánh môi trường sinh thái vùng đồi trọc và vùng có rừng?
- Ở vùng có rừng thì nhờ có tán cây mà ánh sáng mặt trời không bị chiếu thẳng xuống mặt đất, giữ ẩm cho đất.Nhờ các tầng cây cao mà gió được điều hòa phân tán cho các khu vực lân cận, điều hòa khí hậu các vùng xung quanh ôn hòa mất mẻ, dễ chịu hài hòa vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, có khả năng giảm tiếng ồn.
- Vùng đồi trọc thì bị chiếu rọi trực tiếp của ánh sáng mặt trời làm cho đất mất nước trở nên khô cằn, hệ thống gió qua khu vực đất trống mạnh môi trường nơi đất trống thì oi bức khó chịu vào mùa hè, lạnh lẽo vào mùa đông.
so sánh môi trường sinh thái vùng đồi trọc và vùng có rừng
theo mình rừng là kho báo của chúng ta nếu biết bảo vệ nó
1 sinh thái vùng đồi trọc là nơi không bình yên và hay có lũ hoạc bão kéo đến
2 vùng có rừng là nơi bình yên và yên tĩnh không bao giờ có lũ và bão kéo đến
Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây ra hậu quả xấu cho môi trường sinh thái nước ta, biểu hiện ở
A. ô nhiễm không khí
B. ô nhiễm nước.
C. thiên tai dễ xảy ra
D. cạn kiệt tài nguyên khoáng sản
Đáp án C
Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây ra hậu quả xấu cho môi trường sinh thái nước ta, biểu hiện ở thiên tai dễ xảy ra
Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta?
Hậu quả:
- Gây lũ quét, lũ bùn, lũ ống ở miền núi, lũ lụt ở đồng bằng.
- Gây rửa trôi, xói mòn đất.
- Thu hẹp môi trường sống của động vật.
- Góp phần vào việc làm mất cân bằng sinh thái môi trường.
Quan sát hình 34.9, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở nơi có rừng (hình 34.9a) với đồi trọc (hình 34.9) và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó. Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất? Từ đó cho biết đất có rừng che phủ hay đất trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn.
- Nhận xét lượng chảy của dòng nước mưa: Lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng nước chảy ở đồi trọc.
- Giải thích về sự khác nhau về lượng chảy của dòng nước mưa: Ở nơi có rừng, nhờ có sức cản của tán cây đã cản bớt sức nước chảy nên lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ giảm. Ngược lại, ở đồi trọc, do không có tán cây cản sức nước nên nước mưa rơi thẳng xuống khiến lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ nhanh và mạnh.
- Lượng chảy của dòng nước mưa lớn sẽ rửa trôi đất màu, làm đất bị xói mòn; và cũng do nước chảy nhanh và mạnh nên đất không kịp ngấm nước (khả năng giữ nước của đất giảm).
- Đất có cây sẽ được tầng thảm mục và rễ cây giữ nước, đồi trọc sẽ không có khả năng giữ nước.
→ Đất trên đồi, núi trọc sẽ dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn.
So sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở hai nơi có rừng với đồi trọc và giải thích tại sao có sự khác đó. Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất? Từ đó cho biết có dừng che phủ hay trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn và sạt lở
- Nhận xét lượng chảy của dòng nước mưa: Lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng nước chảy ở đồi trọc.
- Giải thích về sự khác nhau về lượng chảy của dòng nước mưa: Ở nơi có rừng, nhờ có sức cản của tán cây đã cản bớt sức nước chảy nên lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ giảm. Ngược lại, ở đồi trọc, do không có tán cây cản sức nước nên nước mưa rơi thẳng xuống khiến lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ nhanh và mạnh.
- Lượng chảy của dòng nước mưa lớn sẽ rửa trôi đất màu, làm đất bị xói mòn; và cũng do nước chảy nhanh và mạnh nên đất không kịp ngấm nước (khả năng giữ nước của đất giảm).
- Đất có cây sẽ được tầng thảm mục và rễ cây giữ nước, đồi trọc sẽ không có khả năng giữ nước.
→ Đất trên đồi, núi trọc sẽ dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn.
Lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở hai nơi có rừng và đồi trọc sẽ khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình. Rừng thường có bề mặt đất được bao phủ bởi lá cây, vỏ cây và các loại thực vật khác. Các vật liệu này sẽ giúp giữ lại nước mưa và dần dần thấm vào đất, tạo thành dòng nước ngầm. Trong khi đó, trên đồi trọc thì bề mặt đất không được bảo vệ bởi cây cối và thực vật, nước mưa đổ trực tiếp trên đất và sẽ chảy vào các con đường thoát nước, tạo thành các dòng sông lớn hơn.
Lượng chảy của dòng nước mưa ảnh hưởng đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất. Nếu lượng nước mưa nhiều, dòng nước sẽ chảy mạnh và kéo theo các hạt đất trong đó, độ màu mỡ của đất sẽ giảm xuống. Nếu đất không giữ nước tốt, nó sẽ dễ bị xói mòn và sạt lở, đặc biệt là đất trên đồi, núi trọc. Do vậy, việc dừng che phủ trên đồi, núi trọc sẽ giúp giữ nước và giảm thiểu tối đa tình trạng xói mòn, sạt lở.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn vào vùng đồi núi nước ta có đặc điểm như thế nào ?để bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và đồi núi cần có biện pháp gì
Hệ sinh thái rừng ngập mặn và đồi núi tại Việt Nam:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
- Vị trí: Rừng ngập mặn thường nằm ở các vùng ven biển của các tỉnh miền Đông và Nam Bộ như Sóc Trăng, Cà Mau, và Quảng Ninh.Hệ sinh thái đồi núi:
- Vị trí: Đồi núi phân bố rộng rãi ở Việt Nam, bao gồm các vùng núi Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên.Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và đồi núi:
- Quản lý bền vững: Cần thiết lập kế hoạch quản lý bền vững cho các hệ sinh thái này, bao gồm việc hạn chế khai thác một cách hợp lý và bảo tồn các khu vực quan trọng.
- Giáo dục và nhận thức: Tăng cường giáo dục về giá trị và quan trọng của các hệ sinh thái này để tạo sự nhận thức và sự đóng góp của cộng đồng và du khách trong việc bảo vệ chúng.
- Bảo tồn di sản: Bảo tồn di sản tự nhiên, bao gồm việc xây dựng các khu vực bảo tồn và vườn quốc gia để bảo vệ các loài cây, động vật và cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái.
- Giảm thiểu sự can thiệp xây dựng: Kiểm soát việc xây dựng và phát triển đô thị ở khu vực gần hệ sinh thái rừng ngập mặn và đồi núi để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.
- Quản lý tài nguyên nước: Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước một cách bền vững để đảm bảo rừng ngập mặn và đồi núi vẫn có nguồn nước cần thiết.
- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia hàng xóm để bảo vệ các hệ sinh thái biên giới và khu vực ven biển.
Hãy lựa chọn đáp án đúng về khái niệm Môi trường?
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh hoặc hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.
D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào chống được ô nhiễm tiếng ồn?
A. Xây nhà cao tầng.
B. Mở tất cả các cửa sổ, cửa ra vào để âm không bị phản xạ.
C. Trồng rừng ở những nơi đồi núi trọc.
D. Treo biển báo "cấm bóp còi" ở những nơi như trường học, bệnh viện.