Những câu hỏi liên quan
doquynhanh
Xem chi tiết
27.N7.Hà Phương.7a6
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 3 2022 lúc 10:06

Em tham khảo:

Bác Hồ là một trong những biểu tượng về lối sống giản dị mà thanh bạch. Lối sống giản dị được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc. Đối với việc ăn uống hết, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Vào những dịp lễ tết(Trạng ngữ chỉ thời gian), có món gì ngon lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng. Những thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình. Ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người cũng sống vô cùng giản dị (Câu rút gọn). Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Cách sống giản dị của Bác khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và tự hào. Mỗi người dân hãy cố gắng học tấm và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Minh Anh sô - cô - la lư...
7 tháng 3 2022 lúc 10:06

Tham khảo :

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người đã in dấu đậm vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Dù đã mãi mãi đi xa nhưng những tư tưởng đạo đức mà người để lại luôn là bài học bổ ích cho nhân dân trên toàn thế giới. Đặc biệt là lối sống giản dị vô cùng thanh bạch trong con người Bác. Đối với Người, đức tính giản dị thể hiện trong từng cái ăn, cái mặc, trong cách làm việc, cách đối xử với mọi người xung quanh; và cả trong cách nói lẫn cách viết. Bữa cơm của Bác chỉ vài ba món đơn giản cũng giống như bữa cơm của nhân dân. Ăn mặc thì cũng chỉ có bộ quần áo kaki đã sờn phai và đôi dép cao su mộc mạc. Đó là cái ăn, cái mặc hằng ngày còn cách làm việc hay đối xử với mọi người càng giản dị hơn cả. Không giống như những người chức cao quyền trọng khác, căn phòng làm việc của Bác chỉ vài món đồ, đơn sơ mà rộng rãi, thoáng mát. Với người dân Bác là một tấm gương đáng để noi theo, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian cho nhân dân, thỉnh thoảng Bác viết thư thăm hỏi những người dân vùng sâu vùng xa, đến thăm hỏi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và hơn nữa là viết thư cho các em nhỏ trong ngày tết thiếu nhi. Không những trong cuộc sống hằng ngày mà lối sống giản dị đó còn bộc lộ rõ trong cách nói và cách viết. Trong những lời phát biểu hay trong những tác phẩm văn thơ Bác luôn luôn có cách viết giản dị, chân thật vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Chính vì lối sống giản dị đó đã làm Hồ Chủ tịch cần thêm gần gũi với nhân dân, thấu hiểu bao khó nhọc để đưa con thuyền Cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi. Và chính đức tính giản dị ấy mãi là tấm gương cho nhân dân VN và cả trên thế giới; điều đó càng làm ta thêm nể phục và kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

minh nguyet đã xóa
Duy Cời
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
18 tháng 3 2022 lúc 17:13

                                                                    Bài làm

   MB: Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển.

   LĐ 1: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại  nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

   LĐ 2: Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù.

   Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.

   Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa.

   LĐ 3: Phản đề: Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.

   LĐ 4: Liện hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.

 

 

 

   KB: Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước.

Khoa Nguyen
Xem chi tiết
Minh Hồng
21 tháng 2 2022 lúc 19:32

Refer

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Nếu trong cụm từ vẫn sẵn sàng mới thấp thoáng một chút vui thì đằng sau tính từ chông chênh đã là một nụ cười hóm hỉnh, thâm thúy. Chông chênh vốn nghĩa là không vững, không có chỗ dựa chắc chắn. Chiếc bàn đá của Bác quả là chông chênh thật vì nó chỉ là một phiến đá. Đó là thứ bàn làm việc bất đắc đĩ. Nhưng hàm ý của từ chông chênh không nhằm nói tới đặc điểm của cái bàn đá cụ thể mà là ẩn dụ về tình thế muôn vàn khó khăn của cách mạng nước ta và cách mạng thế giới lúc bấy giờ. Năm ấy, phe phát xít đang thắng ở khắp các mặt trận. Vậy mà trong cái thế chông chênh đó, Bác Hồ vẫn bình tĩnh dịch sử Đảng (lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô, viết bằng tiếng Nga) cho cán bộ ta nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm phong phú, quý báu để vận dụng vào thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng của dân tộc.

Việc làm này của Bác có tác dụng đặt nền móng về mặt lí luận cho cách mạng Việt Nam. Đấy là một điều hết sức cần thiết. Đem đối lập tính chất nghiêm túc, quan trọng của công việc với cái vẻ đơn sơ, chông chênh của bàn đá, mới nghe tưởng chừng có chút hài hước, đùa vui nhưng kì thực lại mang ý nghĩa cách mạng thật lớn lao.

Nhớ lại thời gian đó, cả thế giới đang đứng trước nguy cơ chìm đắm trong thảm họa phát xít. Vậy mà Hội nghị Trung ương Đảng ta lần thứ VIII (tháng 5 – 1941) vẫn khẳng định rằng cách mạng trong nước sẽ thắng lợi. Đó chẳng phải là trong chông chênh tình thế mà Bác vẫn khẳng định thắng lợi chắc chắn của sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc hay sao? Đó là tầm nhìn chiến lược, tầm suy nghĩ sáng suốt của một lãnh tụ tài ba.

Lắng nghe giọng điệu câu thơ mới thấy thật rõ. Ở nhịp bốn (Bàn đá chông chênh) âm thanh tuy có phần trúc trắc (ba thanh bằng, một thanh trắc), gợi liên tưởng đến tình thế nguy hiểm; nhưng ở nhịp ba (dịch sử Đảng), trái lại, âm thanh rắn, khỏe, (ba thanh trắc) tỏ rõ ý chí kiên quyết chiến đấu và tin tưởng. Câu thơ toát lên một tư thế chủ động, vững vàng trước mọi nguy nan của Bác, điểm thêm một nụ cười thanh thoát, cao vời.

Người xưa khi bất đắc chí thường lánh về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền cho khuây khỏa tâm hồn, nhưng Bác lại khác. Bác đến với núi rừng không phải với mục đích ở ẩn mà là để mưu tính cho từng bước đi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

Ngô Đình Trí
Xem chi tiết
phạm văn nguyên đức
Xem chi tiết
Chuu
26 tháng 3 2022 lúc 13:58

A

Kaito Kid
26 tháng 3 2022 lúc 13:59

A

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
26 tháng 3 2022 lúc 14:00

A

Hoài Dương
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Khanh Linh Ha
Xem chi tiết

 Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa