Những câu hỏi liên quan
One Zero
Xem chi tiết
︵✰Ah
18 tháng 11 2021 lúc 13:00

Những từ tượng thanh trong các câu trên: soàn soạt, bịch, bốp. 

Những từ tượng hình gồm có: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh ___
Xem chi tiết
Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Dũng
Xem chi tiết
Linh Trần Diệu (linhcute...
16 tháng 10 2023 lúc 15:37

thiên nhiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người cũng như con vật thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích như làm nơi ở cung cấp thức ăn lương thực thực phẩm , ....

Bình luận (0)
maya phạm
Xem chi tiết
Hương Yangg
27 tháng 8 2016 lúc 21:10

Bài 1 : Trong các SGK toán, lí, sinh thường không có nhiều từ tượng hình, tượng thanh. Vì các môn học này rất ít khi miêu tả 1 vật, 1 việc gì đó.

Bình luận (0)
cao nguyễn thu uyên
27 tháng 8 2016 lúc 21:11

bài 1: có nhưng vì sao thì ... bó tay

bài 2: đầu tiên chúng ta định nghĩa lại tượng hình và tương thanh

- tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật 

VD: vật vã, rũ rượi, xộc xệch ,...

- tượng thanh: là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người

VD: sột soạt, tí tách, hu hu,...

viết đoạn văn:

 gồi dưới khung cửa sổ chợt những kỉ niễm náo nức nôn nao của tuổi ấu thơ ùa về trong lòng nhớ những lúc đi chăn trâu thả diều cùng các bạn trên đê nhớ những lúc vui buồn hờn dỗi nhưng nhớ nhất vẫn là kỉ niêm ngày đầu tiên đi học. mẹ dắt tay tôi đến trường trên đuòng đi tôik nhớ nổi con đuòng đó có đẹp như con đg trong tác phâm tôi đi học của thanh tịnh k nữa chỉ biết rằng hai bên đường cây cỏ rung rinh như cùng chào đón chúng em trong năm học mới tôi như cảm thấy hoa cỏ tỏa hương thơm đến lạ kì cái hương thơm lạ mà quen. trời ạ mải thả hồn theo đất trời mà tôi quên mất đã đến trương rồi sân trường đông vui hơn tôi tuỏng tuọng nhiều bạn nào bạn nấy cũng dc bố mẹ dua đi quần áo đẹp đẽ tinh tươm. tôcưiết chặt lấy tay mẹ k buông cảm giác bỡ ngỡ hồi hộp cứ vẩn vơ quanh tôi. roồ cô giáo ra đón chúng tôi vào lớp tôi thì cứ òa lên khóc k dám vào lớp k buông tay mẹ cô giao tiừ từ lau nước mắt cho tôi rônhêj nhàng dắt tay tôi vào các bạn làm quen với nhau xếp chỗ ngồi ..... còn mẹ tôi đứng ngoài cửa lớp mãi mới về và cứ thế buổi đầu tiên trong năm học mới trôi qua phẳng lặng và tôi cũng vậy theo dòng thời gian êm đềm giờ đay tôi đã là cô nữ sinh duyên dáng (hoặc cậu hoc trò chững chạc) 

bn có thể tự tìm từ tượng hình và tượng thanh qua định nghĩa trên ^^

ok nhé !! yeu

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
27 tháng 8 2016 lúc 21:13

 Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây ! 
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối xả ,râm ran 
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Huy
Xem chi tiết
Nhã Uyênn
15 tháng 11 2021 lúc 18:05

Một trong những nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiến trình văn học Việt Nam đó chính là nhân vật Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày, cái nghèo đói khiến lão rau cháo qua ngày cuối cùng bần quá nên đã bán chó; vì quá ăn năn hối hận nên lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì. Nhân vật lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung là một đề tài quen thuộc đã và đang là chủ đề được khai thác nhận được sự quan tâm đặc biệt từ bạn đọc. Nhiều năm qua đi nhưng lão Hạc vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.

 
Bình luận (0)
BoSo WF
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 10 2021 lúc 10:02

Em tham khảo:

Khi ông mặt trời lười thức giấc cũng là lúc trời bắt đầu phả những đợt gió lạnh đầu tiên. Mùa đông, khi gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt khiến cho đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Khác với mùa hè, mùa đông thường khó thấy những tia nắng vàng đọng trên những tán lá. Mỗi khi đi ra đường, những cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hòa vào dòng người kín đáo, những hàng cây ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu(Từ tượng hình) nhẫn nại chịu đựng giá rét, tiếng lá khô bị gió thổi nghe ào ào(Từ tượng thanh). Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... trông có vẻ rất vui vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Mỗi mùa đều có những đặc điểm riêng tạo nên những mảng màu khác nhau cho đất trời. Và mùa đông cũng tô điểm thêm gam màu xám cho người người mong ước gần bên nhau để cùng đi qua những khoảnh khắc giá lạnh.

Bình luận (1)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 1:58

Buổi diễn thuyết thu hút đươc đông đảo người tham gia.

Bình luận (0)
Đạt Nguyễn Quý
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
6 tháng 12 2021 lúc 12:16

TK

 

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật. Qua bài thơ này, tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy được vẻ đẹp của những người lính lái xe”.

Tứ thơ được hình thành từ một hình tượng, một chi tiết độc đáo: những chiếc xe không kính chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Lời thơ của Phạm Tiến Duật hết sức tự nhiên chẳng khác gì lời nói bình thường hàng ngày. Cái gian khổ nguy hiểm của nơi chiến trường khốc liệt “bom giật, bom rung” làm vỡ kính xe được anh kể lại một cách tự nhiên như không. Đó là chuyện quá bình thường đối với người lính lái xe trong thời chiến. Ngay khổ thơ mở đầu nhà thơ đã phác họa trước mắt người đọc tư thế hiên ngang của họ. Điệp từ “nhìn" được nhấn mạnh ba lần trong một câu kết hợp với cách ngắt nhịp 2/2/2: “nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng” đã diễn tả được cái tư thế hiên ngang ấy. Mặc dù bom đạn trên đầu, mặc dù mặt đường sạt lở cây cối ngổn ngang, phải qua bao dốc cao, vực thẳm họ vẫn giữ nguyên tư thế ung dung, hiên ngang, như chẳng có việc gì xảy ra. Không có kính hóa ra lại hay, bởi vì:

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

Phải người trong cuộc mới viết được những câu thơ vừa hay vừa chính xác đến như thế. Tâm hồn các chiến sĩ lái xe thật lãng mạn. Nhờ không có kính mà sao trời, cánh chim “như sa, như ùa" vào buồng lái. “Sao và chim” đã trở thành người bạn đường của họ. Đặc biệt nhất là hình ảnh “nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim” tả rất đúng cảm giác của người lái xe không kính, đồng thời còn nói được sự gắn bó của họ đối với con đường Trường Sơn, con đường đánh Mỹ: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những chiến sĩ lái xe thật trẻ, thật hồn nhiên, pha một chút ngang tàng đáng yêu, đúng là kiểu ngang tàng của lính lái xe:

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!

Cụm từ “không có… ừ thì” được nhắc lại tới hai lần cho thấy dường như đó là chuyện quá bình thường không đáng kể. Cái dáng điệu “phì phèo châm điếu thuốc” và tiếng cười “ha ha” thoải mái, trẻ trung càng làm nổi bật tư thế hiên ngang, tâm hồn lạc quan của họ trong những năm tháng vô cùng ác liệt.

Họ đã coi gian khổ như không có gì:

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. 

“Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời” thì cũng chẳng sao. Tất cả rồi sẽ nhanh chóng qua đi: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi?”... Vẫn cái chất giọng ngang tàng đáng yêu của lính lái xe.

Tình cảm gắn bó giữa các chiến sĩ lái xe cũng được diễn tả rất đúng, rất hợp cái phong cách ngang tàng đáng yêu của họ:

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội,
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Trong chặng hành trình gian khổ, những người lính phải trải qua những phút giây nguy hiểm như nhau nên quá đỗi thấu hiểu. Cái bắt tay chào nhau chứa đựng sự cảm thông, chia sẻ và đầy tin cậy. Sự gắn bó thân thiết ấy còn được nhà thơ diễn tả qua bữa ăn dã chiến của họ: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Hoàn cảnh khó khăn, người lính phải dựng bếp ăn giữa đường. Những bữa ăn đơn giản nhưng chứa chan tình cảm thắm thiết. Họ coi nhau như anh em trong gia đình, cùng san sẻ với nhau bao khó khăn, vất vả. Đời sống chiến đấu càng thiếu thốn, gian khổ càng xích họ lại gần nhau hơn:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Và dù chỉ được nghỉ ngơi trong chốc lát, họ vẫn mong muốn không mệt mỏi. Điệp ngữ “lại đi” dường như đã trở thành một nhịp điệu. Họ vẫn tiến về phía trước với một niềm tin “trời xanh thêm” - hy vọng về tương lai độc lập, hạnh phúc.

Bài thơ kết thúc bằng sự nhận thức rất sâu sắc của người lính lái xe:

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Có thể còn nhiều gian khổ, còn nhiều mất mát, còn nhiều hy sinh... Nhưng không thể ngăn cản được bước tiến của người lái xe nói riêng của dân tộc ta nói chung. “Trái tim” - một hình ảnh hoán dụ mang tính biểu tượng cao. Trái tim ở đây là trái tim yêu thương đối với đồng bào miền Nam, trái tim đã nguyện chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có một chất giọng riêng đáng quý. Chất giọng tự nhiên pha chút ngang tàng rất phù hợp với các chiến sĩ lái xe thời chiến. Qua đó giúp người đọc hiểu được đời sống chiến đấu hết sức gian khổ thiếu thốn của họ, hiểu được tư thế hiên ngang, tâm hồn trẻ trung lãng mạn và ý chí cao đẹp của họ. Với bài thơ này, Phạm Tiến Duật đã góp phần khắc họa thật chân thực hình ảnh người những chiến sĩ lái xe trong những năm chống Mỹ thật khốc liệt.

Bình luận (0)