NTH LEGENDS
1.Đánh giá chung tình hình nước ta sau khi triều đình huế kí hiệp ước pa -tơ-nốt? 2.Lập bảng niên biểu các sự kiện chính của phong trào Cần Vương? 3.Trình bày nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Yên Thế? 4.Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam thế kĩ XIX không thực hiện được? 5.Dưới thời thuộc Pháp giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân có những thay đổi như thế nào? 6.Vì sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất năm 1874? 7.Cho biết phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
NTH LEGENDS
Xem chi tiết
jihun
Xem chi tiết
Trần An
Xem chi tiết
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
31 tháng 3 2021 lúc 22:07

1. Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

2. 

- Khởi nghĩa Hương Khê

*NGUYÊN NHÂN :

- KHI PHÁP MỞ RỘNG PHẠM VI CHIẾM ĐỐNG BẮC KÌ THÌ YÊN THẾ TRỞ THÀNH MỤC TIÊU CỦA CHÚNG. NHÂN DÂN BẮC KÌ VÙNG DẬY ĐÁU TRANH.

*DIỄN BIẾN:

CHIA LÀM 3 GIAI ĐOẠN:

+ GIAI ĐOẠN 1:(1884-1892):NGHĨA QUÂN HOẠT ĐỘNG LẺ TẺ RỜI RẠC CHƯA CÓ SỰ THỐNG NHẤT

+GIAI ĐOẠN 2: (1893-1908):NGHĨA QUÂN VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA XÂY DỰNG CƠ SỞ

+GIAI ĐOẠN 3:(1909-1913): PAHSP TẤN CÔNG YÊN THẾ THỦ LĨNH ĐỀ THÁM BỊ SÁ HẠT PHONG TRÀO TAN RÃ.

*KẾT QUẢ:

10/2/1913 THỦ LĨNH ĐỀ THÁM BỊ SÁT HẠI

*Ý NGHĨA:

-THỂ HIỆN SỨC HÚT VÀ LÔI QUẤN CỦA PHONG TRÀO.

-THẾ HIỆN KHÍ PHÁCH CỦA NHÂN DÂN TA

-LÀM CHẬM QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC NƯỚC TA CỦA PHÁP.

- Khởi nghĩa Yên Thế

Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả : Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

Ý nghĩa: -Là phong đấu tranh lớn nhất của nông dân cuối thế kỷ XIX.

- Thể hiện ý chí, sức mạnh của nông dân.
- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nông dân cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

Bình luận (0)
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
31 tháng 3 2021 lúc 22:09

3. Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

4. 

- Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt:

+ Thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Linh
Xem chi tiết
Chuột Nguyễn
27 tháng 2 2021 lúc 15:39

ké câu 2

Bình luận (0)
Ctuu
Xem chi tiết
Phạm Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Hà Nguyễn Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
21 tháng 1 2018 lúc 9:56

4. Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
 

Bình luận (0)
Hằng Trương thị thu
Xem chi tiết
♥ღ๖ۣۜ  Kirashi Ruby ๖ۣۜღ...
23 tháng 3 2022 lúc 22:33

1. Khả năng chiến đấu của người dân Việt Nam sẽ bộc phát khi có sự xâm phạm tới cuộc sống của mỗi người, sẽ tự vùng dậy, tự có nhiều cách chiến đấu khác nhau để có thể bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống của chính mình.

2.

- Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:

Tính chất địa phương: Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán.Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống PhápQuan hệ với nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân. Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng.Mâu thuẫn với tôn giáo: Việc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.Mâu thuẫn sắc tộc: Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.Vũ khí: Với vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp.Lực lượng chênh lệch: Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với đội quân hùng mạnh của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi. Vì vậy mới khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.

3. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

     + Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.

     + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.

     + Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.

4. 

- Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.

+ Ngày 17 - 2 - 1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.

+ Tháng 7 - 1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa.

5. Pháp tấn công Gia Định nhằm:

- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được gia định quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn.

- Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng:

+ Xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.

+ Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Cam-pu-chia một cách dễ dàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Kông của Pháp.

- Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

Bình luận (3)
yoonaa
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
2 tháng 4 2022 lúc 11:59

Câu 1. Điền thời gian phù hợp với sự kiện của phong trào Cần vương (1885-1896): 1. Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy 3. Khởi nghĩa Hương Khê 4. Khởi nghĩa Ba Đình Câu 1. Em hãy trình bày những nội dung chính của bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Cho biết vì sao nhà Nguyễn lại kí bản Hiệp ước này với Pháp?

Câu 3. Trình bảy diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

 

 
Bình luận (0)
kodo sinichi
2 tháng 4 2022 lúc 18:02

refer

 

Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy 3. Khởi nghĩa Hương Khê 4. Khởi nghĩa Ba Đình Câu 1. Em hãy trình bày những nội dung chính của bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Cho biết vì sao nhà Nguyễn lại kí bản Hiệp ước này với Pháp?

Câu 3. Trình bảy diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

 

 

Bình luận (0)