Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
le hong thuy
Xem chi tiết
 Ngọc
13 tháng 4 2019 lúc 13:11

Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó có tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát, bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn, không quan tâm tới vận mệnh của người dân.

Tác phẩm đã đem lại sự tò mò của người đọc ở ngay tiêu đề. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông  muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình. 

Xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX… giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. 

Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuộc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”. 

Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài! 

Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo những tên quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.

“Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà. 

Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mang của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay.

Có thể nói tác phẩm Sống chết mặc bay là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.

Linh Linh
13 tháng 4 2019 lúc 14:05

-Dưới ngòi bút đầy sắc sảo của tác giả, tên quan phụ mẫu hiện ra là một tên quan "lòng lang dạ thú", vô cùng tàn nhẫn, không một chút tính người. Chúng coi dân như cỏ rác. Là quan lớn, đáng lẽ hắn phải lo cho dân chúng, chỉ đạo việc đê điều, giúp dân vượt qua thiên tai thì hắn lại ung dung hưởng lạc thú. Hắn sống sung sướng trên nỗi đau của người dân. Cuộc sống của nhân dân bị đè nặng bởi thiên tai là bởi lũ quan lại thối nát, bẩn thỉu. Họ luôn luôn phải sống trong cảnh đau khổ triền miên.

-Đoạn kết là cảnh trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp nơi mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không còn chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước". Đúng là một cảnh hãi hùng, đau xót giữa đêm khuya.

-Ngòi bút miêu tả đặc sắc của tác giả đã khắc họa nên một bức tranh sống động cảnh lầm than, tang tóc của người dân trong cơn đại hồng thủy lúc nửa đêm. Qua đó, tác giả cũng đã vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác của bọn quan lại, lũ sâu dân mọt nước sống hưởng lạc trên sự đau khổ của nhân dân.

Linh Linh
13 tháng 4 2019 lúc 14:05

Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả: Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút truyện ngắn hiện đại tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Việt Nam.

- Giới thiệu về tác phẩm, giới thiệu về nhân vật quan phụ mẫu

- Dẫn lời nhận xét về quan phụ mẫu

Thân bài:
- Tình huống xuất hiện: Khi mưa ngày càng lớn, nước dâng ngày càng cao, nguy cơ đê vỡ. Nhân dân đang vất vả hộ đê. Trong tình cảnh nguy cấp đó, nhân dân cần có quan đôn đốc giữ đê, cùng nhân dân hộ đê để thấy trách nhiệm của quan nhưng trong tình huống ấy, quan say sưa chơi bài.



* Khi đê sắp vỡ:
- Nhân dân đang đối mặt với nguy cơ đê vỡ, mất hết tài sản - quan đang vững chãi trong đình, hưởng thụ cảnh sang trọng, giàu có, phú quý, sa hoa, hưởng thụ cuộc sống thần tiên.
- Trong khi nhân dân đang nhốn nháo, thảm hại đối mặt với nguy cơ đê vỡ , mất hết tài sản - quan đang vững chãi trong đình , hưởng thụ cảnh sang trọng , giàu có , phú quý , xa hoa , hưởng thụ cuộc sống thân tiên .

- Trong khi nhân dân đang nhốn nháo , thảm hại đối địch sức người với sức trời - quan uy nghi , oai vệ , nghiêm trang như thần như thánh , mọi người sợ hãi , phục dịch .

- Ko khí trên đê náo loạn , căng thẳng - ko khí nơi quan ngự ung dung , vui vẻ lạ thường .

Nghệ thuật tương phản  Dù nhân dân đang trong cảnh thiên tai , quan vẫn hưởng thụ cuộc sống xa hoa vương giả .

* Quan coi thường việc đê lở , người chết - ung dung ngời đánh bài

Quan ung dung , say sưa chơi ván bài dở - mặc kệ đê lở , ruộng ngập , nhân dân sắp trong cảnh nghìn sâu muôn thảm

Nghệ thuật tương phản tăng cấp . Lối văn biến ngẫu

 Kẻ vô trách nhiệm , vô lương tâm , ko quan tâm thương xót cho đồng bào , nhân dân trong con nguy khốn

* Quan ù

- Tiếng kêu vang trời lở đất - Mọi người hốt hoảng , riêng quan ung dung , điềm nhiên hưởng lạc

 Mức độ đam mê bài bạc và sự vô trách nhiệm đang tới đỉnh điểm

- Người nhà quê thông báo đê sắp vỡ ( tìm đến quan cầu cứu ) - quan đỏ mặt tía tai quát mắng : .... cổ , bỏ tù ....

 Mức độ vô trách nhiệm tăng cao . Tức giận vì quan ko hộ đc đê , khiến đê vỡ , lại làm gián đoạn ván bài của quan

- Đê vỡ , dân lâm vào tình cảnh thảm sầu - quan ù to sung sướng hả hê

 Thỏa mãn , sung sướng niềm vui thắng bài . Niềm vui đc đánh đổi bằng nhân mạng và của cải của nhân dân

 Kẻ đọc ác , phi nhân tính , kẻ lòng lang dạ thú

- Nghệ thuật tương phản tăng cấp

 Phê phán thái độ vô trách nhiệm , vô lương tâm của viên quan phụ mẫu . Từ đó tác giả lên án , phê phán sự thối nát của chế độ thực dân phong kiến

Kết bài :

- Khẳng định lại sự đúng đắn, sắc sảo của nhận xét

- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật quan phụ mẫu

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 12 2019 lúc 11:54

e, Đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, giới tính, nghề nghiệp… tác động tới nhân vật giao tiếp. Ban đầu họ đùa để thăm dò, sau đó khi quen, họ mạnh dạn hơn.

nguyển quỳnh anh
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
20 tháng 9 2019 lúc 21:39

Người hiện đại về phương diện giải phẫu được cho là đến Nam Á từ 73.000 – 55.000 năm trở lại đây, song các hài cốt được xác nhận của giống người này chỉ có niên đại sớm nhất là từ 30.000 năm trước.Tại nhiều nơi trên tiểu lục địa Ấn Độ, người ta phát hiện được các di chỉ nghệ thuật trên đá gần cùng thời với thời đại đồ đá giữa, bao gồm các chỗ ở hang đá Bhimbetka tại Madhya Pradesh. Khoảng năm 7000 TCN, các khu định cư thời đại đồ đá mới đầu tiên được biết đến đã xuất hiện trên tiểu lục địa, tại Mehrgarh và các di chỉ khác ở đông bộ Pakistan. Chúng dần phát triển thành văn minh thung lũng sông Ấn, là nền văn hóa đô thị đầu tiên tại Nam Á; và phát triển hưng thịnh trong khoảng thời gian 2500–1900 TCN tại Pakistan và tây bộ Ấn Độ. Nền văn minh này tập trung quanh các thành thị như Mohenjo-daro, Harappa, Dholavira, và Kalibangan, và dựa trên các hình thức sinh kế đa dạng, nền văn minh này có hoạt động sản xuất thủ công nghiệp mạnh cùng với mậu dịch trên phạm vi rộng.

Trong giai đoạn 2000–500 TCN, xét theo khía cạnh văn hóa, nhiều khu vực tại tiểu lục địa chuyển đổi từ thời đại đồ đồng đá sang thời đại đồ sắt. Vệ-đà là những thánh kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo, chúng được soạn trong giai đoạn này, và các nhà sử học phân tích chúng để thừa nhận về một nền văn hóa Vệ-đà ở vùng Punjab và phần thượng của đồng bằng sông Hằng. Hầu hết các sử gia cũng nhận định trong giai đoạn này có một vài làn sóng người Ấn-Arya nhập cư đến tiểu lục địa từ phía tây-bắc.Chế độ đẳng cấp xuất hiện trong giai đoạn này, tạo nên một hệ thống thứ bậc gồm các tăng lữ, quân nhân, nông dân tự do, tuy nhiên loại trừ người dân bản địa bằng cách gán cho công việc của họ là thứ ô uế.Trên cao nguyên Deccan, bằng chứng khảo cổ từ thời kỳ này khẳng định sự tồn tại của tổ chức chính trị ở một giai đoạn tù bang. Tại nam bộ Ấn Độ, một lượng lớn các bia kỷ niệm cự thạch có niên đại từ thời kỳ này cho thấy có một sự tiến triển lên cuộc sống định cư, ngoài ra còn có các dấu vết về nông nghiệp, bể tưới tiêu, và thủ công truyền thống nằm không xa đó.

Bức họa tại Các hang Ajanta, Aurangabad, bang tây bộ Maharashtra

Vào cuối giai đoạn Vệ-đà, khoảng thế kỷ V TCN, các tù bang nhỏ ở đồng bằng sông Hằng và tây-bắc thống nhất thành 16 quả đầu quốc và quân chủ quốc lớn, chúng được gọi là các mahajanapada. Đô thị hóa nổi lên và các tính chất chính thống trong thời kỳ này cũng hình thành nên các phong trào tôn giáo không chính thống, hai trong số đó trở thành các tôn giáo độc lập. Phật giáo dựa trên lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, thu hút các môn đồ từ tất cả các tầng lớp xã hội trừ tầng lớp trung lưu; ghi chép biên niên sử về cuộc đời của Phật là trung tâm trong việc khởi đầu lịch sử thành văn tại Ấn Độ. Đạo Jaina nổi lên trong thời kỳ của người mô phạm của nó là Mahavira.Tại một thời kỳ mà đô thị thêm phần thịnh vương, cả hai tôn giáo đều duy trì sự từ bỏ như một tư tưởng, và cả hai đều hình thành các truyền thống tu viện lâu dài. Về mặt chính trị, vào thế kỷ III TCN, Vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà) sáp nhập hoặc chinh phục các quốc gia khác để rồi nổi lên thành Đế quốc Maurya (Khổng Tước). Đế quốc Maurya từng kiểm soát hầu hết tiểu lục địa ngoại trừ vùng viễn nam, song các khu vực lõi của nó nay bị phân ly bởi các khu vực tự trị lớn. Các quốc vương của Maurya được biết đến nhiều với việc xây dựng đế quốc và quản lý sinh hoạt công cộng một cách quả quyết, như Ashoka từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và ủng hộ rộng rãi "Phật pháp".

Văn học Sangam viết bằng tiếng Tamil tiết lộ rằng vào giai đoạn từ 200 TCN đến 200 CN, nam bộ bán đảo nằm dưới quyền quản lý của các triều đại Chera, Chola, và Pandya, các triều đại này có quan hệ mậu dịch rộng rãi với Đế quốc La Mã cũng như với khu vực Tây và Đông Nam Á. Ở bắc bộ Ấn Độ, Ấn Độ giáo khẳng định quyền kiểm soát phụ quyền trong gia đình, khiến phụ nữ tăng thêm tính lệ thuộc. Đến thế kỷ IV và V, Đế quốc Gupta được hình thành tại đồng bằng sông Hằng với một phức hệ về hành pháp và phú thuế, trở thành hình mẫu cho các vương quốc sau này tại Ấn Độ.Dưới chế độ Gupta, Ấn Độ giáo hồi phục dựa trên cơ sở lòng sùng đạo thay vì quản lý lễ nghi và bắt đầu khẳng định được mình. Sự phục hồi của Ấn Độ giáo thể hiện qua việc nở rộ các công trình điêu khắc và kiến trúc, những thứ trở nên quen thuộc trong một giới tinh hoa đô thị. Văn học tiếng Phạn cổ điển cũng nở rộ, và khoa học, thiên văn học, y học, toán học Ấn Độ có các tiến bộ đáng kể.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
20 tháng 12 2023 lúc 10:32

“…Quân Huy cũng biết tai họa sắp xảy ra, liền nói toạc ra ở trong triều…” 

“Gặp lúc trời sắp tối, người nhà Quận Huy có kẻ khuyên hắn nên bế tân chúa đi trốn,… Nhưng Quận Huy đều gạt đi”

“Nếu việc gấp quá không thể trị nổi bọn chúng, thì ta đây vâng mệnh của đấng tiên vương, sống thác cũng cam, cần gì mà phải hốt hoảng!”

“Đêm ấy, Quận Huy ngủ ở trong phủ, cũng chỉ đem theo vài người hầu như mọi ngày, không hề phòng bị gì hết.”

→ Sự bất lực thảm hại của phe quận Huy đã quá rõ. Không đề phòng, thiếu mưu lược, chủ quan khinh địch, cho rằng “thói đời hay phao nhảm”, chính điều đó đã mang tới cái kết bi kịch

Tiểu Anh Đào cute ^v^
Xem chi tiết
IloveEnglish
24 tháng 4 2023 lúc 9:53

A

Duy hiep
8 tháng 12 lúc 20:43

D

shir
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
30 tháng 3 2022 lúc 8:09

A

Tạ Tuấn Anh
30 tháng 3 2022 lúc 8:09

B

shir
30 tháng 3 2022 lúc 8:11

a hay b?

shir
Xem chi tiết
lynn
29 tháng 3 2022 lúc 10:34

B

Vy Đinh
29 tháng 3 2022 lúc 10:35

Đáp án: `bb\B`

Dùng để đánh dấu lời nói nhân vật.

Thám tử Trung học Kudo S...
29 tháng 3 2022 lúc 10:35

B

Duy Ngô
Xem chi tiết
Minh Hồng
21 tháng 3 2022 lúc 15:37

B ,  C , D

Chuu
21 tháng 3 2022 lúc 15:37

B,C,D

Ngô Nguyễn Như Ngọc
21 tháng 3 2022 lúc 15:37

B

C

D

datcoder
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
23 tháng 10 2023 lúc 0:51

Mỗi ngôi tháp có những đặc điểm khác nhau:

- Tháp Cổng là hai cửa thông nhau theo trục đông - tây, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ.

- Tháp Lửa nằm ở phía nam, có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của người Chăm với hai mái cong cong hình chiếc thuyền.

- Tháp Chính nằm sâu bên trong, cao hơn 20 mét, thiết kế nhiều tầng, các góc được gắn tượng đá thú và biểu tượng lửa.