Đặt câu ghép miêu tả thiên nhiên,tính cách con người Cao Bằng.
Đặt câu ghép miêu tả thiên nhiên,tính cách con người ở Cao Bằng .
BÀI VĂN BẢN:GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA =))
1,bối cảnh của truyện
a,bức tranh thiên nhiên cảnh vật
-chi tiết:
-cách miêu tả:
=>cảm nhận chung:
b,con người và cảnh đc miêu tả
-tính chất:
-cuộc sống:
=>gợi lên điều gì?
1. Bối cảnh truyện :
+ Thời gian : Buổi sáng mùa đông
+ Không gian : Qua 1 đêm mưa nào, trời bỗng đổi gió bấc, tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt
a, bức tranh thiên nhiên cảnh vật
- Chi tiết :
+ Đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo
+ Trời không u ám, toàn 1 màu trắng đục
+ Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét
- Cách miêu tả : Rất chính xác, tinh tế, đặc sắc
=> Cảm nhận chung : Cách miêu tả của tác giả làm cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mặt người đọc. Làm người đọc thấy được cảnh thiên nhiên trong đầu mùa đông giá rét
b, Con người và cách được miêu tả
- Cuộc sống : Sơn sống trong 1 gia đình khá giả, 1 cuộc sống viễn mãn đầy đủ còn những đứa trẻ nghèo trong xóm thì đối lập hoàn toàn. Hoàn cảnh chúng nghèo không có nổi chiếc áo ấm để mặc trong mùa đông gió lạnh " ăn mặc không khác ngày thường" "những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ" "môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi"
=> Cho thấy sự đối lập giữa hoàn cảnh của Sơn và những đứa trẻ nghèo trong xóm
viết 1 đoạn văn miêu tả bức tranh thiên nhiên khi đất trời vào hè ở 6 câu thơ đầu khi con tu hú của tg tố hữu và sử dụng 1 câu ghép
Em tham khảo nhé !!!
Khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam và báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông lúa chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...
Trong 6 câu thơ đầu, cảnh tượng bên ngoài được miêu tả qua sự liên tưởng. Trước hết là bằng âm thanh: tiếng chim của con chim tu hú, của tiếng “ve ngân” từ các khu “vườn râm”, lọt qua hàng rào và song sắt của nhà tù vọng tới. Các âm thanh này đều gợi lại một cảm thức thời gian, như báo hiệu, như giục giã. Qua chấn song nhà lao, bầu trời dường như cao hơn, rộng hơn và cũng xanh hơn (“Trời xanh càng rộng càng cao”) mà ở đó, những cánh diều có gắn ống sáo để tạo nên điệu nhạc đồng quê đang nhào lộn hay chao đi lượn lại. Nhìn xuống thấp thì một sự liên tưởng khác được mở ra: “Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào”. Gắn với tất cả cảnh tượng ấy là sự tự do: tự do của đất trời, tự do của thiên nhiên. Thiên nhiên đang tự do vận hành theo quy luật của nó. Màu sắc của thế giới bên ngoài kết hợp với âm thanh mà tác giả nghe được tạo ra bản hòa âm của sự sống trong tự do, khơi dậy sức sống, sức chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản. Nhà thơ cảm nhận được một sức sống mới đang dâng trào, sức trẻ được khơi dậy và khát vọng cống hiến cho dân tộc cũng bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Câu thơ "Nên để bâng khuâng gió động rèm" sử dụng biện pháp nhân hóa bằng cách nào?
a. Gọi sự vật như gọi con người
b. Dùng từ miêu tả tính chất của con người để miêu tả sự vật
c. Dùng từ miêu tả tâm trạng, hành động của con người để miêu tả sự vật
c. Dùng từ miêu tả tâm trạng, hành động của con người để miêu tả sự vật
Học tốt!
cảm ơn đã k mình🤍
Dùng tính từ để đặt câu miêu tả tính cách một người thân của em mà miêu tả đặc điểm một loài hoa mà em thích.
Hướng dẫn giải:
- cẩn thận: Bố em là một người rất cẩn thận, chu đáo.
- hồng phấn: Tháng 3, những cánh hoa hồng phấn bung nở làm say mê bao du khách ghé thăm.
Đặt một câu miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên có sử dụng phép tu từ nêu trên.
Câu 4 (trang 79, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Hình dung và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào “mùa hoa mận” được thể hiện trong bài thơ
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu
- Áp dụng vào bài thơ → bức tranh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào “mùa hoa mận”
Lời giải chi tiết:
Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả hiện lên thật rõ nét, phong phú, sinh động, phong phú. Màu trắng của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới. Cành mận nở bung cánh che lấp cả khoảng trời với gam màu trắng muốt trở thành tâm điểm của bức tranh. Dưới cành mận bung cánh muốt ấy là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của lũ con trai, con gái, người già bản, cha, mẹ với những công việc quen thuộc, gần gũi. Cành mận trở thành một vật gắn bó không thể nào thiếu đối với người miền Tây Bắc vào mỗi dịp xuân về, nó là một nơi lí tưởng để trẻ con nô đùa, vui chơi, là nơi các bà, mẹ, bố diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tất cả nó trở thành kí ức không thể nào quên của những người con xa xứ, dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương với cái mộc mạc, giản dị nhất.
Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả hiện lên thật rõ nét, phong phú, sinh động, phong phú. Màu trắng của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới. Cành mận nở bung cánh che lấp cả khoảng trời với gam màu trắng muốt trở thành tâm điểm của bức tranh. Dưới cành mận bung cánh muốt ấy là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của lũ con trai, con gái, người già bản, cha, mẹ với những công việc quen thuộc, gần gũi. Cành mận trở thành một vật gắn bó không thể nào thiếu đối với người miền Tây Bắc vào mội dịp xuân về, nó là một nơi lí tưởng để trẻ con nô đùa, vui chơi, là nơi các bà, mẹ, bố diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tất cả nó trở thành kí ức không thể nào quên của những người con xa sứ, dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương với cái mộc mạc, giản dị nhất.
Đặt câu có ẩn dụ để miêu tả:
a) 2 câu ẩn dụ chỉ hoạt chỉ hoạt động của người.
b) 2 câu câu ẩn dụ chỉ hoạt động của thiên nhiên.
Hình dung và miêu tả bằng lời hoặc bằng bức tranh vẽ về thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào mùa “hoa mận” được thể hiện trong bài thơ.
- Hoa mận trắng tinh khiết, ngậm sương mai trong nắng sớm đẹp mê ly. Tưởng chừng bất kì ai khi đến Tây Bắc vào mùa xuân cũng phải dừng chân ngắm hoa, chụp ảnh lưu niệm với những bông hoa mận trắng li ti ấy. Những ngày này, tiết xuân đang nở rộ, con người đang tất bật đón một năm mới, quần áo, rộn ràng từ già tới trẻ khiến ta càng thêm say đắm lòng người bởi màu sắc của những bộ quần áo đẹp thoắt ẩn thoắt hiện trong những vườn mận bạt ngàn. Những cánh hoa mận trắng thêm lung linh, bà con nơi đây nói đây chính là lộc trời mang đến cho vùng đất, một mùa hoa mận bung nở như chưa bao giờ được nở như vậy.