tại sao miệng ống nghiệm lại thấp hơn đáy ống nghiệm
Trong Sơ đồ lắp ráp dụng cụ trên, vì sao ống nghiệm 1 được lắp nghiêng với miệng ống nghiệm thấp hơn đáy ống nghiệm
2 lí do :
- Có thể khí sinh ra nặng hơn không khí, đặt như vậy giúp khí dễ thoát ra ngoài
- Hơi nước sinh ra khi đốt ống nghiệm thoát ra ngoài, tránh gây nổ ống nghiệm
Một ống nghiệm đựng đầy nước. Hỏi khi đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn? Tại sao?
Đốt ở đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn.
Vì đốt ở đáy ống thì nước nước ở đáy nóng hơn ở phía trên và nhẹ hơn phân tử nước lạnh (khi nóng thì giãn ra, thể tích tăng dẫn đến trọng lượng riêng giảm) sẽ tạo nên dòng đối lưu, dẫn đến các phân tử nước nóng ở đáy ống sẽ chuyển động thành dòng đi lên phía trên còn các phân tử nước lạnh nặng hơn nên sẽ chìm xuống đáy theo dòng, cứ như vậy thì nhiệt độ của tất cả nước trong ống sẽ tăng nhanh gần như cùng lúc, làm cho nước nhanh sôi hơn.
a. Khí O2 được thu bằng phương pháp gì? Phương pháp này dựa trên tính chất nào của O2?
b. Tại sao miệng ống nghiệm lại bố trí hơi nghiêng xuống? Vai trò của miếng bông đặt ở gần miệng ống nghiệm?
c. Khi ngừng thu khí ta phải tháo rời ống nghiệm trước hay tắt đèn cồn trước? Giải thích?
a) Phương pháp đẩy nước . Phương pháp này dựa vào tính không tan trong nước
b) Vì khí nặng hơn không khí phải hơi nghiêng để khí oxi dễ thoát ra ngoài.
c) Tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn vì nếu không tháo ống trước thì khi tắt đèn áp suất thay đổi làm nước bị hút vào gây vỡ ống nghiệm
Giải thích tại sao: đặt ống nghiệm có đáy cao hơn miệng ống nghiệm chút ít khi điều chế oxi từ KClO3
Đặt ống nghiệm có đáy cao hơn miệng ống nghiệm chút
ít để tránh hơi nước ngưng tụ chảy ngược lại đáy ống
nghiệm ảnh hưởng đến phản ứng và gây nứt vỡ ống
nghiệm
1/ Nêu 3 nguyên lí truyền nhiệt giữa hai vật?
2/ Một ống nghiệm đựng đầy nước, đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống đều nóng lên? Tại sao?
Câu 1: 3 nguyên lí truyền nhiệt giữa hai vật là:
- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Câu 2: Đốt nóng ở đáy ống thì tất cả nước trong ống đều nóng lên
- Bởi vì lớp nước ở dưới đi lên , còn lớp nước ở trên đi xuống, cứ như thế tất cả nước trong ống đều nóng lên.
1/ - Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào
2/ Đốt ở đáy ống
Vì lớp nước ở dưới đi lên, còn lớp nước ở trên đi xuống
Cứ như thế tất cả nước trong ống đều nóng lên
Một ống nghiệm hình trụ cao 50 cm đựng thủy ngân. Mực thủy ngân cách miệng ống 20 cm. Tính áp suất tại đáy ống nghiệm trong các trường hợp sau:
a) Để ống nghiệm ở trong không khí. Biết áp suất khí quyển tại nơi đó là 760mm/Hg. Trọng lượng riêng của Hg là 136000N/m3
b) Nhúng chìm ống nghiệm vào trong nước. Biết miếng ống nghiệm ở trên, cách mặt nước 25cm và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
nahxin tu gioi thieu anh la cong tu bac lieu giau nhat trong vung gia tai thi bac trieu
Chuẩn bị:
- Hai ống nghiệm đựng nước: ống (1) có gắn viên sáp ở đáy, ống (2) có gắn viên sáp ở miệng ống.
- Đèn cồn và các giá đỡ.Tiến hành:
- Đun nóng nước ở gần miệng ống nghiệm (1), quan sát xem miếng sáp có bị nóng chảy hay không (Hình 28.2a).
- Đun nóng đáy ống nghiệm (2) một thời gian dài gần bằng thời gian đun nóng ống nghiệm (1), quan sát xem viên sáp có bị nóng chảy hay không (Hình 28.2b).
Hãy giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên.
Tham khảo!
- Hình 28.2a, khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy.
- Hình 28.2b, khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở miệng ống nghiệm bị nóng chảy.
Chuẩn bị
Đèn cồn, ống nghiệm có chứa nước, miếng sáp.
Tiến hành
- Lắp các dụng cụ thành bộ như hình 25.9, miếng sáp được để ở đáy ống nghiệm.
- Dùng đèn cồn đun nóng miệng của ống nghiệm.
- Quan sát nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì miếng sáp ở đáy cốc có bị nóng chảy không? Từ đó rút ra tính dẫn nhiệt của nước.
Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy.
Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét: nước là chất dẫn nhiệt kém.
Tham khảo!
Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì miếng sáp ở đáy cốc chưa bị nóng chảy => Nước có tính dẫn nhiệt kém.
Dùng đèn cồn đun nóng miệng một ống nghiệm trong có đựng nước, dưới đáy có một cục sáp (H.22.3). Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thế rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?
Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này cho thấy nước là chất dẫn nhiệt kém.