Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hello mọi người
DỰA VÀO DÀN Ý DƯỚI ĐÂY HÃY VIẾT THÀNH BÀI VĂN KHOẢNG 30 DÒNGa. Mở bài:- Dẫn dắt, giới thiệu cuộc trò chuyện của mẹ con ốc sên.- Nêu vấn đề nghị luận: Hãy dựa vào chính mình.b. Thân bài :* Phân tích câu chuyện:- Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện.- Nêu ý nghĩa câu chuyện :+ Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ… Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ản...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn thành hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn thành hiếu
Xem chi tiết
tran thi khanh huyen
Xem chi tiết
Nguyễn thành hiếu
Xem chi tiết
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Yah PeuPeu
5 tháng 4 2022 lúc 21:17

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chữ viết trở thành một phát minh vô cùng quan trọng, nó đã góp phần đưa con người tiến đến văn minh. Những dòng chữ quý báu đã được kết tinh trong những trang sách. Và có người đã cho rằng: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".

Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. "Ngọn đèn sáng bất diệt" là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, của ánh đèn ngọn lửa còn biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối. Bởi thế, câu nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" đã khẳng định sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ, vươn đến sự phát triển. Sách đưa chúng ta đến một chân trời mới, cao hơn, xa hơn với những lý tưởng cao đẹp của con người.

Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự làm từ thẻ tre, mai rùa hay được khắc trên đá, thân cây hay vách núi… những chữ tượng hình. Dần dần qua thời gian, khi kĩ thuật phát triển thì chữ viết được lưu lại trên những trang giấy mỏng và tiện lợi. Nhờ chữ viết và các phương tiện lưu lại chữ viết - ta gọi là “sách” - mà con người đã lưu giữ và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác những hiểu biết của mình về tự nhiên và xã hội. Từ đó, chúng ta có thể tìm trong sách rất nhiều điều: lịch sử, khoa học tự nhiên xã hội, vật lý, địa lí, sinh học… ấy là một thế giới thu nhỏ. Đọc sách, ta biết về thuở khai thiên lập địa của đất nước, từ lịch sử các vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ từng dựng nước và giữ nước. Đọc sách, ta biết về những kì quan của thế giới, từ những đại dương bao la, những đỉnh núi hùng vĩ cao ngất trời đến những nơi xa xôi sâu thẳm và độc địa mà ta không cần phải đặt chân tới. Đọc sách, ta còn hiểu về những kiến thức khoa học tinh vi như phân tử, lượng tử, hạt nhân,… Sách thực sự là chiếc cửa sổ để cho chúng ta nhìn ra thế giới.

 

Chính bởi sách lưu giữ trí tuệ con người nên đó là cơ sở để con người hiểu về thế giới và từ đó khai thác, chinh phục thế giới. Từ những hiểu biết sơ khai về vũ trụ của Bru-nô mà Ga-li-lê đã nghiên cứu rồi khẳng định rằng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” và tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn nổi tiếng. Từ những tiền đề toán học xa xưa mà các nhà toán học Ta-lét, Py-ta go,… đã chứng minh được những định lí quan trọng,… Đến lượt thế hệ chúng ta hôm nay, từ kiến thức sách vở cha ông để lại, chúng ta phát minh ra tàu siêu tốc, tàu vũ trụ, cách tạo ra năng lượng mặt trời,… Sách quả là thứ ánh sáng diệu kì dẫn dắt trí tuệ con người phát triển, thậm chí bùng nổ!

Nhưng có phải bất kì loại sách nào cũng là "ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người không?". Sách cũng có nhiều loại sách. Đa số các loại sách đều ca ngợi đạo đức, phẩm chất, phát triển trí tuệ phục vụ cho đời sống. Nhưng có những loại sách chỉ nhằm phá hoại đạo đức, làm xói mòn tư duy con người. Nó dẫn chúng ta đến một cuộc sống không lành mạnh, đồi trụy, phản quốc. Có hàng trăm loại sách báo phản động vẫn còn rải rác trên khắp thế giới. Vì vậy ta cần loại bỏ nó ngay.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người? Đó là một thách thức không nhỏ đối với mỗi con người. Vậy nên, để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí lực con người, chúng ta cần biết phân loại sách, lựa chọn và loại thải những loại sách xấu. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp, biết cảm thụ những cái thâm thuý, tinh hoa và tình cảm tốt đẹp của sách đó không phải chỉ đọc suông. Chúng ta phải sáng tạo, sáng tạo không ngừng và làm ra các loại sách có ích, thực tế để cuộc sống ngày một phát triển tốt đẹp hơn.

Ngay nay, có rất nhiều hình thức thông tin hiện đại như internet, điện thoại, báo, đài…. nhưng vai trò của sách vẫn rất lớn và câu nói trên vẫn còn nguyên ý nghĩa. Sách có những đặc điểm riêng ưu việt hơn hẳn những hình thức thông tin vừa kể: sách không phụ thuộc vào đối tượng khác (điện, kết nối mạng, đường dây liên lạc,…), sách lại nhỏ gọn, đầy đủ rõ xuất xứ nguồn gốc,… Sách không chỉ đưa chúng ta đến chân trời kiến thức mới mà còn là những thành tựu mà loài người đã đúc kết thành kho tàng kiến thức của nhân loại và sách cũng trở thành một vũ khí sắc bén để đánh bại sự ngu dốt.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 14:28
 

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận

Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm

Tổng hợp đánh giá nội dung, nghệ thuật.Tình cảm, thái độ của tác giả

Khẳng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm

Nghị luận về một vấn đề xã hội

Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm

Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó

Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó

Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết

Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 15:34

Phương pháp giải:

     Đọc lại phần yêu cầu đối với kiểu bài trong bài 2 và bài 3.

Lời giải chi tiết:

Kiểu bài

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận.

- Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm.

- Tổng hợp đánh giá nội dung ,nghệ thuật.Tình cảm, thái độ của tác giả.

Khảng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm.

Nghị luận về một vấn đề xã hội.

Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm.

- Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó.

- Bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề đó.

Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết.

Hồ Ngọc Toàn
Xem chi tiết
anh hoang
Xem chi tiết