viết đoạn văn theo lỗi diễn dịch chứng minh từ xưa đến nay dân ta có một lòng nồng nàn yeu nước
Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch có câu chủ đề: "Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn"
Tham khảo:
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Thật vậy, từ bao đời nay từ thuở lập nước, đất nước ta đã có biết bao anh hùng hào kiệt sẵn sàng xả thân vì nước, gìn giữ nền độc lập được vững bền. Ngày nay, truyền thống yêu nước của dân tộc chính là thứ tài sản quý báu, được kế thừa bởi thế hệ trẻ qua việc làm thiết thực. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, người trẻ ngày nay đang ra sức học tập nhằm phụng sự cho tổ quốc. Học sinh ở mọi trường học đều đang ra sức thi đua phấn đấu học tập nhằm mang lại vẻ vang cho đất nước, làm giàu cho xã hội. Trên thực tế, những đoàn học sinh giỏi của đất nước VN khi ra thi đấu với bạn bè quốc tế đều mang về những giải thưởng lớn và đáng tự hào, làm rạng danh cho dân tộc. Việc làm của các bạn là khẳng định tên tuổi của VN trên thế giới, góp phần xây dựng đất nước trong thời bình được tiến bộ phát triển hơn. Thứ hai, thế hệ trẻ còn dần thể hiện tình yêu nước của mình bằng những việc làm hết sức thiết thực và tỉnh táo. Nhờ được tuyên truyền và cảnh báo, người trẻ VN đã dần cảnh giác với các âm mưu gây chia rẽ và kích động của các thế lực thù địch: đi biểu tình,... Tóm lại, người trẻ VN ngày nay có tình yêu nước được thể hiện đúng nơi đúng lúc, vẫn kế thừa được truyền thống yêu nước quý báu của cha anh.
Bạn "tham khảo" nha ^^
Từ xưa đến nay, nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì non sông tổ quốc. Qua tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", ta thấy hình ảnh những cô gái trẻ độ tuổi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả công dân Việt Nam, họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi, thậm chí là tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi người dân Việt đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.
Em tham khảo:
Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.
Hãy chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn có lòng yêu nước tha thiết, nồng nàn
Bạn tham khảo nhé:
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cho dân tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báo. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mọi con người Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc như Bác Hồ đã nói ”Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mọi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nỗi nó kết thành một làng sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
|
Chúc bạn học tốt !
Mục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡMục tiêu -500 sp mong giúp đỡvvvvv
BT1: Mở đầu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả Hồ Chí Minh viết: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
1/ Sức mạnh của tinh thần yêu nước được tác giả thể hiện bằng biện pháp nghệ thuật nào? Cách sử dụng các động từ của tác giả có gì đặc biệt?
2/ Từ xưa đến nay thuộc loại trạng ngữ gì? Nếu thay TN đó bằng trạng ngữ từ xa xưa thì ý nghĩa của câu văn có thay đổi không?
3/ Viết đoạn văn khoảng 10 câu làm sáng tỏ truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam ta. Đoạn văn có sử dụng trạng ngữ.
Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nội dung của đoạn văn:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Tham khảo:
Qua đoạn văn trên, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước.
tìm luận điểm đoạn văn tìm luận điểm đoạn văn “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
theo mình luận điểm chính của đoạn văn này là nói về lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc , người dân VN
Luận điểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | ||
Văn bản nghị luận | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Khẳng định nhân dân ta từ xưa đến nay có một lòng nồng nàn yêu nước. |
Văn bản thông tin |
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | - Ếch ngồi đáy giếng
- Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông) - Cây tre Việt Nam (Thép Mới) | - Phê phán thói kiêu căng, ngạo mạn, tầm hiểu biết hạn hẹp của con người. - Cuộc trò chuyện giữa cha và con trước biển khơi rộng lớn. - Hình ảnh cây tre – biểu tượng cho phẩm chất của người dân Việt Nam |
Văn bản nghị luận | - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (Hồ Chí Minh) - Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) | - Nhân dân ta từ xưa đến nay có một lòng nồng nàn yêu nước.
- Ngợi ca đức tính giản dị của Bác Hồ |
Văn bản thông tin | - Ghe xuồng Nam Bộ
- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông | - Văn bản nói về ghe, xuồng – phương tiện vận chuyển chủ yếu của người dân Nam Bộ - Văn bản cung cấp thông tin về việc vi phạm luật giao thông từ 15/5 – 14/6/2020. |
Hãy viết một đoạn văn chứng minh “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” ( Không chép mạng nha)
3. Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong các đoạn văn đã dẫn.
a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh)
b) Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, ... từ lời ăn tiếng nói đến phong cách làm ăn, suy nghĩ. (Trần Quốc Vượng)
c) Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới. (Nguyễn Sĩ Dũng)
- Trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) tác giả sử dụng phép đối trong việc miêu tả vẻ đẹp của hại em Thúy Vân và Thúy Kiều. Trong khi Thùy Vân mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, hài hòa thì Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo khiến thiên nhiên phải ghen tị, nhún nhường.
+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Vân: Tả cụ thể: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” (nghĩa là gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như da trắng như tuyết, tóc đen như mây).
+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều: Tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thủy, nét xuân sơn” (mắt long lanh như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân).
→ Những yếu tố miêu tả này giúp cho bức chân dung của hai chị em Thúy kiều, Thúy Vân hiện lên đầy ấn tượng, sinh động và gợi cảm.
Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong các đoạn văn.
a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh).
b) Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng,…từ lời ăn tiếng nói đến phong cách làm ăn, suy nghĩ. (Trần Quốc Vượng)
c) Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới. (Nguyễn Sĩ Dũng)
a) mạnh mẽ - to lớn, sự nguy hiểm – khó khăn, lũ bán nước – lũ cướp nước.
→ Tác dụng: cho thấy sức mạnh của tình yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, nó có thể giúp ta tạo nên một sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù.
b) từng trải – nhẹ nhàng, kiên định – duyên dáng, hào hoa – thanh thoát, sang trọng – không xa hoa, cởi mở - không lố bịch, nhố nhăng.
→ Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp, nếp sống đầy văn hóa thanh lịch của người Hà Nội đã được hun đúc lại qua hàng ngàn năm.
c) sông kết vào với biển – sông tan biến vào trong biển
→ Tác dụng: nhấn mạnh sự “hòa nhập chứ không hòa tan” của con người khi bước vào giai đoạn hội nhập.