Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tam Nguyen
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
20 tháng 1 2022 lúc 21:07

Refer:

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, bản chất của ô nhiễm môi trường là gì? Đó là sự thay đổi tính chất của môi trường, khiến một hoặc nhiều chỉ số vật lí, hóa học vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do các hoạt động thiếu ý thức của con người: không xử lí rác thải đúng cách, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật hay đơn giản hơn là vứt rác bừa bãi… Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn nạn toàn cầu, để lại những hậu quả khôn lường cả trước mắt và lâu dài. Sự can thiệp thô bạo của con người vào tự nhiên đã hủy hoại cân bằng sinh thái, cướp đi môi trường sống và đẩy nhiều loài động, thực vật tới nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, hiệu ứng nhà kính đang xảy ra với cường độ ngày càng mạnh, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức kỉ lục, kéo theo một loạt hệ lụy: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đất đai bị nhấn chìm… Nhưng có lẽ, đối tượng chịu tác động lớn nhất từ hiện tượng này chính là sức khỏe con người với sự gia tăng chóng mặt của các căn bệnh liên quan trực tiếp tới yếu tố môi trường: ung thư, lao phổi, và dị tật ở trẻ sơ sinh. Đã đến lúc, chúng ta cần chung tay chống lại ô nhiễm môi trường bằng các hành động cụ thể: sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, lên án gay gắt những hành vi hủy hoại môi trường… Bảo vệ môi trường không chỉ là công việc của chính phủ hay các nhà khoa học. Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của tất cả chúng ta.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 1:19

Tham khảo

 Nạn phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi

- Cho đến nay, nỗ lực của Chính phủ Nam Phi nhằm xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc đã gặt hái được những kết quả đáng kể và đã có những điều khoản xử lý nghiêm các hành vi này. Cuộc bầu cử lịch sử năm 1994, với việc lần đầu tiên người da đen ở Nam Phi được đi bỏ phiếu, lãnh tụ Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên được bầu chọn một cách dân chủ, đã chính thức chấm dứt hoàn toàn chế độ Apartheid, mở ra thời đại “đất nước Cầu Vồng” tại quốc gia cực Nam châu Phi.

- Nhiều người Nam Phi vẫn gọi thời kỳ chế độ Apartheid ở Nam Phi là vết thương từ lịch sử. Trong tiếng Afrikaans (hay còn gọi là tiếng Nam Phi, ngôn ngữ chính của những người thực dân Hà Lan tại Nam Phi), Apartheid có nghĩa là khoảng cách, tách rời, được hiểu là “phân biệt” với những người không cùng màu da. Apartheid đã trở thành chính sách của chính quyền Nam Phi từ năm 1948, khi đảng Quốc gia bảo thủ do người da trắng lãnh đạo lên nắm quyền.

- Với việc người da trắng chỉ chiếm chưa tới 20% dân số Nam Phi nhưng lại sở hữu hơn 80% đất đai, mọi quyền kiểm soát về chính trị và kinh tế đều nằm trong tay nhóm người này. Trong khi đó, người da đen phải chịu sự đàn áp và kỳ thị. Họ không được tham gia bầu cử, không có công việc tử tế, không được hưởng nền giáo dục và dịch vụ tốt.

- Họ cũng bị đẩy đến sống tại những thị trấn nhỏ lẻ, hoang tàn ở ngoại ô hoặc ở các vùng quê dành riêng cho các sắc tộc thiểu số khác nhau. Họ bị bóc lột sức lao động tại các mỏ khai thác vàng và kim cương, mà nguồn lợi từ ngành công nghiệp khai khoáng này hoàn toàn chảy vào túi của những người da trắng.

- Trên thực tế, Nam Phi hiện là một trong những quốc gia có khoảng cách giàu-nghèo cao nhất thế giới. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố năm 2019 cho thấy 10% số người giàu nhất Nam Phi nắm giữ 71% tổng lượng của cải đất nước, trong khi nhóm 60% người nghèo nhất chỉ sở hữu vỏn vẹn 7% tài sản.

Theo thống kê, thu nhập trung bình của người da trắng và người gốc Á ở Nam Phi, chiếm tổng cộng 15% dân số, cao gấp ba lần so với thu nhập của người da đen và da màu , chiếm 85% dân số. Tình trạng này đang có xu hướng trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Ví dụ: Đề bài: Đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách.

- Mở bài: Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công.

- Kết bài: Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.

Lê Uyên Nhi
Xem chi tiết
Lê Trọng Danh
Xem chi tiết
hoa minh
Xem chi tiết
Tuan Nguyen
Xem chi tiết
Tuan Nguyen
19 tháng 3 2022 lúc 18:56

giúp mình đi các bạnnnnn

NGUYỄN♥️LINH.._.
19 tháng 3 2022 lúc 18:57

: https://123docz.net/document/6920385-suy-nghi-ve-cau-noi-con-nha-nguoi-ta.htm

Vô danh
19 tháng 3 2022 lúc 18:58

Tưởng 8 phẩy văn

Tuan Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Hằng
Xem chi tiết
hungpro
28 tháng 3 2022 lúc 20:08

Nỗi sợ hãi và lo lắng về vi-rút corona là có thật. Nhưng đó không phải lý do để kỳ thị toàn bộ các nhóm người. Mặc dù nguồn gốc lây lan của đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ nước ngoài, nhưng căn bệnh này không liên quan đến bất kỳ chủng tộc hay dân tộc nào.

Hành động kỳ thị mọi người vì họ đến từ nơi bắt nguồn đại dịch là hành vi sai trái và không giúp quý vị được an toàn hơn. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm vi-rút corona. Các nhóm người bị kỳ thị phải chịu những tác động về sức khỏe thể chất và tinh thần khi chúng ta để sự sợ hãi, thù hận, kỳ thị và thông tin xấu tác động đến các hành động của chúng ta. Chúng ta phải thận trọng với ngôn ngữ xấu và tránh dùng trong khi phát ngôn.

Giữ vững sự kiên cường cho cộng đồng của chúng ta trong suốt giai đoạn khó khăn này. Loại bỏ sự kỳ thị 

Nỗi sợ hãi và lo lắng về vi-rút corona là có thật. Nhưng đó không phải lý do để kỳ thị toàn bộ các nhóm người. Mặc dù nguồn gốc lây lan của đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ nước ngoài, nhưng căn bệnh này không liên quan đến bất kỳ chủng tộc hay dân tộc nào.

Hành động kỳ thị mọi người vì họ đến từ nơi bắt nguồn đại dịch là hành vi sai trái và không giúp quý vị được an toàn hơn. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm vi-rút corona. Các nhóm người bị kỳ thị phải chịu những tác động về sức khỏe thể chất và tinh thần khi chúng ta để sự sợ hãi, thù hận, kỳ thị và thông tin xấu tác động đến các hành động của chúng ta. Chúng ta phải thận trọng với ngôn ngữ xấu và tránh dùng trong khi phát ngôn.

Giữ vững sự kiên cường cho cộng đồng của chúng ta trong suốt giai đoạn khó khăn này. Loại bỏ sự kỳ thị trong những lời nói và hành động của quý vị.

Không ai có lỗi khi đại dịch COVID-19 bùng phát và tất cả chúng ta phải cùng nhau đoàn kết để chấm dứt đại dịch này. Đây là thời điểm thích hợp để nhắc nhở lẫn nhau làm thế nào để trở thành những người hàng xóm tử tế:

Hãy lên tiếng khi quý vị thấy người khác bị đối xử không tốt.

những lời nói và hành động của quý vị.

Không ai có lỗi khi đại dịch COVID-19 bùng phát và tất cả chúng ta phải cùng nhau đoàn kết để chấm dứt đại dịch này. Đây là thời điểm thích hợp để nhắc nhở lẫn nhau làm thế nào để trở thành những người hàng xóm tử tế:

Hãy lên tiếng khi quý vị thấy người khác bị đối xử không tốt.