hãy lập dàn ý miêu tả về đồ vật mà bạn gắn bó nhất/Giups mình bài này đi
hãy lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
hãy kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai.(cái bài này chi tiết giúp mk)
Lập dàn ý bài văn mẫu tả ngôi trường của em
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
Tham khảo các dàn ý chi tiết: Lập dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường của em lớp 5
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 1
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 2
Ngôi trường đã gắn bó với em trong năm năm học vừa qua là ngôi trường mang tên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Hôm nay em đến trường sớm hơn mọi khu để làm công việc trực nhật, nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.
Khi em đến trường, hai cánh cửa to lớn được sơn màu xanh đã bị phai màu hé mở từ bao giờ. Lớp học, bàn ghế, những người bạn thân quen của tuổi học trò như âm thầm và lặng lẽ chờ đợi chúng em.
Bầu trời hôm nay thật đẹp, tiết trời se se lạnh. Đứng trên tầng cao quan sát em thấy ngôi trường khang trang, sạch sẽ. Trường có ba dãy gồm có hai dãy lớp học và một dãy là văn phòng giáo viên. Các dãy lớp học nằm san sát nhau, mỗi lớp có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào trong lớp học, bàn ghế sạch sẽ, ngay ngắn. Đặc biệt mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ, 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng và nội qui lớp học để cho chúng em không được quên những nội qui của nhà trường. Khu văn phòng nằm ở giữa, đối diện là vười sinh thái với những cây hoa tạo nên một vẻ đẹp thanh bình. Nơi đây là chỗ các thầy cô giáo làm việc và họp. Bên cạnh đó là phòng Ban giám hiệu và đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó có rất nhiều sách cho chúng em đọc và tìm hiểu về những điều bổ ích, lí thú. Nơi giúp em vui chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng là sân trường. Sân trường được làm bằng xi măng rất đẹp. Chính giữa là cột cờ chừng 10m với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.
Rồi các bạn đến trường ngày một đông, phút yên tính của buổi sớm bỗng mất dần đi. Quang cảnh trường trở nên nhộn nhịp, đông vui bởi những tiếng nói cười của tuổi học trò chúng em. Trên cành cây, những chú chim hót líu lo vang. Bỗng Tùng! Tùng! Tùng! Ba hồi trống vang lên, không gian như rung mình lay động. Các bạn vội vàng xếp hang vào lớp. Một buổi học mới bắt đầu. Lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió thổi, tiếng chim lích chích trong tán lá phượng.
Em rất thích ngôi trường của em, nơi đã để lại cho em nhiều kỉ niệm của những năm tháng học trò, tình cảm đối với thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu xa em vẫn nhớ mãi ngôi trường Tiểu học Lê Hồng Phong thân thương này.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 3
Ngôi trường của em chính là trường THCS Phương Mai. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị, nó trùng tân với phường Phương Mai nơi em ở. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.
Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ, còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.
Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hãy những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có anh và có khẩu hiệu "Thi đua dạy tốt, học tốt", "5 điều bác Hồ dạy" và "Tiên học lễ hậu học văn".
Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua "dạy tốt học tốt' của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Sau này, dù có xa mái trường Phương Mai thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 4
Càng đến những buổi học cuối, tôi lại càng thấy yêu ngôi trường này hơn vì mỗi góc sân, mỗi hàng cây đã gắn với tôi bao nhiêu kỉ niệm. Sáng nay, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để được ngắm cảnh trường được nhiều hơn.
Ôi chao, cảnh trường lúc này mới tuyệt làm sao! Dù cho lúc này còn khá sớm. Bác mặt trời vừa tỉnh giấc, mặt đỏ như quả cầu lửa bẽn lẽn nấp sau lũy tre làng. Một dải sương mờ còn phảng phất trong vòm cây. Ấy thế mà bác cổng trưởng đã dậy từ lúc nào, dang tay đón chúng tôi vào lớp.
Tôi lững thững một bước vào sân trường, trong lòng chào dâng một cảm xúc khó tả. Bất giác một làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của bồn hoa chúng như mời gọi tôi nói lời tạm biệt. Tôi bước lại gần nhìn những bông hoa hồn nhiên trước gió mà mà muốn mình cũng được như những bông hoa đó. Tôi ngồi xuống gốc bàng ngước nhìn bầu trời xanh mướt, trong đầu lại hiện về bao kỉ niệm. Cũng dưới gốc bàng này chúng tôi có bao nhiêu trò chơi lí thú.
Lúc này, bác mặt trời vẫn tươi cười, ban phát những tia nắng vàng tươi làm cho màn sương mỏng tanh vội vã chốn biệt chỉ để lại những hạt sương long lanh còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ.
Cảnh trường lúc này hiện ra rõ mồn một, rực rỡ sắc mầu. Bác phượng già như trở lại tuổi đôi mươi rực rỡ trong tấm áo đỏ rực cả một góc trời. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì những cánh hoa dung dinh như muôn ngàn con bướm thắm vỗ cánh bay lên. Bên kia, bác bàng trông thật cườm tráng với tấm áo mầu xanh mượt. Những ánh nắng xuyên qua kẽ lá thật tinh nghịch như đang chơi trò chốn tìm. Tất cả như không hề biết tôi đang sắp phải xa ngôi trường này. Tôi bước về đứng trước cửa lớp của mình, ôi sao mà thân thương quá!
Trước mắt tôi như hiện ra hai mươi tám gương mặt trìu mến thân thương của các bạn đang nói cười, đang say sưa học bài. Tôi như thấy giọng nói thân thương, ấm áp của cô. Tất cả như đang bên cạnh tôi. Lòng tôi sao xuyến, bâng khuâng quá. Tôi chỉ muốn tổ ấm 5B cùng người mẹ hiền yêu dấu này mãi mãi không dời xa. Ôi quang cảnh trường lúc đó thật tươi đẹp nhưng sao lòng tôi bỗng thấy chống trải. Tôi biết dù không muốn nhưng cũng chỉ mai đây thôi, tôi phải xa tất cả những gì tôi đã gắn bó năm năm qua. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi mãi là cô bé bỡ ngỡ ngày nào.
Đã từ lâu, mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Ở đó có thầy cô hiền như mẹ, bạn bè thân thiết như anh em. Dù biết rằng tôi phải chia tay nó song có lẽ hình ảnh ngôi trường tiểu học thân thương cùng thầy cô với bạn bè sẽ mãi mãi in đâm trong tâm trí tôi.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 5
Đã bốn năm trôi qua kể từ ngày em bắt đầu học tiểu học. Biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui cùng những năm tháng học trò đã trôi đi dưới mái trường tiểu học Đức Thạnh thân yêu. Ngôi trường vẫn còn đó chỉ có đám học trò chúng em đã lớn dần và sẽ phải rời xa mái trường.
Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng ngôi trường vẫn vậy, chẳng thay đổi là bao. Cánh cổng sắt xanh với tấm biển phô dòng chữ "TRƯỜNG TIỂU HỌC Đức Thạnh" đỏ thắm vẫn luôn mở rộng đón chào những học sinh mới và tạm biệt những học sinh cuối cấp như chúng tôi. Đi vào sâu trong sân trường, em luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái với bao cây xanh.nào là ông cây me, trầm tư xế bóng những trưa hè,tất cả gợi nên vẻ đẹp tuyệt vời cho trường em. Ở giữa sân trường là khu vui chơi, nơi mà chúng, hay đó cũng là nơi các bạn lớp trưởng chỉ huy buổi chào cờ. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đỏ tươi, ngôi sao vàng năm cánh như nhắc nhở chúng em phải biết ơn những người đã hy sinh vè nền độc lập dân tộc Việt Nam. bên cạnh sân trường là hai dãy nhà hai tầng. Đó là các phòng học lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Nhìn từ xa, dãy nhà như một con tàu rộng lớn đưa chúng em tới những bến bờ của tri thức. Trong mỗi lớp học đều được trang trí đầy đủ đồ dùng: bàn ghế, bảng, quạt,... Ở các lớp còn được treo ảnh bác Hồ rất ngay ngắn. Vuông góc với dãy lớp học là các phòng làm việc như phòng thầy hiệu trưởng, phòng cô hiệu phó, phòng đoàn đội, thư viện với các loại sách giáo khoa, tham khảo truyện đọc giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong học tập.
Ngôi trường tiểu học Đức Thạnh đã ghi dấu trong trái tim em một thời học sinh đầy mơ ước. Tôi sẽ không bao giờ quên nơi này cũng những chuỗi ngày đẹp đẽ đầy ắp những kỉ niệm bên thầy cô, bạn bè.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 6
Có lẽ khi nói đến ngôi trường là một khái niệm không hề xa xôi đối với tất cả chúng ta. Ai cũng có một ngôi trường in sâu trong tam trí mình mà khi đi đâu ta cũng không thể nào quên được mái trường thân thương ấy.
Đối với tôi ngôi trường tiểu học Lê Lợi là ngôi trường mà tôi rất yêu quý. Toàn bộ ngôi trường được nhuộm một màu vàng trông rất đẹp và khi ánh nắng chiếu xuống làm cho nó trở nên rực rỡ hơn. Khi đến gần bạn sẽ nhìn thấy một chiếc cổng trường được tô đậm dòng chữ màu xanh “trường tiểu học Lê Lợi”. Dù đã nhiều năm rồi nhưng cánh cổng ấy vẫn đẹp lắm vẫn hiên ngang như chào đón tất cả mọi người đến với trường. Cánh cổng màu xanh của trường đã cũ mỗi khi bác bảo vệ mở ra kéo vào là nó lại kẽo kẹt nghe thật vui tai. Chiếc cổng lúc nào cũng mở rộng như một người mẹ luôn chào đón chúng tôi bước vào the giới của kiến thức của những lời hay lẽ phải. Đi qua cánh cổng chính là một cái chòm nhỏ, đó là nơi mà bác bảo vệ làm việc và kiếm soát học sinh. Bước vào trong ngôi trường nguy nga tráng lệ nhưng vẫn không thiếu những nét cổ kính trang nghiêm .
Trường đã được xây dựng cách đây hơn ba mươi năm nên đã khá cũ nhưng chính cái cổ kính đó khiến cho ngôi trường trở nên đẹp hơn lạ lẫm hơn với tất cả mọi người khi đến đây. Sân trường mới được lát lại bằng xi măng nên nhìn trắng xóa. Vào trường bạn sẽ được đi qua một hàng cây phượng dài xõa bóng trông như bước vào một thiên đường của thiên nhiên. Lũ trẻ chúng tôi trêu nhau hàng cây đó là hàng cây tình yêu. Chúng tôi cũng chẳng biết nó có từ bao giờ tôi chỉ biết bố tôi nói là từ khi bố đi học đã có nó rồi. Những chú chim thi nhau chơi trốn tìm trên những cành phượng hót râm ran làm cho khung cảnh trở nên lãng mạn và lung linh một cách thần kì. Ngôi trường được xây dựng hai tầng nhưng chia làm hai khu nhà đó là một khu dành cho lớp một hai ba một khu dành cho lớp bốn và lớp năm. Các lớp được trang trí những hình ảnh rất là ngộ nghĩnh mỗi phòng học có bàn ghế kê đàng hoàng với bảng đen xinh xắn. Ở các lớp đều được treo ảnh bác Hồ và năm điều bác hồ dạy rất ngay ngắn, dưới đó là bàn giáo viên .
Thật tuyệt khi bước vào lớp 3A của chúng tôi. Không gian thật đẹp và thân thiện, đó chính là ngôi trường ấm áp của chúng tôi. Sân trương chính là nơi mà chúng tôi chào cờ và mọi tổ chức sinh hoạt của chúng tôi với trường đều được diễn ra ở đây. Trường có rất nhiều cây cổ thụ to lớn tỏa bóng mát xuống dưới những hàng ghế đá có những cô cậu học trò chăm chỉ đang ôn bài. Sân trường cũng là nơi mà mỗi khi ra chơi nó lại được tô những sắc màu của các trò chơi mà chúng tôi vẫn thường hay chơi. Phía bên vách của khu nhà cho học sinh lớp bốn và lớp năm là hai phòng máy để chúng tôi học tin học.
Vào những ngày khai giảng hay những ngày nhà giáo Việt Nam là chúng tôi lại được đón những cựu học sinh của trường khiến chúng tôi rất vinh dự. Tôi rất tự hào vì mình là một học sinh của một ngôi trường mang tên một người anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Ngôi trường tiểu học Lê Lợi đã in dấu quãng đời tuổi thơ tươi đẹp của tôi. Dù đi xa đâu tôi cũng không thể quên được mái trường này.
Bài văn mẫu tả ngôi trường thân yêu của em số 7
Ngôi trường của em nằm trên một khoảng đất rộng, cuối con hẻm đường Phan Đình Phùng. Trường mang tên “Trường Tiểu học Trung Nhất”, được xây dựng cách đây khá lâu nhưng vẫn còn đẹp lắm.
Từ xa nhìn lại, ngôi trường của em như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những sắc màu tươi sáng. Những bức tường vàng thấp thoáng sau những rặng cây xanh mát. Cổng trường màu xanh được làm bằng sắt, kiên cố vững chắc. Phía trên có tấm biển màu xanh với hàng chữ mạ vàng: “Trường Tiểu học Trung Nhất” đứng uy nghi, lặng lẽ trong sáng sớm như muốn nói với em rằng: “Chào cậu bé! Sao sáng nay cậu đến trường sớm thế!” Vào sân trường, em chỉ thấy những chiếc lá vàng lác đác trên sân trường không một bóng ngưới. Bác Sân Trường ngày nào cũng mặc một chiếc áo kẻ hình vuông bằng xi măng nham nhám. Sân trường tuy rộng nhưng cũng rất ấm cúng vì có ba tòa nhà hai tầng bao quanh. Đứng sừng sững ở khoảng sân giữa phòng hiệu trưởng và phòng hiệu phó là cột cờ bằng thép vươn cao bóng loáng. Lá cờ đỏ thắm nhẹ bay trong gió sớm. Sân trường có một số cây bàng, cây phượng mỗi gốc cây đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh, cao khoảng nửa mét, lát gạch bông sạch sẽ làm chỗ ngồi nghỉ chân cho chúng em sau những trò chơi mệt lả. Mùa hè đến, cây phượng lại nở hoa đỏ chói như những chùm lửa lập lòe. Tán lá bàng rất rộng, như một chiếc dù khổng lồ che chở cho chúng em tránh những tia nắng gay gắt của bác Mặt Trời. Lác đác trong sân trường có vài chiếc ghế đá để cho các bạn học sinh nghỉ chân, trò chuyện. Sân trường là nơi chúng em tập trung chào cờ vào mỗi sáng thứ hai, cũng là nơi chúng em tập thể dục và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.
Các lớp học ở ba dãy tầng lầu thật khang trang, xếp thành hình chữ U hướng ra giữa sân trường. Lớp học nào cũng rộng rãi, thoáng mát, trang trí sản phẩm đầy màu sắc của học sinh. Cùng một kiểu bàn ghế, kiểu tủ, kiểu bảng nhưng sao lớp 5/5 lại thân thiết, gắn bó với em đến thế. Từng chỗ ngồi gợi lên từng bộ mặt thân quen. Đây là chỗ bạn Nga, kia là chỗ bạn Hằng… Bác bảng đen quen thuộc nghiêm trang trên tường. Một lát nữa đây, cô giáo của em sẽ ghi lên đó bao nhiêu điều bổ ích.
Dãy nhà chính giữa Phòng hiệu trưởng và phòng giáo viên, trên chiếc giá bằng gỗ vững chãi dựng ở đầu nhà là bác Trống trường già nua quen thuộc báo giờ vào học, giờ ra chơi. Tiếng trống của bác luôn giòn giã, náo nức lòng người.
Em yêu ngôi trường của em lắm! Em không bao giờ phá phách làm hư hại trường lớp. Ngôi trường đã gắn bó với em bốn năm qua. Ngôi trường là một chiếc nôi xinh xắn ru em với bao giấc mơ êm đềm thời thơ ấu. Dù sau này có đi đâu xa hơn, có được học trong những giảng đường rộng lớn, em vẫn không thể nào quên được ngôi trường nhỏ bé thân yêu Trung Nhất của mình.
KỂ CHUYỆN
Người đi săn và con nai
1. Từ chập tối, người đi săn đã lôi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xếp đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!
2. Người đi săn bước đến con suối.
Suối róc rách hỏi:
- Đi đâu tối thế?
- Đi săn con nai.
Suối bảo:
- Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!
Người đi săn lùi lũi bước đi.
3. Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:
- Đến chơi với tôi à?
- Không phải.
- Thế anh đi đâu? Ở đây vắng quá! Chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả mới được nhìn thấy con nai về. Sắp đến lúc nai về đấy!
- Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!
- Sao?
- Cái đèn ló này để rọi cho nai chói mắt, không biết đường chạy, cái súng này để bắn chúng.
- Ác thế!
- Thịt nai ngon lắm.
Cây trám rưng rưng:
- Thế thì cút đi!
Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tưởi trên cây trám. Anh đợi.
4. Thế rồi, trên lưng đồi sẫm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần. Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!
Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.
5. Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tối, mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu.
Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.
Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.
- Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!
Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế!
dàn ý:
I. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.
II. Thân bài
a. Nhìn từ xa
- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.
- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.
b. Đến gần
- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.
- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.
- Tường thành xây cao chừng hai mét.
c. Vào trong
- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.
- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.
- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.
- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.
- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.
- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.
- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.
- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.
- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.
- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.
- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.
III. Kết bài
- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.
kể lại chuyện:
1- Bức tranh 1: Người đi săn chuẩn bị mọi dụng cụ cần thiết cho chuyến đi săn nai khi mùa trám chín đến. 2- Bức tranh 2: Gặp con suối, suối khuyên người đi săn đừng bắn nai. 3- Bức tranh 3: Cây trám giận dữ trước ý định của người đi săn muôn bắn con nai. 4- Bức tranh 4: Thẫn thờ trước vẻ đẹp của con nai, người đi săn đã hạ súng xuống. * Đoạn 1: “Mùa trám chín, nai sẽ về nhiều, chuẩn bị đi săn thôi”. Nghĩ vậy, người thợ săn vội vàng chuẩn bị súng kíp, đạn dược xếp vào túi vải và đeo cái đèn ló lên đường vào rừng. Khi đi qua một con suối, suối hỏi: - Đi đâu mà tối thế, hở anh bạn? - Đi săn con nai - Người thợ săn trả lời. - Đừng bắn nai. Nai hay đến đâv soi gương lắm, ông bạn ạ. Người thợ săn không nói gì lầm lũi bước đi. Đến gốc cây trám, anh ta ngồi nghỉ, hạ chiếc đèn ló xuống. Cây trám hỏi: - Anh đến đây chơi với tôi à? - Tôi đợi nai về cho nó một phát. - Sao anh ác thế? - Thịt nai ngon lắm. - Vậy thì anh hãy cút đi. Người đi săn như không hề nghĩ đến những lời trám nói, lẳng lặng ngồi chờ. * Đoạn 2: Thế rồi trên lưng đồi, bóng một con nai xuất hiện. Ánh đèn ló trên trán người đi săn bỗng sáng rực lên. Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra, đẹp quá đến nỗi người đi săn quên mất thịt nai ngon, quên đưa súng lên, cứ ngắm hoài vẻ đẹp ngơ ngác của con nai. Rồi anh ta chợt nhớ lời suối, trám nói: muông thú và cây cỏ trong rừng đều là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn. * Đoạn 3: Con nai vẫn lặng yên, trắng muôt trong luồng ánh sáng. Vẻ đẹp của nó đã làm cho người thợ săn cảm mến, xúc động. Anh đèn ló lệch xuống, mất bóng con nai. Người đi săn luông cuông điều chỉnh lại luồng sáng nhưng con nai đã biến mất. * Đoạn 4: Người đi săn bàng hoàng, ngơ ngẩn bước xuống đồi. Vầng trăng nhìn anh mỉm cười: - Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon! Người thợ săn trở về nhà, cất khẩu súng, bao đạn và chiếc đèn ló vào chỗ cũ. Đêm ấy, trong giấc ngủ êm đềm, anh mơ thấy con nai. Và chưa bao giờ anh thấy nó đẹp và đáng yêu như thế.
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích.
Đề 2: Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè.
Đề 3: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo.
1. Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 22, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
2. Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Đọc lại bài của em để phát hiện lỗi.
b. Chỉnh sửa.
Sửa lỗi trực tiếp vào bài hoặc ghi vào sổ tay những lỗi cần sửa.
1.
Bài tham khảo:
Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
2.
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa.
3.
Em tiến hành trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến góp ý.
Lập dàn ý bài văn miêu tả một đồ vật mà em yêu thích
1. Mở bài
- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.
- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.
b) Thân bài
* Tả bao quát cái bút
- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).
* Tả chi tiết
- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút
+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.
Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.
+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.
- Bên trong bút:
+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.
+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.
* Công dụng của bút
- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.
c) Kết bài
- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.
- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.
a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)
b) Thân bài:
– Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thê nào?
– Tả từng bộ phận:
+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?
+ Cái mặt trông giống gì?
+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?
+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?
+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?
+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)
+ Tư thế ngồi có vững không?
– Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)
c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với Melody.
Dàn ý tả đồ vật ( chiếc đồng hồ báo thức )
(1) Mở bài
- Đầu năm mới em đc mẹ mua cho em chiếc đồng hồ báo thức mới,thay cho chiếc đồng hồ cũ đã hỏng
(2) Thân bài
- Tả bao quát :
+ Đồng hồ của nước nào sản xuất ? Kích thước,màu sắc ?
- Tả từng bộ phận :
+ Vỏ đồng hồ lm bằng gì ? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước ?
+ Mặt đồng hồ : chữ số chỉ ngày , giờ , phút ra sao ? Kim đồng hồ : có những kim gì ? Các kim như thế nào ?
+ Mặt sau đồng hồ có những gì ? ( nút hẹn giờ ,nút bật,tắt,cửa để thay pin )
+ Chiếc đồng hồ hoạt động như thế nào ? ( chạy bằng pin con thỏ )
+ Vì sao chiếc đồng hồ là bn thân trog gia đình em ?
Nhờ chiếc đồng hồ mà cả gia đình em lm việc có giờ giấc .
Bản thân em hc tập và sinh hoạt theo 1 nêf nếp quy định ( giờ nào việc nấy )
(3) Kết bài
Em rất yêu quý chiếc đồng hồ ,thường xuyên giữ gìn ,lau chùi cẩn thận
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó.
Đề 2: Miêu tả một con vật em đã được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh mà em yêu thích.
1. Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 28, viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
2. Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.
b. Chỉnh sửa lỗi (nếu có).
Mẹ em có nuôi một đàn gà, oai phong nhất đàn là một chú gà trống.
Toàn thân chú là bộ lông màu đen xanh pha chút màu đỏ hung, dài mềm mượt và sáng bóng. Thân chú to lớn như trái mít mật, chú ta cũng có đôi cánh to và khỏe lắm. Đôi mắt đen, tròn, nhỏ như hạt đậu, lúc nào cũng láo liêng, gườm gườm ra vẻ đáng sợ lắm. Cái mỏ của chú màu vàng sậm, cứng cáp và sắc nhọn. Những cú mổ của chú nhanh nhẹn, mạnh mẽ. Chú có chiếc đuôi lớn, cong vồng, lông có màu đen ánh xanh. Đầu chú có cái mào đỏ tươi như cái vương miện. Bộ móng vuốt của chú gà trống cũng nhọn và sắc không kém gì cái mỏ của chú cả. Mỗi khi chú ta đưa móng ra nghênh chiến, mấy chú gà trống hàng xóm đều phải e dè.
Vào mỗi buổi sáng, chủ thường gáy vàng khắp làng xóm, gọi ông mặt trời thức dậy. Vào mỗi buổi chiều, chú thường đi loanh quanh trong sân vườn, dẫn đàn gà mái đi mổ thóc bới giun.
Em rất yêu quý chú gà nhà em. Em luôn coi chú như một người bạn ở nhà của em.
- Các đặc điểm tả con vật đã phù hợp.
- Trình tự sắp xếp các ý rõ ràng, mạch lạc
- Cách dùng từ, viết câu đã đúng chính tả, có hình ảnh miêu tả.
Hãy lập dàn ý cho đề bài:
Hãy miêu tả hình ảnh người mẹ của em trong một công việc mà mẹ yêu thích.
Mong các bạn giúp mình nha!!!!
Mẹ tôi thường rất bận với công việc của mình nên ít khi có thời gian ở nhà. Nhưng tôi vẫn thích nhìn thấy mẹ trong bếp vì lúc đó tôi thấy mẹ thực sự yêu thích câu việc này.
Bà nội tôi thườn là người làm những công việc nhà, vì bố mẹ tôi đi làm suốt. Buổi chiều mẹ về khá muộn nên bà nội luôn là người đứng bếp nấu những bữa cơm ngon cho gia đình tôi. Nhưng khi có thời gian rảnh mẹ sẽ lao ngay vào bếp để làm ngay món ngon cho ông bà, bố và 2 anh em tôi.
Những lúc mẹ đứng trong bếp thì sẽ trút bỏ bộ áo dài mẹ thường mặc để lên lớp, thay vào đó là những bộ đồ bộ đầy đủ màu sắc vui nhộn. Và mặc thêm chiếc tạp dề hình chuột mickey - trong một lần đi siêu thị em gái tôi thấy đẹp nên đòi mẹ mua cho bằng được. Nhìn mẹ đúng với dáng vẻ của một người phụ nữ của gia đình.
Trong gian bếp, mẹ bận rộn luôn tay, nào là thái cái này, gọt cái kia, rửa rau củ,....Bát đĩa, nồi niêu cũng được trưng hết ra trong gian bếp.Tay mẹ làm việc nhanh thoăn thoát chỉ trong một thời gian ngắn mẹ đã chuẩn bị nguyên liệu đã xong. Trên khuôn mặt trái xoan của mẹ xuất hiện một chút mồ hôi đã rơi, nhưng trên gương mặt đó lại nở một nụ cười tươi sáng. Nụ cười tươi tắn vì thấy hạnh phúc khi được nấu ăn cho gia đình. Ánh mắt của mẹ sáng trong và đen láy chuyển động liên túc bên trái bên phải để không cho những thức ăn bị cháy. Những lúc đó mẹ thường làm kể cho bố và bà nội nghe những câu chuyện xảy ra trong tuần, như chuyện trên lớp, chuyện hôm nay đi chợ,... Tôi vô cùng hạnh phúc khi thấy mẹ mình trong công việc mình yêu thích.
Tôi luôn luôn yêu mẹ với một tình yêu vô bờ bến và cảm ơn mẹ vì những bữa ăn ngon, ngập tràn tinh yêu thương gia đình trong đó.
Tham khảo nha em:
* Dàn ý
A. Mở bài
- Giới thiệu về mẹ
- Giới thiệu về công việc mẹ yêu thích khiến em ấn tượng nhất
B. Thân bài
1. Khái quát chung
- Em thường nhìn thấy mẹ làm công việc đó khi nào? Ở đâu?
- Mẹ có hay làm việc đó thường xuyên hay không?
2. Tả hình ảnh của mẹ
- Hành động
- Vẻ mặt
- Đôi mắt
- Lời nói
C. Kết bài
- Cảm nghĩ của em
Tham khảo bạn nha
"Dàn ý"
A. Mở bài
- Giới thiệu về mẹ
- Giới thiệu về công việc mà mẹ yêu thích và em ấn tượng nhất
B. Thân bài
1. Khái quát chung
-Em thường nhìn thấy mẹ làm công việc đó khi nào ? Ở đâu?
-Mẹ có hay làm việc đó thường xuyên hay không ?
2. Tả hình ảnh của mẹ
- Hành động
- Vẻ mặt
- Đôi mắt
- Lời nói
C.Kết bài
-Cảm nghĩ của em
Chúc bạn học tốt hihi!
Lập dàn ý miêu tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích
lập dàn ý miêu tả đồ vật
một đồ vật trong nhà mà em yêu thích
Dàn ý tả cây bút máy :)
I. Mở bài
- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.
- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp ba.
II. Thân bài
a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài
- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.
- Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.
b. Tả từng bộ phận
- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.
- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.
- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.
- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.
- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.
III. Kết luận
Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.
Dàn bài Tả đồ chơi - Tả con búp bê
1. Mở bài:
Con búp bê rất đẹp là món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em.
2. Thân bài:
- Con búp bê có đôi mắt đen láy.
- Bộ tóc vàng óng cài nơ xinh xinh.
- Hai bím tóc, làn tóc mai, khuôn mặt trái xoan.
- Búp bê mặc bộ váy hoa viền đăng ten đủ màu sặc sỡ.
- Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.
- Những ngón tay thon thon búp măng.
- Chân đi hài óng ánh hạt cườm.
3. Kết bài:
- Em rất thích con búp bê.
- Em cho búp bê ngủ cùng em.
- Nó là kỉ vật, em giữ gìn cẩn thận.
Dàn bài Tả đồ chơi - Tả con lật đật
I. Mở bài: Giới thiệu con lật đật
- Món đồ chơi em thích nhất.
- Mẹ tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 9.
II. Thân bài: Tả con lật đật
a) Tả bao quát:
- Cao khoảng gang tay.
- Tròn trịa, mập mạp, gần như béo phì.
- Luôn lắc qua lắc lại khi bị chạm đến.
- Toàn thân đỏ tươi, nổi bật.
b) Tả chi tiết:
- Chiếc đầu tròn trùm khăn đỏ.
- Khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn.
- Thân hình tròn như con quay.
- Giữa bụng có chiếc thắt lưng, trông đĩnh đạc lắm.
- Hai tay ngắn, ép sát thân.
- Đặc biệt không có chân mà đứng rất vững.
- Nghiêng ngả cỡ nào cũng đứng thẳng sau một hồi lắc lư.
- Ngộ nghĩnh và bận bịu, đúng với tên “lật đật”.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ
- Em rất thích đồ chơi lật đật.
- Em lau bụi hằng tuần, cất cẩn thận trong tủ đồ chơi.
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau :
Hãy tả ngôi trường thân yêu gắn bó với em trong nhiều năm qua.
1. Mở bài : Giới thiệu chung :
Trường em tên là gì ? Ở đâu? (trường em tên Bế Văn Đàn, nằm ở một con đường khá yên tĩnh)
2. Thân bài : - Tả khái quát về ngôi trường:
Nhìn từ xa trường hiện ra với những chi tiết gì nổi bật ? (cánh cổng lớn, màu ngói đỏ, tường vàng, hàng rào bao quanh, cây xanh tỏa bóng mát)
- Tả từng bộ phận :
+ Hình dáng của ngôi trường ? (Hình chữ u với ba dãy nhà lớn, khang trang, hướng ra sân trường).
+ Cổng trường (trang nghiêm, phía trên là tên trường).
+ Bước vào bên trong là sân trường rộng, lát xi măng phẳng phiu.
+ Cột cờ cao, trên đỉnh cột là lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật.
+ Cây cối (hai hàng cây tỏa bóng mát, dưới mỗi gốc cây đặt hai ghế đá, học sinh thường ngồi đọc sách hoặc vui chơi).
+ Trống trường (đặt trước phòng Ban Giám hiệu).
+ Các phòng học (có tấm bảng nhỏ ghi số phòng, trên lớp. Trong mỗi lớp có quạt, đèn điện, giá sách, ảnh Bác, năm điều Bác Hồ dạy. Cuối lớp có báo lớp trên đó là các sáng tác của các bạn trong lớp...).
Sau khu phòng học là vườn trường với nhiều loại cây, hoa và khu vui chơi với cầu trượt, đu quay ...
3. Kết bài:
- Em rất yêu quý ngôi trường.
- Mong muốn trường mỗi ngày một to đẹp hơn, khang trang hơn.
Lập dàn ý miêu tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích
. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)
- Nhân dịp đầu năm học mới
- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức
II. Thân bài:
1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu
- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..
- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
- Có bốn cây kim : kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
- Phía sau có một cái hộp màu đen chứabộ máy chính.
III. Kết bài:
- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.
Dàn ý tả chiếc cặp sách
I. Mở bài:
- Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.
II. Thân bài:
a) Tả bao quát chiếc cặp sách:
- Chiếc cặp có quai đeo
- Làm bằng vải da
- Hình khối hộp chữ nhật
- Màu xanh tươi và xanh thẫm
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
- Nắp cặp và mặt trước:
+ Màu xanh tươi có hình trang trí.
+ Đường viền cặp màu vàng.
+ Khóa sáng loáng.
- Mặt sau cặp:
+ Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
+ Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.
- Quai cặp:
+ Quai da den để xách.
+ Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.
- Các bộ phận bên trong:
+ Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
+ Công dụng của từng ngăn,...
III. Kết bài:
- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp
dài lắm bạn ơi lên google mà tra