Viết đoạn văn nghị luận về :Tại sao nói chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất
Viết bài văn 2 trang giấy thi chứng minh câu nói sau: "Chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất"
viết 1 đoạn văn nghị luận 12-15 câu về 1 trong 2 vấn đề:
+ chiến thắng bản thân
+ 1 hiện tượng gần gũi với học sinh
giúp mình với nhé cảm ơn các bạn nhiềuuu ❤️
Không phải bất cứ ai khi sinh ra thì cuộc đời đã được trải hoa hồng. Sẽ có lúc có những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Những lúc đó, điều quan trọng nhất chính là việc bản thân có dám đương đầu với nó không, vì “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.
Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một thời gian đấu tranh, khắc phục những khó khăn, thử thách. Vậy nên, chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên sự tự ti, kém cỏi, cái xấu, cái không tốt, … trong chính con người mình. Tóm lại, “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” – câu nói nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc mỗi người thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình để vượt qua chông gai cuộc sống
Thực sự, ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người, chúng ta đã phải đối diện với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên, thiên tai, … Nếu không có sự đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống, thì làm sao con người có thể tồn tại được đến ngày hôm nay? Cho đến tận bây giờ, con người từng ngày vẫn phải đấu tranh với chính mình để chống lại bệnh tật, đói nghèo, … Đứng trước những cám dỗ, con người càng phải đấu tranh quyết liệt hơn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Hẳn mọi người còn nhớ Nguyễn Ngọc Kí – một người mất cả hai tay từ bé, nhưng bằng cả nỗ lực bản thân, giờ đây ông đã có thể viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo tận tụy, hết lòng với công việc.Hiện nay còn có quá nhiều bạn trẻ do được bố mẹ nuông chiều, sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Như vậy, các bạn sẽ dễ bị sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Chính vì thế, câu nói vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Xã hội đang ngày một phát triển và kèm theo đó là những thử thách và cám dỗ, cho nên chúng ta cần có sự bản lĩnh- trước hết là chiến thắng chính mình.
Đấu tranh với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chiến thắng bản thân chính là việc chúng ta nỗ lực học tập, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nan xã hội, tệ nạn học đường … vốn hiển hiện xung quanh và thường trực trong cuộc sống.
Bạn tham khảo
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải chiến thắng bản thân ( dài 1-1.5 trang). Tong đoạn văn sử dụng ít nhất một câu có thành phẩn khởi ngữ, gạch dưới thành phần khởi ngữ đó
Tại sao nói chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại nhất
Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống nhân học các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng và Chiến thắng Mtao Mxây
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của ý chí trong cuộc sống
Thân bài
- Giải thích: “Ý chí” là tinh thần, khả năng, năng lực vượt qua thử thách để thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mình
+ Có ý chí, con người sẽ vượt qua được thử thách, mạnh mẽ đứng lên sau thất bại
- Biểu hiện:
+ Luôn có tinh thần vượt khó khắn
+ Sống có mục tiêu, ước mơ, hoài bão, nỗ lực thực hiện ước mơ đó
+ Luôn chăm chỉ, siêng năng, cần cù trong mọi công việc
+ Có kế hoạch rõ ràng, luôn trau dồi học hỏi
- Ý nghĩa:
+ Là nhân tố quyết định thành công của một người
+ Giúp họ sống tích cực và đúng đắn, không sa ngã vào tệ nạn
- Dẫn chứng:
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký
+ Hồ Chí Minh: Vượt qua đại dương, đi hơn 30 nước tìm đường giải phóng dân tộc
- Phản đề:
+ Có một số bộ phận sống không ý chí, mục tiêu, hoài bão
+ Sống buông thả, sa vào tệ nạn xã hội
Kết bài: Bài học về rèn luyện ý chí
Bài làm
Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.
Nghị lực sống của con người trước hết chính là bản lĩnh, sự cố gắng, kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều vất vả, nhiều dằn vặt. Đây có thể coi là động lực để hình thành nên ý chí, nghị lực này.
Đâu đây trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê la xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rớt nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.
Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn.Con đườngđại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiệnước mơcủa mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không.
Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trường thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được.
Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân. Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.
Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng. Nghị lực sống của con người là điều mà mỗi người cần cố gắng, cần rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.
Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống nhân học các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng và Chiến thắng Mtao Mxây
CHÚ Ý: CHỈ LÀ DÀN Ý , BÀI BẠN TỰ KHAI TRIỂN RA NHÉ
Dàn ý nghị luận về sức mạnh của ý chí con người
I Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- Rút ra vấn đề nghị luận từ các đoạn trích.
- Ý chí: là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu.
- Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống.
2. Bàn luận về sức mạnh ý chí của con người:
- Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:
Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không chịu đầu hàng.Người có sức mạnh ý chí sẽ không ngừng học hỏi, luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân.- Dẫn chứng về người có sức mạnh ý chí:
Trong tác phẩm văn học: nhân vật Hê-ra-clét và nhân vật Đăm Săn.Trong đời sống: thầy Nguyễn Ngọc Ký.- Ý nghĩa của sức mạnh ý chí:
Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.3. Phê phán:
- Phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm.
- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí.
4. Bài học:
- Cần phải trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại.
- Cần có thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định mình.
III. Kết bài:
- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: Vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí đối với mỗi con người.
Cre: gg
Viết bài văn nghị luận bàn về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống nhân học các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng và Chiến thắng Mtao Mxây.
Xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu người đã vượt lên số phận, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt để vươn đến điều tốt đẹp nhất. Đó thực sự là tấm gương để mỗi người học tập, rèn luyện. Cũng vì thế mà nghị lực sống luôn được coi trọng và phát huy không ngừng nghỉ.
Nghị lực sống của con người trước hết chính là bản lĩnh, sự cố gắng, kiên cường để vượt lên tất cả những khó khăn và thử thách. Để có được nghị lực phi thường đó thì bắt buộc con người đó phải chịu quá nhiều vất vả, nhiều dằn vặt. Đây có thể coi là động lực để hình thành nên ý chí, nghị lực này.
Đâu đây trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người, không ít số phận có được nghị lực vươn lên như vậy. Hình ảnh cậu bé tàn tật vẫn lê lết xung quanh khu chợ mỗi buổi chiều tà, ánh mắt cậu buồn rười rượi để bán vé số. Những bước đi nặng nề ấy giữa tiết trời nắng chang chang và tiếng rao vé số như xé lòng. Dù đói nghèo, dù tàn tật nhưng cậu vẫn cố gắng để nuôi sống bản thân, để có thể không phải ngửa tay xin người khác. Một cuộc đời tàn nhưng không phế khiến mọi người rớt nước mắt. Chính nghị lực, sự nỗ lực đã khiến cậu bé vượt lên chính mình, trước kết là vượt lên sự kì thị của mọi người và lòng tự ti của bản thân mình.
Nghị lực sống của con người còn được biểu hiện rất đơn giản, thường xuyên trong cuộc sống, và nó tồn tại ở trong chính con người bạn.Con đường đại học gian nan, với nhiều thử thách ở phía trước. Bạn muốn chạm vào cánh cổng đại học, nơi bạn có thể thực hiệnước mơcủa mình. Bạn phải cố gắng, phải kiên cường, phải tìm tòi. Nếu không có nghị lực thì liệu rằng bạn có thể đạt được ước mơ đó không.
Khi đã có nghị lực trong con người mình thì bạn sẽ thấy mình trường thành hơn, học tập được nhiều điều. Những người có nghị lực là những người có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân, bằng sức lực của bản thân, không dựa dẫm, ỉ lại vào bất kỳ ai. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được.
Nghị lực sẽ giúp bạn có thể tự tin đương đầu với thử thách, sóng gió, kể cả nỗi bất hạnh và mất mát bạn cũng có thể chịu đựng được. Là bởi vì bạn đã được rèn giũa, tôi luyện hằng hằng bằng chính nghị lực của bản thân. Chắc hẳn chúng ta chưa quên hình ảnh người thầy Nguyễn Ngọc Ký với sự cố gắng, nỗ lực, vượt lên chính mình để có thể trở thành người có ích cho xã hội như hiện nay. Không phải tự nhiên mà họ thành tài, cũng không phải trời thương, trời cho. Đó chính là quá trình cố gắng, kiên trì, miệt mài và không ít lần rơi nước mắt để có thể đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ này. Đó chính là nghị lực phi thường, một nghị lực khiến ai cũng phải ngưỡng mộ và ngạc nhiên.
Tuy nhiên, bên cạnh những người biết vươn lên, có nghị lực thì có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Điều này thật nguy hại khi chính bản thân họ đang tự đưa mình vào ngõ cụt. Không cố gắng, không có chí tiến thủ, không biết tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ chỉ mãi mãi là người đi sau. Xã hội cần những con người có ý chí và nghị lực chứ không cần những kẻ có bằng cấp nhưng thiếu thực lực.
Mỗi chúng ta hiện nay đang là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường thì nghị lực là điều vô cùng quan trọng. Rèn luyện đức tính này thì bạn sẽ là người có một bước đệm chạm vào tương lai rất dễ dàng. Nghị lực sống của con người là điều mà mỗi người cần cố gắng, cần rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho xã hội.
viết một đoạn văn nghị luận ngắn trình bày giải pháp của bản thân để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
cho biết đoạn văn dưới đây nói về chiến thắng trên sông Bạch Đằng do ai lãnh đạo . Ý nghĩa lớn nhất cảu chiến thăng này là gì
Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.[1] Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc[1].
Sau chiến thắng vang dội này, vị danh tướng Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.[1]
Mục lục
[ẩn] 1Hoàn cảnh2Diễn biến2.1Ngô Quyền bao vây và giết chết Kiều Công Tiễn2.2Kế hoạch của quân Nam Hán2.3Kế hoạch của Ngô Quyền2.4Thủy chiến trên sông Bạch Đằng2.5Kết quả3Di sản4Ý nghĩa5Truyền kì6Xem thêm7Chú thích8Tài liệu tham khảo
Hoàn cảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán - một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân - giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.[2]
Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.[2]
Kiều Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.[3]
Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" và "Giao Chỉ vương", thống lĩnh thủy quân.[3]
Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: Kiều Công TiễnNgô Quyền bao vây và giết chết Kiều Công Tiễn[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.
Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới.
Kế hoạch của quân Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]
Vua Nam Hán Cao Tổ Lưu Nghiễm cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu là Tiêu Ích. Ích nói:
“
Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến.
”
— Sùng Văn Hầu Tiêu ÍchVua Nam Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.
Kế hoạch của Ngô Quyền[sửa | sửa mã nguồn]
Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng rằng:[1]
“
Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.
”
— Ngô QuyềnNgô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.
Thủy chiến trên sông Bạch Đằng[sửa | sửa mã nguồn]
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.
Trận Bạch Đằng- 938Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng với hơn một nửa quân sĩ.
Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]
Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu[1].
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
Di sản[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1288, quân Đại Việt do Trần Hưng Đạo lãnh đạo giao chiến với quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. Trước đó, Trần Hưng Đạo đã cho đóng cọc và phủ cỏ lên trên rồi cho quân khiêu chiến, giả vờ bỏ chạy. Quân Nguyên đuổi theo, quân Đại Việt cố sức đánh lại. Nước triều rút xuống, thuyền quân Nguyên vướng cọc và nghiêng đắm gần hết. Trận này quân Nguyên đại bại, bắt được tướng Nguyên là Ô Mã Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc và 400 chiến thuyền.[4]
Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
“Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: "Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu" vậy chăng?”
— Ngô Sĩ Liên[1]“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đến, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.”
— Ngô Sĩ Liên [1]1
“Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn cho nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần, về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy.”
— Việt Nam sử lược, soạn giả Trần Trọng KimTrận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hánkhông phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:
“
Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu
”
— Việt sử tiêu án - Ngô Thì SĩCòn theo vua Dực Tông nhà Nguyễn
“
Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém, nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen. Nếu gặp phải tay Trần Bá Tiên, mà bảo rằng Ngô Quyền không phải theo gót Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, thì ít có lắm!
”
— Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục - Quốc sử quán triều NguyễnTruyền kì[sửa | sửa mã nguồn]
Sách Việt điện u linh, chương Bố Cái Đại Vương đã thuật lại chuyện Phùng Hưng hiển linh để trợ giúp Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán:
Thời Ngô Tiên chúa kiến quốc, Bắc binh nhập khấu, Tiên chúa đã lo, nửa đêm hốt nhiên mộng thấy một ông già đầu bạc, y quan nghiêm nhã, tay cầm quạt lông, chống gậy trúc, tự xưng tính danh rằng: Ta lãnh thần binh vạn đội, sẵn sàng mai phục các chỗ yếu hại, chúa công tức tốc tiến binh chống cự, đã có âm trợ, chớ lo phiền chi cả.
Đến khi tiến binh trên Bạch Đằng, quả thấy trên không có tiếng xe ngựa, trận ấy quả được đại tiệp; tiên chúa lấy làm lạ, chiếu kiến lập miếu điện, trang nghiêm có từng hơn xưa, lại sắm thêm quạt lông, cờ hoàng đạo, chiên đồng, trống đại, rồi làm lễ thái lao, con hát đến làm lễ tạ; lịch triều theo đó dần dần thành ra cổ lễ.[5]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Dương Đình NghệNgô QuyềnDương Tam KhaKiều Công TiễnNam HánLưu NghiễmChú thích[sửa | sửa mã nguồn]
^ a ă â b c d đ e ê g Tiền Ngô Vương - Đại Việt Sử ký Toàn thư^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, soạn giả Phan Phu Tiên, Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...; dịch giả Viện sử học Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 53, 54^ a ă Đại Việt sử ký toàn thư, soạn giả Phan Phu Tiên, Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...; dịch giả Viện sử học Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 53^ Đại Việt Sử ký Toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...; Dịch giả Viện sử học Việt Nam; Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993; bản điện tử, trang 198^ Việt điện u linh, soạn giả Lý Tế Xuyên, Nhà xuất bản Dâng LạcTài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc; Dịch giả:Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam; Nhà xuất bản: Viện Đại học Huế 1961Đại Việt Sử ký Toàn thư; Soạn giả Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...; Dịch giả Viện sử học Việt Nam; Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993.Việt sử tiêu án, soạn giả Ngô Thì Sĩ, Dịch giả: Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên Lạc Văn hóa Á Châu; Nhà xuất bản: Văn Sử 1991.Lịch triều hiến chương loại chí, soạn giả Phan Huy Chú, dịch giả Viện sử học Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, 2006.Việt Nam sử lược; soạn giả Trần Trọng Kim, Trung tâm học liệu xuất bản, bản điện tử.Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.[1] Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc[1].
chiến thắng bạch đằng do Ngô quyền lãnh đạo.
nhớ tick