Nêu hiện tượng và viết ptpư Glyxerol tác dụng với hh CuSO4 và NaOH

Nêu hiện tượng và viết pthh 1/Sodium hydroxide (NaOH) tác dụng với muối iron (III) chloride (FeCl3). 2/Copper (II) hydroxide Cu(OH)2 tác dụng với hydrochloric acid (HCl). 3/Copper (II) sulfate (CuSO4) tác dụng với kim loại sắt (Fe). 4/Barium chloride (BaCl2) tác dụng với muối sodium sulfate (Na2SO4). 5/Barium chloride (BaCl2) tác dụng với sulfuric acid(H2SO4)
1) Hiện tượng : Tạo kết tủa màu nâu đỏ
\(3NaOH+FeCl_3\rightarrow3NaCl+Fe\left(OH\right)_3\downarrow\)
2) Hiện tượng : Cu(OH)2 tan tạo dung dịch có màu xanh lam
\(Cu\left(OH\right)_2+2HCl\rightarrow CuCl_2+2H_2O\)
3) Hiện tượng : Fe tan dần , có chất rắn màu đỏ bám vào , màu xanh của dung dịch CuSO4 ban đầu nhạt dần
\(CuSO_4+Fe\rightarrow FeSO_4+Cu\downarrow\)
4) Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa trắng
\(BaCl_2+Na_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2NaCl\)
5) Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa trắng
\(BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4+2HCl\)
Nêu hiện tượng và viết phương trình Phenol tác dụng với dd NaOH
Hiện tượng: Chất rắn Phenol tan dần
PTHH: \(C_6H_5OH+NaOH\rightarrow C_6H_5ONa+H_2O\)
cho biết hiện tượng khi ngâm một cây đinh sắt vào bình đựng dung dịch cuso4 và giải thích. Viết PTPƯ
Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ bám vào thanh sắt, dung dịch nhạt màu dần
PT:
Fe + CuSO4 \(\rightarrow\) FeSO4 + Cu
hòa tan hoàn toàn khối lượng Fe và Cu(tỉ lệ 1:1) bằng axit HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muốivà axit ) tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. tính V
các bạn giải theo cách bảo toàn electron nha
Câu 2: Nêu hiện tượng xảy ra khi nhúng mẩu Na vào dung dịch CuSO4. Viết phương trình phản ứng?
Câu 4: Cho 20g hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 tác dụng hết với 25,55g HCl.
a. Viết PTHH
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp. làm hộ mik với
Câu 2
- Mẩu Na có dạng hình cầu, chạy trên bề mặt dung dịch, tan dần vào dung dịch, có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh
2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2
2NaOH +CuSO4 --> Cu(OH)2\(\downarrow\) + Na2SO4
câu 4
a) CuO + 2HCl --> CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl --> 2FeCl3 + 3H2O
b) \(n_{HCl}=\dfrac{25,55}{36,5}=0,7\left(mol\right)\)
PTHH: CuO + 2HCl --> CuCl2 + H2O
______a---->2a
Fe2O3 + 6HCl --> 2FeCl3 + 3H2O
_b------>6b
=> \(\left\{{}\begin{matrix}80a+160b=20\\2a+6b=0,7\end{matrix}\right.=>\left\{{}\begin{matrix}a=0,05\\b=0,1\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}\%CuO=\dfrac{0,05.80}{20}.100\%=20\%\\\%Fe_2O_3=\dfrac{0,1.160}{20}.100\%=80\%\end{matrix}\right.\)
Nêu hiện tượng:
1.Cho 1-2 giọt NaOH vào ống nghiệm chứa 5 ml CuSO4 Nhỏ tiếp dung dịch glucozơ vào
2.Cho dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2
3.Cho hồ tinh bột vào dung dịch Iot Đun nhẹ ống nghiệm. Sau đó làm lạnh
4.Cho 1-2 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch AgNO3/NH3
5.Cho 1-2 giọt dung dịch fructozơ vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch AgNO3/NH3
có làm thì mới có ăn, những cái loại ko làm mà đòi có ăn thì ăn cơm dĩa nhé
Nêu hiện tượng và viết PTHH:
a/ Cho dd BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
b/ Cho dd AgNO3 tác dụng với dung dịch HCl.
c/ Cho 1 mẫu CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl.
a. PTHH: \(BaCl_2+H_2SO_4--->BaSO_4\downarrow+2HCl\)
HT: Có kết tủa trắng xuất hiện.
b. PTHH: \(AgNO_3+HCl--->AgCl\downarrow+HNO_3\)
HT: Có kết tủa xuất hiện.
c. PTHH: \(CaCO_3+2HCl--->CaCl_2+CO_2+H_2O\)
HT: Có khí không màu không mùi bay ra
a) Xuất hiện kết tủa trắng.
\(BaCl_2+H_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2HCl\)
b) Xuất hiện kết tủa trắng.
\(AgNO_3+HCl\rightarrow AgCl\downarrow+HNO_3\)
c) Có khí thoát ra.
\(CaCO_3+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O+CO_2\)
Trình bày thí nghiệm axit tác dụng với kim loại kẽm. Nêu hiện tượng giải thích và viết phương trình phản ứng.
Hiện tượng: sủi bọt khí
\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\uparrow\)
Viết phương trình hóa học và ghi rõ hiện tượng cho các chất sau tác dụng:
a. Cu với AgNO3
b. Fe với Cu(NO3)2
c. BaCl2 với H2SO4
d. Na2CO3 với HCl
e. AgNO3 với NaCl
f. BaCl2 với Na2SO4
g. Na2SO4 với Ba(OH)2
h. CuSO4 với NaOH
a. thanh đồng tan dần xuất hiện tủa xám bám vào thanh đồng
Cu + 2AgNO3 => Cu(NO3)2 + 2Ag
b. thanh sắt tan dần đồng thời xuất hiện tủa đỏ bám vào thanh sắt
Fe+ Cu(NO3)2 => Fe(NO3)2 + Cu
c. xuất hiện tủa trắng
BaCl2 + H2SO4 => BaSO4 + 2HCl
d. dd sủi bọt có khí ko màu thoát ra làm đục nước vôi trong
Na2CO3 + 2HCl =>2NaCl + H2O + CO2
e. xuất hiện tủa
AgNO3 + NaCl => AgCl + NaNO4
f. xuất hiện tủa trắng
BaCl2 + Na2SO4 => BaSO4 + 2NaCl
g. xuất hiện tủa
Ba(OH)2 + Na2SO4 => BaSO4+ 2NaOH
h. xuất hiện tủa xanh
CuSO4+2 NaOH=> Na2SO4 + Cu(OH)2
a. Cu với AgNO3
Hiện tượng: Cu tan dần, dung dịch không màu chuyển thành màu xanh, có chất rắn màu trắng xám bám ngoài dây đồng
PTHH: Cu + 2AgNO3 ===> Cu(NO3)2 + Ag\(\downarrow\)
b. Fe với Cu(NO3)2
Hiện tượng: Fe tan dần, dung dịch màu xanh nhạt dần, có chất rắn màu đỏ gạch bám bên ngoài thanh sắt
PTHH: Fe + Cu(NO3)2 ===> Fe(NO3)2 + Cu\(\downarrow\)
c. BaCl2 với H2SO4
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng bền
PTHH: BaCl2 + H2SO4 ===> BaSO4\(\downarrow\) + 2HCl
d. Na2CO3 với HCl
Hiện tượng: Xuất hiện khí không màu ( Sủi bọt khí)
PTHH: Na2CO3 + 2HCl ===> 2NaCl + CO2\(\uparrow\) + H2O
e. AgNO3 với NaCl
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng
PTHH: AgNO3 + NaCl ===> AgCl\(\downarrow\) + NaNO3
f. BaCl2 với Na2SO4
Hiện tượng: Xuât hiện kết tủa màu trắng
PTHH: BaCl2 + Na2SO4 ===> BaSO4\(\downarrow\) + 2NaCl
g. Na2SO4 với Ba(OH)2
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng
PTHH: Na2SO4 + Ba(OH)2 ===> BaSO4\(\downarrow\) + 2NaOH
h. CuSO4 với NaOH
Hiện tượng: Dung dịch màu xanh nhạt dần, xuất hiện kết tủa màu xanh lơ
PTHH: CuSO4 + 2NaOH ===> Na2SO4 + Cu(OH)2\(\downarrow\)
câu1
hòa tan 320 gam dd cuso4 nồng độ 12,5% và 150 gam naoh nồng độ 20%
a;nêu hiện tượng xảy ra và viết pthh
b;tính khối lượng kết tủa và các chất sau pứ;
c;tính C%sau pứ
Search Results\(a.n_{CuSO_4}=\dfrac{320.12,5}{100}:160=0,25mol\\ n_{NaOH}=\dfrac{150.20}{100}:40=0,75mol\\ CuSO_4+2NaOH\rightarrow Cu\left(OH\right)_2\downarrow+Na_2SO_4\\ \Rightarrow\dfrac{0,25}{1}< \dfrac{0,75}{2}\Rightarrow NaOH.dư\)
Đầu tiên màu xanh lam của \(CuSO_4\) nhạt dần rồi chuyển thành dung dịch không màu(NaOH dư) sau đó xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
\(b.n_{Cu\left(OH\right)_2}=n_{CuSO_4}=0,25mol\\ n_{NaOH\left(dư\right)}=0,75-0,25.2=0,25mol\\ m_{Cu\left(OH\right)_2}=0,25.98=24,4g\\ m_{NaOH\left(dư\right)}=0,25.40=10g\\ c.m_{dd}=320+150=470g\\ C_{\%Cu\left(OH\right)_2}=\dfrac{24,4}{470}\cdot100=5,2\%\\ C_{\%NaOH\left(dư\right)}=\dfrac{10}{470}\cdot100=2,1\%\)