Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Pi Kasuwua
Xem chi tiết

TK#

Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.

Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay thảo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tấm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?"

Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hồn người, tình người tê tái:

"Giấy đỏ buồn không thắm;Mực đọng trong nghiên sầu"...

"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thời có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!

Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:

"Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hay".

Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!

Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:

"Hàng quán người về nghe xáo xác,Nợ nần năm hết hỏi lung tung".

Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:

"Lá vàng rơi trên giấy;Ngoài trời mưa bụi bay...

Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.

Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.

Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?

KO tên
2 tháng 3 2021 lúc 21:49

Với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước. Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc. Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn. Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người. Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lạc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa. Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.

NLT MInh
2 tháng 3 2021 lúc 21:50

Xuất hiện trong phong trào Thơ mới như một làn gió mới, Vũ Đình Liên đã để lại ấn tượng với người đọc bằng bài thơ Ông đồ - một tác phẩm về sự hoài niệm, hoài cổ cho những giá trị xưa của dân tộc. Đọc bài thơ, người đọc chúng ta không khỏi thương cảm cho hình ảnh của những ông đồ "cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn" đã cũ xưa kia. Và hai khổ thơ đầu tiên của bài thơ là hình ảnh của ông đồ già khi thời Nho học còn đang được trọng vọng khiến chúng ta cảm nhận được cái giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam:

Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:

Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực tàu giấy đỏBên phố đông người qua.

Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm.

Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:

Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tài“Hoa tay thảo những nétNhư phượng múa, rồng bay”.

Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật.

Trong khổ thơ 1 2 đó chính là hình ảnh của ông đồ thời xưa, ông xuất hiện làm công việc mỗi năm dịp tết để viết câu đối cho mọi người và tài năng nghệ thuật đó được nhiều người quý trọng, đây chính là nét đẹp của ông đồ thời xưa.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 15:40

Đoạn văn tham khảo:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Nhịp điệu thơ cất lên một cách nhỏ nhỏ, khiêm tốn nhưng thật thiết tha, cảm động, sâu lắng. “ta làm” là điệp ngữ vang lên ở đầu các câu thơ như một khẳng định những ước nguyện chính đáng, cao đẹp thể hiện tâm hồn khát khao được làm việc, cống hiến nhiều nhất cuộc đời.

Hình ảnh đối ứng lặp lại ở đầu bài thơ “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” là thể hiện mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời. là con chim hãy mang lại những âm thanh vang vọng, những tiếng hót say mê lòng người là nốt nhạc, nốt trầm trong bản nhạc nhưng không thể thiếu giàn hợp xướng, trong bản hòa ca tất cả mọi người.

Nguyễn Thị Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Linh
19 tháng 11 2023 lúc 15:29

Hong chép mạng nha

oosp khương ngọc
Xem chi tiết
dảk dảk bruh bruh lmao
24 tháng 11 2023 lúc 19:01

THAM KHẢO:

                       Công cha như núi ngất trời
              Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
                       Núi cao biển rộng mênh mông
              Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao, biển rộng, cù lao chín chữ", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục và ơn nghĩa mang nặng đẻ đau. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như cột trụ, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con "ghi lòng con ơi!" những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc, cao cả được truyền tải mà dù hàng thế đã kỉ trôi qua, câu ca dao ấy vẫn luôn trường tồn với thời gian, được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 1 2024 lúc 20:13

Ấn tượng của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”: Tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.

👁💧👄💧👁
Xem chi tiết
•  Zero  ✰  •
9 tháng 4 2020 lúc 7:27

Bà không chỉ là người chăm lo cho cháu đấy đủ về vật chất mà còn là người làm cho tuổi thơ của cháu thêm đẹp, thêm huyền ảo như trong truyện. Người bà có trái tim nhân hậu, người bà kì diệu đã nhóm dậy, khơi dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn đứa cháu để mai này cháu khôn lớn thành người. Người bà kì diệu như vậy ấy, rất giản dị nhưng có một sức mạnh kì diệu tứ trái tim, ta có thể bắt gặp người bà như vậy trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Tham khảo nha

Học Tốt

# mui #

Khách vãng lai đã xóa
•  Zero  ✰  •
9 tháng 4 2020 lúc 7:34

Tham khảo nha:https://hoidap247.com/cau-hoi/473645

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn đăng chức
9 tháng 4 2020 lúc 8:06
huonggiang9

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!

Thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Thanh niên là lực lượng kế thừa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tương lai đất nước trở nên như thế nào tất cả phụ thuộc vào sự rèn luyện của thế hệ thanh niên hôm nay. Bởi thế, để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm ấy, mỗi thanh niên phải xây dựng lý tưởng sống cao đẹp. Lý tưởng sống của thanh niên không có gì khác ngoài lý tưởng yêu nước.

    Lí tưởng sống là mục đích tốt đẹp, là ý nghĩa cuộc đời mà mỗi con người muốn hướng tới. Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội, đất nước và nhân loại.

   Lí tưởng quyết định sự thành công của con người trong cuộc sống. Lí tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho con người để đạt thành công. Lí tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Lí tưởng sống của thanh niên hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước.

   Thanh niên là người còn trẻ, đang độ tuổi trưởng thành; là những người có ước mơ, khát vọng tràn đầy, mãnh liệt; có thể phát triển, trí tuệ, tư duy cũng phát triển nên có khả năng thực hiện được hoài bão của mình.

    Thanh niên là những người chủ tương lai của đất nước như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Thanh niên là chủ thể của thế giới, là nguồn động lực giúp cho xã hội phát triển, là những người không ngừng được nâng cao về chất lượng; thể lực, trí tuệ ngày càng phát triển, được học hành cao hơn, tiếp thu nhiều với công nghệ hiện đại.

    Mỗi thanh niên sẽ có quan niệm của mình về lí tưởng, tùy thuộc vào hoàn cảnh, trình độ, cách sống của mình. Lí tưởng sống của thanh niên có nhiều mặt: lí tưởng chính trị, lí tưởng nghề nghiệp, lí tưởng thẩm mĩ,... Thế nhưng nó luôn lấy lời dạy của Bác làm cốt lõi, nền tảng để phát triển để hướng đến: Chúng ta không một phút nào được quên lí tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta…

    Lí tưởng của thanh niên trong thời kì chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc: phấn đấu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, tất cả cho Tổ quốc quyết sinh. Đã có hàng triệu thanh niên lên đường ra trận, dũng cảm chiến đấu, hi sinh cuộc đời thanh xuân nhất của mình, góp sức quan trọng, cùng toàn dân tộc đánh thắng hai kẻ thù hùng mạnh của thời đại là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hoàn thành được sứ mệnh vinh quang bằng xương máu. (Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác – Lí Tự Trọng).

   Lí tưởng của thanh niên thời nay: Phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội toàn thắng, phải xây dựng Việt Nam trở thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thanh niên ngày nay phải lĩnh sứ mệnh vô cùng cao cả và thiêng liêng, sứ mệnh xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh và hội nhập kinh tế thế giới.

   Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (L. Tolstoi)

   Một số thanh niên không có lí tưởng sống, hoặc lí tưởng sống mờ nhạt. Do được bố mẹ nuông chiều, thiếu sự giáo dục, hoặc do tác động của cơ chế thị trường, nhiều thanh niên lo ăn chơi, hưởng thụ, sống buông thả, sa vào các tệ nạn xã hội. Đại đa số thanh niên hiện nay không quay lưng với quá khứ của dân tộc. Họ thừa kế và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước đã khẳng định tiếng nói và lí tưởng sống của mình, ra sức phấn đấu trên những lĩnh vực cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh và hội nhập quốc tế:

    Tham gia chiến dịch mùa hè xanh: phong trào trí thức trẻ tình nguyện; thanh niên tình nguyện vì cộng đồng về nông thôn, miền núi giúp đỡ người nghèo, xây dựng cầu, đường; giúp đỡ thanh niên lầm lỡ hoàn lương, các hộ nghèo trong xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tham gia giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc tại địa phương…

    Thanh niên nên ra sức học tập, nhanh chóng nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại ở mọi lĩnh vực để phát triển đất nước: những chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển Robocon Việt Nam, những tấm huy chương vàng, huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, đến những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới.

   Thanh niên phải xả thân với nhiệm vụ đấu tranh chống lại bọn tội phạm, chống thiên tai, chống đói nghèo lạc hậu, nuôi dưỡng bản thân, gia đình, đưa đất nước phát triển và hội nhập cùng quốc tế. Nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động, nhiều công trình, nhiều dự án lớn đã thu hút hàng vạn thanh niên tham gia và tạo nên những thành tích lớn, thúc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới toàn diện đất nước: giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu nước mạnh, xây dựng nếp sống văn minh đậm đà bản sắc dân tộc, 4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp, 5 xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc…

Khách vãng lai đã xóa
trung kiên
Xem chi tiết
vy bui
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 12 2021 lúc 20:21

Em tham khảo:

       Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

Anh Nguyễn
Xem chi tiết