Cho biết tên tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt chính và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Cảnh khuya”?
1:Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh Khuya”
2.: Cho biết tác giả ? Thể thơ ? Phương thức biểu đạt ?
3.:Cho biết nội dung chính của bai thơ ?4.Câu hỏi
4.: Cho biết tác giả ? Thể thơ ? Phương thức biểu đạt ?
Câu hỏi 1 ::
Cảnh khuyaTiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Câu hỏi 2 :
Tác giả Hồ Chí Minh
Thể thơ :
Thất ngôn tứ tuyệt
Nội dung :
Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.
Phương thức biểu đạt :
Biểu cảm
1. Em tự xem SGK nhé
2. Tác giả: Hồ Chí Minh
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
PTBĐ: Biểu cảm
3.
Em tham khảo:
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ
hãy nêu tên tác giả ,tác phẩm, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt: thuộc thơ, giá trị nội dung nghệ thuật chủ yếu của :
-Bài học đường đời đầu tiên
-Cây tre Việt Nam
-Lượm
- Bài học đường đời đầu tiên:
+ Tên tác giả: Tô Hoài
+ Tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu kí
+ Thể loại: Truyện
+ Hoàn cảnh sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám 1945
+ Phương thức biểu đạt: tự sự
bài học đường đời đầu tiên
tác giả ; Tô Hoài
tác phẩm : DẾ mèn phiêu lưu kí
hoàn cảnh sáng tác : cách mạng tháng tám 1945
phương thức biểu đạt : Tự sự , Miêu tả
thể loại : Truyện dài
bài cây tre vn
tác giả : Thép Mới
thể loại : Kí
hoàn cảnh sáng tác : Viết năm 1955
phương thức biểu đạt :Phương thức biểu đạt chính của bài Cây tre Việt Nam: miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên, cho biết các câu thơ em vừa chép
thuộc bài thơ nào, nêu hoàn cảnh sáng tác, tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt
của văn bản.
b. Trong câu thơ đề bài cho, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác
dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
c. Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ vừa
chép. ( đoạn văn có sử dụng 1 từ ghép đẳng lập, 1 điệp ngữ- gạch chân chú thích)
Câu 1 : Nêu Tên tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt của 3 văn bản : Bánh trôi nước, Cảnh Khuya, Tiếng gà trưa
Bánh trôi nước:
Tác giả:Hồ Xuân Hương
Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Phương thức biểu đạt:Biểu cảm
Cảnh khuyu
Tác giả:Hồ Chí Minh
Thể thơ:Thất ngon tứ tuyệt đường luật
Phương thức biểu đạt:Biểu cảm
Tiếng gà trưa:
Tác giả:Xuân Quỳnh
Thể thơ:Năm chữ
Phương thức biểu đạt:Biểu cảm
1.Chép chính xác khổ thơ thứ nhất bài thơ"Đồng chí".
2.Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác thơ.
3.Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
1 . Hãy chép lại chính xác 2 bài thơ ''Cảnh khuya'' và bản dịch thơ của ''Rằm tháng giêng''
2. Cho biết tác giả , hoàn cảnh sáng tác của 2 bài thơ trên . Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện như thế nào ?
3. Trong hai câu thơ đầu của bài thơ Cảnh khuya, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ . Hãy chỉ ra và nêu tác dụng
4. Cho câu chủ đề : '' Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại'' Em hãy viết tiếp 1 đoạn văn khoảng 8 câu làm sáng tỏ ý trên.
1.
''Cảnh Khuya''
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
''Rằm tháng giêng''
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông Xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
2.
-Bài thơ ''Cảnh khuya'' được viết năm 1947 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp , viết tại khu Việt Bắc . Tác giả : Hồ Chí Minh.
-Bài thơ '' Rằm tháng giêng '' được viết năm 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác giả : Hồ Chí Minh . Người dịch : Xuân Quỳnh.
-Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện :
+ Tâm hồn thi sĩ : yêu thiên nhiên , yêu thiên nhiên tha thiết , sâu nặng
+ Nhưng đồng thời nó còn thể hiện phẩm chất của 1 người chiến sĩ : lạc quan , tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng , phong thái ung dung , đặc biệt là lòng yêu nước sâu nặng
3.
-Trong câu thơ đầu tiên , tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa . Phương diện so sánh là trong, hình ảnh được so sánh với tiếng suối là tiếng hát xa , gợi âm thanh của tiếng suối ngân nga , du dương , êm ái , trong vắt từ xa vọng lại. Âm thanh rất nhỏ mà lại thu hút được sự chú ý của nhà thơ chứng tỏ cảnh đêm khuya đó rất yên tĩnh. Tác giả đã dùng cái động (âm thanh) để khắc họa không gian vô cùng yên tĩnh của núi rừng Việt Bắc. So sánh tiếng suối với tiếng hát - sự vật thân thuộc với con người làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi , thân thiết , sống động và ấm áp.
-Điệp từ : ''Lồng''
+Lồng nghĩa là đan kết , giao hòa vào nhau , đan xen vào nhau của sự vật.
-Từ Lồng được lặp lại 2 lần cho thấy bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp , đường nét , hình khối , không gian vừa có chiều cao của bầu trời , vừa có bề rộng của cánh rừng. Bức tranh chỉ có 2 gang màu sáng tối nhưng vô cùng ấm áp , quấn quýt. Cảnh vật ở đó trở nên lung linh , huyền ảo, sinh động
4.
Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại.Cả hai bài thơ này đều sử dụng thể thơ cổ : thể thơ ''thất ngôn tứ tuyêt đường luật ''.Chất liệu của bài thơ ca cổ như trăng , hoa , tiếng suối , dòng sông , đó là những thi liệu mà những nhà thơ dùng để miêu tả , gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở cách miêu tả cảnh vật bằng những nét chấm phá đơn sơ , chủ yếu gợi hồn của cảnh vật .Vẻ đẹp cổ điển đó còn thể hiện ở sự giao hòa , gắn bó với thiên nhiên của nhân vật trữ tình.Vẻ đẹp hiện đại ở : cảnh thiên nhiên không tĩnh tại, không ngưng đọng mà luôn vận động , hướng về ánh sáng , hướng về sự sống. Nhân vật trũ tình không phải nhân vật ẩn sĩ mà là con người hành động , yêu thiên nhiên , gắn bó với thiên nhiên. Đặc biệt , vẻ đẹp hiện đại còn thể hiện ở chính nhân vật trữ tình: vừa là thi sĩ , vừa là chiến sĩ cách mạng, luôn lo cho dân , cho nước.Như vậy , vẻ đẹp cổ điển và hiện đại hòa quyện thống nhất trong bài thơ , đó cũng chính là sự kết hợp giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ trong con người của Hồ Chí Minh
1. Câu hỏi phần đọc - hiểu chung:
- Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc)
2. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ đầu:
? Hai câu thơ em vừa đọc tả cảnh gì?
? Nguyệt chính viên có nghĩa là gì?
? Hãy tưởng tượng không gian lúc này như thế nào.
? Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng?
? Hai câu đầu gợi cho ta 1 cảnh tượng như thế nào?
3. Câu hỏi tìm hiểu 2 câu thơ cuối:
? Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong lời thơ nào?
? Đặt trong đề tài thơ kháng chiến của Bác, em hiểu như thế nào về “bàn bạc việc quân”?
? Trong nguyên tác câu thơ thứ 3 cho người đọc biết thêm điều gì? Nó gợi lên không khí ntn?
? Chi tiết ấy giúp em hiểu thêm điều gì về con người Bác?
? Hai câu cuối nói lên đời sống phong phú, sôi nổi của thi nhân: Câu 3 chuyển sang một ý thơ mới - từ tả cảnh chuyển sang nói về hoạt động của Bác trong đêm rằm ấy.
? Hình ảnh con người ở đây được miêu tả ntn?
? Hình ảnh thơ nào là đặc sắc nhất trong câu thơ cuối ? Cảm nhận của em về hình ảnh này ?
? Nghệ thuật đặc sắc của 2 câu thơ cuối? (hình ảnh thơ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng, giọng điệu…)
? Cảm nhận về hình ảnh con thuyền và vầng trăng trong 2 câu cuối ?
4. Câu hỏi đánh giá, liên hệ và tổng kết:
? Qua bài thơ, em có nhận xét gì về phong thái của Hồ Chí Minh ? Hãy lấy dẫn chứng chứng minh ?
? Từ đó em hãy nhận xét về mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại cảnh. Sự hoà hợp này cho thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn Hồ Chí Minh?
? Bài thơ cho em hiểu gì về tâm hồn và phong thái của Bác?
? Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?Qua bài thơ em hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp tâm hồn HCM? bài rằm tháng riêng lớp 7 nhá
bài rằm tháng riêng lớp 7 nhá
đọc hai văn bản tìm hiểu; Tác giả, thể thơ, hoàn cảnh sáng tác, PTĐB chính (Bài cảnh khuya, Rằm tháng giêng giúp tui nha cảm ơn nhìu;> )
-Cảnh khuya:
+Tác giả:Hồ Chí Minh.
+Hoàn cảnh sáng tác:thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(cuối năm 1947) ở chiến khu Việt Bắc.
+PTBĐ:biểu cảm.
-Rằm tháng giêng:
+Tác giả:Hồ Chí Minh.
+Hoàn cảnh sáng tác:viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp(năm 1948) ở chiến khu Việt Bắc.
+PTBĐ:biểu cảm+miêu tả.
Chép thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tác giả của bài thơ là ai? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Chỉ ra phép điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ trên và tác dụng của nó?
Câu 1:
-Tác giả là Hồ Chí Minh.
-Đôi nét về tác giả:
+Là người chiến sĩ cách mạng,anh hùng dân tộc,vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
+Là nhà văn,nhà thơ lớn của Việt Nam.
+Là danh nhân văn hóa thế giới.
-Hoàn cảnh sáng tác:trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc.
Câu 2:
-Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt.
-Phương thức biểu đạt:biểu cảm.
Câu 3:
-Điệp từ ''lồng'':tạo vẻ đẹp quấn quýt,giao hòa của thiên nhiên.
-Điệp từ ''chưa ngủ'':tình yêu thiên nhiên gắn liền với yêu nước.Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác,nhà thơ-người chiến sĩ cách mạng.
1/ Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội
- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
hoàn cảnh sáng tác :bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc
2/
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
PTBD: biểu cảm
3/
Điệp ngữ: "lồng"
=> Trăng hòa quyện với cây, hoa tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Điệp ngữ: chưa ngủ
=> Nhấn mạnh ý Bác "chưa ngủ" vì lo "nỗi nước nhà" . Cho ta thấy Bác là người chẳng những yêu thiên nhiên mà còn có lòng yêu nước sâu nặng. Hết lòng vì nước, vì dân.