Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 7 2019 lúc 5:20

1. Mở Bài :

Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

2. Thân Bài :

- Khổ 1

   + Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.

   + Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.

- Nghệ thuật:

   + Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).

   + Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

3. Kết bài:

“Tràng giang” của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.

- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 11 2019 lúc 13:55

=> Đáp án A

Minhh Minhh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
9 tháng 4 2021 lúc 18:03

Tham khảo:

Trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, khổ thơ cuối là một trong những khổ thơ cô đọng, giàu hình tượng và nghệ thuật nhất, cũng là khổ thơ thể hiện rõ nhất tâm trạng của chủ thể trữ tình. Qua khổ thơ, người đọc có thể thấy được những nét hiện đại pha lẫn với yếu tố cổ điển đã làm nổi bật nên nỗi nhớ nhà và tâm trạng lo lắng trước thời cuộc, vận mệnh đất nước của người thanh niên.

Thiên nhiên trong đoạn thơ này có sự vận động dữ dội, những đám mây trắng từ đâu đùn về tạo thành những dãy núi bạc trên bầu trời in bóng dưới dòng sông, câu thơ như một bức tranh sơn thủy, hữu tình. “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” câu thơ cũng gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ của non sông mà qua nó ta cảm nhận được tình cảm của thi nhân đối với quê hương đất nước.

Câu thơ thứ 2 là hình ảnh của một cánh chim chiều nhưng được miêu tả rất đặc biệt, bóng chiều như có cả hình khối và sức nặng đang đè lên cánh chim nhỏ nhoi. Con chim thì như đang vội vã chạy trốn bóng chiều đang sa xuống. Hình ảnh thơ như nói hộ nỗi bơ vơ, sự lạc loài của chính nhà thơ bởi giờ đây ông cảm thấy mình cũng như cánh chim nhỏ nhoi kia, muốn chạy trốn cuộc đời nhưng không biết đi về phương nào.

 

Câu thơ thứ 3 “Lòng quê dợn dợn vời con nước” sử dụng cách nói kiệm lời. Lòng quê tức là nỗi lòng cứ từng đợt, từng đợt trào dâng (dợn dợn), nó cũng giống như những con sóng bên sông cứ tiếp nối nhau về chân trời xa vời vợi.

Nỗi buồn nhớ quê như mênh mang vô tận bao trùm cả không gian. Theo Huy Cận thì thời kì này ông đang sống ở xa quê hương mà như không có quê hương. Trước sông nước mênh mông càng thấy trống vắng lạc loài, càng khao khát sự đoàn tụ, sum vầy.

Câu thơ kết “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi nhớ câu thơ của Thôi Hiệu song ý thơ lại có những nét khác. Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông rồi liên tưởng đến những ngọn khói lam chiều mà lòng trào dâng nỗi nhớ quê hương. Còn ở đây dù không có khói mà cứ chiều xuống nỗi nhớ nhà lại cồn cào đau đầu trong lòng thi nhân. Hình như so với Thôi Hiệu thì nỗi nhớ trong Huy Cân nó canh cánh, da diết, chảy bỏng hơn.

Cả bài thơ Tràng giang vốn đã đượm một nỗi buồn man mác thì đến khổ thơ cuối cùng này, nỗi buồn ấy lại càng như trở nên sâu đậm hơn. Tác giả đã sử dụng hàng loạt từ “cánh nhỏ”, “chiều sa”, “dợn dợn”, “vời”, “nhớ” càng tô đậm thêm nỗi buồn man mác của nhà thơ. Khổ thơ này nhà thơ cũng nhắc đến quê hương và nhà của mình. Dường như sau hàng loạt khung cảnh mênh mang sóng nước, sự trĩu nặng của tâm trạng khi cảnh vật về chiều thì cuối cùng tác giả cũng phải bật thốt lên về nỗi nhớ thương của mình trong khổ thơ cuối cùng này. Phải dồn nén thế nào, nỗi nhớ chan chứa và sâu lắng ấy mới được nhà thơ gói gọn trong hai dòng thơ cuối.

Bài thơ Tràng giang, đặc biệt là khổ thơ cuối cùng, là sự kết tinh của những hình ảnh thơ hiện đại và cổ điển. Cách vận dụng sáng tạo thơ xưa của Thôi Hiệu với sự diễn đạt của riêng nhà thơ đã tạo nên một phong cách rất Huy Cận. Qua đây, người đọc có thể thấy được cảnh đẹp kì vĩ của non sông đất nước và sự cô đơn, lạc lõng của người thanh niên đứng trước trời đất mà bất lực về bản thân.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 11 2017 lúc 12:36

1. Mở bài: Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

2. Thân bài:

- Khổ 1

   + Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.

   + Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.

- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.

- Nghệ thuật:

   + Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).

   + Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

3. Kết bài: Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.

- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.

Minhh Minhh
Xem chi tiết
Phạm Hà Duy
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Gia Hiển
1 tháng 2 2016 lúc 16:49

Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc nhất trong phong trào thơ mới. Thơ ông rất giàu chất suy tưởng, triết lí, luôn thể hiện sự giao cảm giữa con người và vũ trụ. Tràng giang là một trong những bìa thơ tiêu biểu của tác giả, thể hiện đầy đủ tư tưởng và phong cách thơ của nhà thơ.

Ngay ở câu đề từ của bài thơ, nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn của cảnh vật cũng như của tâm trạng người thi sĩ, lời đề từ đã thâu tóm ngắn gọn và chính xác cả cảnh lẫn tình của bài thơ.

Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngã

Củi mội cành khô lạc mấy dòng

Đứng trước cảnh mênh mông sông nước, nỗi buồn của tác giả như được nhân lên. Ngay ở khổ thơ đầu tác giả đã dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh để khái quát về cảnh vật, qua những cảnh vật ấy tác giả muốn thể hiện tâm trạng của mình. Hình ảnh "sóng gợn" gợi cho ta liên tưởng tới những làn sóng đang lan ra, loang ra đến vô tận cũng giống như nổi buồn của nhà thơ âm thầm mà da diết khôn nguôi. Con sóng ở giữa một dòng sông dài và rộng càng làm cho nỗi buồn của nhà thơ được nhân lên. Cảnh con thuyền và mọi cảnh vật đều cô đơn càng làm cho người thi sĩ mang đầy tâm sự trong lòng không biết bày tỏ tâm trạng cùng ai. Tác giả đã dùng những hình ảnh hết sức đời thường để đưa vào thơ ông và đó là sự sáng tạo độc đáo trong phong cách thơ của ông.

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng bến cô liêu

Lại một lần nữa tác giả đã dùng những hình ảnh "cồn, gió, làng, chợ, bến" để giãi bày tâm sự của mình. Bằng cảm nhận của tác giả cảnh vậy trở nên thưa và vắng mang đậm nét buồn, làm cho cảnh vật vắng lặng, buồn tẻ, im ắng và cũng chính vì im ắng nên nhà thơ cảm nhận được.

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Tác giả nhận được những âm thanh sinh hoạt của đời sống hằng ngày, nhưng âm thanh đó không rõ ở chỗ nào. Nhà thơ đã cố gắng tĩnh tâm để nghe ngóng cái âm thanh mơ hồ kia, nhưng không thể cảm nhận được và nhà thơ đã chuyển nhãn quan của mình đến một điểm mới.

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng bến cô liêu

Nhà thơ sử dụng nghệ thật đối ý nắng xuống và trời lên để gợi sự chuyển động hai chiều của đất trời và cũng là nỗi buồn trong tâm trạng của nhà thơ. Đứng giữa một vùng mênh mông sông nước, đất trời hun hút, con người càng nhỏ bé hơn và nỗi buồn thì dài vô tận.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Hình ảnh cánh bèo gợi cho ta liên tưởng tới một kiếp người trôi nổi, lênh đênh. Bèo trôi không biết dạt về đâu, không có một cái cầu, không chuyến đò để đưa khách, cảnh tưởng như vậy thì làm sao con người thoát được nỗi buồn. Miêu tả cảnh vật đó, tác giả đã thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời, mong muốn thoát khỏi nỗi buồn u uất của cuộc đời để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Sau khi ngắm hết những cảnh vật xung quanh mình, nhà thơ đã hướng nhãn quan của ông đã hướng lên vũ trụ và ông thấy hình ảnh đầu tiên là những đám mây, với từ "đùn" cho thấy chúng chồng xếp mạnh mẽ lên nhau thành núi sau đó được ánh hoàng hôn chiếu vào tạo ra màu sắc lấp lánh mà nhà thơ gọi nó là "núi bạc". Hình ảnh này tuy rực rỡ nhưng lại ẩn chứa nổi buồn của ông, giống như nổi buồn của ông tích tụ như núi.cùng với đám mây còn có hình ảnh cánh chim.

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Tác giả đã dùng tự láy "dợn dợn" để diễn tã những con sóng vời theo con nước lan tỏa ra tích tắt cho thấy nổi nhớ nhà luôn thường trực trong ông và sẵn sàng lan tỏa ra khắp nơi.

Bài Tràng giang đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đến da diết của nhà thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, nhà thơ đã tức cảnh mà sinh tình, đó là tình cảm chân thành với quê hương đất nước của nhà thơ. Với cách tiếp cận với những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, Tràng giang đã trở thành một sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam.

 

 

Nguyễn Trọng Hiếu
1 tháng 2 2016 lúc 16:49

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930 - 1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng tám, thơ ông mang nổi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như" “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca”, Kinh cầu tự”. Nhưng sau Cách mạng tháng tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động" “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”, “Bài thơ cuộc đời”… Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ “Tràng giang ”. Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng tám.

Bài thơ được trích từ tập “Lửa thiêng”, được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.

Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài

Sóng gợi Tràng giang buồn điệp điệp

….

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. “Tràng giang” là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm “anh” đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ “Tràng giang” mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng.

 

Tứ thơ “Tràng giang” mang nét cổ điển như thơ xưa" Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh thần hiện đại.

Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài" “Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài”. Trước cảnh “trời rộng”, “sông dài” sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm “bâng khuâng” và nhớ. Từ láy “bâng khuâng” được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con “sông dài”, nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.

Và ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế.

Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này. Hai từ láy nguyên “điệp điệp”, “song song” ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Và không chỉ mang nét đẹp ấy, nó còn đầy sức gợi hình, gợi liên tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước thì cứ cuốn đi xa tận nơi nào, miên man miên man. Trên dòng sông gợi sóng “điệp điệp”, nước “song song” ấy là một “con thuyền xuôi mái”, lững lờ trôi đi. Trong cảnh có sự chuyển động là thế, nhưng sao chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng “Tràng giang ” dài và rộng bao la không biết đến nhường nào.

Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng.

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thuyền trôi đi nhờ nước xô, nước vỗ vào thuyền. Thế mà Huy Cận lại thấy thuyền và nước đang chia lìa, xa cách “thuyền về nước lại”, nghe sao đầy xót xa.

 

Chính lẽ vì thế mà gợi nên trong lòng người nỗi “sầu trăm ngả”. Từ chỉ số nhiều “trăm” hô ứng cùng từ chỉ số “mấy” đã thổi vào câu thơ nỗi buồn vô hạn.

Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ nhất qua câu thơ đặc sắc" “Củi một càng khô lạc mấy dòng”. Huy Cận đã khéo dùng phép đảo ngữ kết hợp với các từ ngữ chọn lọc, thể hiện nổi cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. “Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi.

Nét đẹp cổ điển “tả cảnh ngụ tình” thật khéo léo, tài hoa của tác giả, đã gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như con sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói “Củi một cành khô” thật đặc biệt, không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, mà còn hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng.

Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Hai từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu” được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. “Lơ thơ” gợi sự ít ỏi, bé nhỏ “đìu hiu” lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh “cồn nhỏ”, gió thì “đìu hiu”, một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi “đâu đó”, âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi “đâu” như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là “đâu có”, một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.Đôi mắt nhân vật trữ tình nhìn theo nắng, theo dòng trôi của sông.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

“Nắng xuống, trời lên” gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa" bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. “sâu chót vót” là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với “sông dài, trời rộng”, còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao" “bến cô liêu”.

Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như" sông, trời, nắng, cuộc sông cón người thì buồn tẻ, chán chường với “vãn chợ chiều”, mọi thứ đã tan rã, chia lìa.

Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu.

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Khôngcần gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông là hình ảnh thường dùng trong thơ cổ điển, nó gợi lên một cái gì bấp bênh, nổi trôi của kiếp người vô định giữa dòng đời. Nhưng trong thơ Huy Cận không chỉ có một hay hai cánh bèo, mà là “hàng nối hàng”. Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngộp trước thiên nhiên, để từ đó cõi lòng càng đau đớn, cô đơn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là “bờ xanh tiếp bãi vàng” như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật.

Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. “…không… không” để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.

Huy Cận lại khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao"

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Bút pháp chấm phá với “mây cao đùn núi bạc” thành “lớp lớp” đã khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:

Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ “đùn”, khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc.

Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều" Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt Tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng “cánh chim” và “bóng chiều”, vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

 

 

Nguyễn Văn Hưng
1 tháng 2 2016 lúc 16:50

Có những tác phẩm văn học vừa đọc xong, gấp lại là ta sẽ quên ngay, nhưng cũng có không ít những bài văn bài thơ, thật diệu kì, đã đi sâu vào lòng ta bằng một sức hút vô cùng mãnh liệt. Tràng giang của Huy Cận là một tác phẩm như vậy! Đọc Tràng giang, ta cảm thấy từng lời thơ, từng âm điệu... như những dòng chảy của một con sông, cứ len lỏi nhẹ nhàng nhưng chảy sâu vào tận đáy tâm hồn, khắc chạm vào đó những ấn tượng thâm trầm mà sâu sắc!...

“Thơ Huy Cận thường buồn”, Xuân Diệu, người bạn tri kỉ và cũng chính là người bạn đời thân thiết của Huy Cận cũng đã phải thốt lên như vậy! Là hai người bạn thân thiết của nhau, là hai người thi sĩ đa tình cùng yêu mếm và tìm đến với thế giới thiên nhiên vô tận, nhưng ở Xuân Diệu, thiên nhiên say đắm ngọt ngào hương vị ngôn ngữ tình yêu, còn nơi Huy Cận, thì cây cỏ núi sông lại bình thản lặng lẽ như thấm thía nỗi buồn của “cái tôi” lẻ loi cô độc. Tràng giang là một trong những kiệt tác kết tụ từ nỗi sầu “mang mang thiên cổ” đó! Đọc bài thơ, có lẽ ta sẽ bắt gặp được một nỗi buồn, nỗi buồn của chàng thanh niên mà “trọn kiết mắt chàng thường đẫm lệ”, nỗi buồn có lẽ rất… Huy Cận mà đã hơn một lần Xuân Diệu nói về nó như sau:

Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn, không phai sáo thiên thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái tôi, mà ấy là một bản ngậm ngùi dài" có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc bông lau, có phải niềm than vãn của bờ sông bãi cát, có phai mặt trăng một mình đang cảm thông cùng các vì sao? Tiếng rền rĩ dịu em sẽ vấn lấy ta như một dải lụa ôm ấp một vế đau, tiếng len thấm thía vào hồn ta như khí hậu của núi đèo, tiếng làm thành sương đọng lệ trên mắt ta…”.

Một lời nhận xét thật hay! Mà có lẽ chỉ cần bấy nhiêu đó thôi, ta đã hiểu được khá nhiều về thơ Huy Cận!

Và đặc biệt là đối với Tràng giang …

Bài thơ chính là một bức tranh thiên nhiên mà linh hồn của nó là một nỗi buồn xa xăm, hoang vắng, có một cái gì đó như tàn lụi cô đơn"

Sóng gợi Tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Nhìn những cơn sóng nhỏ đang lặng lẽ gối đấu nhau mà đi xa đến tận cuối chân trời, tâm hồn nhà thơ bỗng dâng lên một nỗi buồn “điệp điệp”. Từ “điệp điệp” đã tạo nên hình ảnh một nỗi buồn ngàn trùng, một nỗi buồn triền miên, lớp lớp… Thường người ta nói trùng trùng điệp điệp để chỉ núi non, nhưng ở đây tác giả lại đem nó để miêu tả một nỗi buồn, đúng là một sáng tạo thật độc đáo tong cách dùng từ để hình ảnh hóa một nỗi buồn thật là lãng mạn! Âm điệu thơ như ngân xa da diết, như thân thuộc quen quen! Có lẽ Huy Cận đã liên tưởng đến một câu ca dao:

Sóng bao nhiêu gợn, dạ em sầu bấy nhiêu

Ở đây, có bao nhiêu gợn sóng trên dòng Tràng giang từ là có bấy nhiêu nỗi buồn thi sĩ. Câu thơ không chỉ nghiêng về số liệu mà còn nặng về sắc thái, nỗi buồn chỉ nhẹ nhàng lặng lẽ thôi nhưng da diết và dai dẳng, nó như vô tình ngàn xa và tạo thành một tiếng buồn vô tình, vang vọng mãi giữa đất trời vũ trụ…

Và… nổi bật giữa những lớp sóng bạt ngàn đó là hình anh của một con thuyền, một con thuyền nhỏ nổi bật giữa những lớp sóng nhưng cũng đang khuất chìm trong chúng! Hình ảnh độc đáo vô cùng! Chiếc thuyền con như đang lênh đênh, bập bềnh không định hướng, cứ xuôi mãi, xuôi mãi … theo dòng nước vô tận nghìn trùng…

Cụm từ “nước song song” cũng là một cấu tứ lạ mà ta chưa từng đọc bao giờ, nó đối với “buồn điệp điệp” ở câu trên như để gợi ra một nỗi buồn mênh mông trùng điệp!

Sang câu thơ thứ ba, nước và thuyền đã chuyển động ngược chiều nhau, con thuyền đã không còn trôi xuôi theo dòng nước nữa:

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng…

 

Thế cân bằng song song của câu thơ đã bị phá vỡ. Thuyền về, mà về đâu? … Không rõ! Chỉ để lại một mặt sông vắng bóng thuyền, nỗi cô đơn như trải rộng ra dường như vô tận. Hình ảnh con thuyền cứ khuất dần, khuất dần rồi xa mờ hẳn, nước đành chia “sầu trăm ngả”. Huy Cận đã khéo léo trong việc miêu tả sự vận động của sự vật để nói đến bước đi của không gian. Thời gian vận chuyển theo tầm nhìn con thuyền và không gian cũng mở rộng cùng với nó. Nếu như lúc trước, không gian chỉ xác định theo dòng nước đang chuyển động song song cùng với con thuyền thì hình bóng con thuyền đã trở nên mất dạng, không gian chợt mở rộng ra đến “trăm ngả”, vô tận mênh mông không có lấy một điểm tựa nào! Chính vì vậy, câu thơ thứ ba đã trở thành một đòn bẩy để nâng câu thơ cuối tạo thành một chi tiết độc đáo vô cùng:

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Độc đáo về hình ảnh thơ và cả ý thơ! “Củi một cành khô” có lẽ là một hình ảnh mà ta chưa từng bắt gặp bao giờ, chính nó đã đưa đoạn thơ thoát khỏi bầu không khí cổ kính để trở về với thời hiện đại" một cành củi khô đang nổi trội dập dềnh giữa muôn vàn cơn sóng, lúc bị đẩy bên này, lúc lại dạt sang bên kia… Đó có phải chăng là hóa thân của một kiếp người lữ thứ, luôn lạc lõng bơ vơ, bị cuốn trôi theo chiều xoáy cuộc đời?

Tràng giang đó, vẫn bình thản suy tư qua lớp sóng “buồn điệp điệp”, qua dòng khơi “nước song song” và qua vẻ hừng hờ mặc cho “thuyền về nước lại” mặc cho nhánh củi lạc loài trôi!… Tràng giang!… Sóng gợn Tràng giang!…

Sang khổ thơ sau, tác giả đã đi sâu vào việc mô tả chi tiết nỗi buồn. Cái buồn bang bạc cả không gian giờ đã không còn đi lang thang vô địch trên sông mà đã tấp vào một cồn đất nhỏ:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Cảnh trong bài thơ chứa đầy tâm trạng. Có lẽ Huy Cận đã tập trung tất cả các hình ảnh và nhạc điệu để làm nổi bật lên cái buồn của con người trước cảnh trời rộng sông dài. Cảm giác buồn gởi trong vần điệu, trong các từ gợi hình mong manh và cô quạnh! “Lơ thơ” gợi hình ảnh, “đìu hiu” gợi cảm giác, cả hai từ láy như đã được nhà thơ phát huy hết hiệu quả để mô tả nỗi buồn, một nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, buồn đến lạnh lẽo cô đơn, đến rợp ngợp tâm hồn…

 

Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”, có thể hiểu là “đâu đây có tiếng làng xa vãn chợ”, nhưng đó cũng có thể là câu hỏi mà tác giả đặt ra cho chính bản thân mình" “đâu rồi”, “có đâu” tiếng “làng xa vãn chợ?”…

Ở đây, Huy Cận đã vận dụng khá tự nhiên một thủ pháp quan trọng trong thủ pháp cổ điển" mượn cái “động” để nói đến cái “tĩnh”, cố tìm kiếm và lắng nghe một âm thanh động để lặng đi trong bầu không khí tĩnh lặng đến rợn người!

Nỗi buồn ấy như càng trải rộng hơn trước cái nền không gian mà tác giả dựng nên bằng những từ ngữ vô cùng độc đáo:

Năng xuống, trời lên, sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Cùng một lúc, Huy Cận đã sử dụng thủ pháp của một nhà nhiếp ảnh và nghệ thuật của một nhà hội họa để dựng nên một bức tranh độc đáo. Thông thường từ “chót vót” chỉ được dùng để diễn tả chiều cao, vào thơ sâu thăm thẳm" không gian như vụt lớn hơn ra. Trên bức tranh sông dài hiện thêm một nét trời cao “sâu chót vót”, vài cồn đất nhỏ, “bến cô liêu”. Thiên nhiên phóng khoáng hơn và tưởng chừng sẽ sống động hơn, nhưng không! Khi lòng người còn “đìu hiu”, “cô liêu” thì “cảnh có vui đâu bao giờ”… Vài dải đất giữa sông dài, vài ngọn gió “đìu hiu”, chưa đủ để làm tươi cảnh vật và âm thanh của “tiếng làng xa vãn chợ chiều” thì mơ hồ và mong manh lắm! Quanh tác giả giờ đây chỉ còn có thiên nhiên, một thiên nhiên với cái buồn ảo não và da diết đến bang bạc cả không gian và thời gian" những lớp tiếng sóng gợn Tràng giang, tiếng đìu hiu heo hắt của bờ lau khóm trúc, nỗi sầu vạn cổ tự ngàn xưa chợt theo gió thổi về! Giờ đây, giữa thiên nhiên vũ trụ rộng mênh mông bao la ấy, chỉ còn lại có một mình tác giả, một mình đứng lặng chôn chân trong quạnh quẽ, cô liêu, cũng như Trần Tử Ngang, ngàn năm trước cũng đã có cuộc viễn du tương tự như thế:

Ao người trước đã qua!

Ai người sau chưa tới?

Giữa trời đất vô cùng

Mình ta luôn giọt lệ!

Người cô đơn lại gặp cảnh hoang vắng tịch liêu thì nỗi cô đơn ngày càng thêm đậm. Khổ thơ thứ ba như mở ra cái khunh cảnh dường như không có chút dấu vết nào của sự sống, một khung cnarh như đã bị chìm đắm trong thế giới của sự ngột ngạt đến vô cùng.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Nỗi buồn được mở rộng ra hơn, dù lời thơ có thêm được vài gam màu sắc nhạt nhòa! Cảnh có mở ra thêm bờ bờ bãi bãi, thêm ít màu sắc vàng tô điêm giữa bức tranh và thay thế "củi một cành khô" đơn độc lênh đênh đã là những đám bèo "hàng nối hàng" theo nhau đi mãi. Nhưng "hàng nối hàng" kia chợt xuất hiện trong dòng sông của nhà thơ như câu trả lời, đành để mặc cho tâm hồn mình trở thành một chiếc đảo cô đơn giữa mây trời sông nước" "Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề".

Một loạt các tình từ mênh mông lặng lẽ đã gợi lên không khí vắng vẻ u buồn, lại còn thêm những chi tiết phủ định" "Không một chuyến đò ngang”, không một chiếc cầu nối càng làng tăng nỗi cô liêu quạnh quẽ. Đến đây tình trạng cô đơn có lẽ đã lên tới đỉnh điểm, ước mong tìm thấy một "chút niềm thân mật" ở một “chuyến đò ngang”, một sự liên lạc nào đó với con người qua chiếc cầu nhỏ bé, nhưng tất cả đều không có được:

Thuyền không giao nối đây qua đó

Vạn thuở chờ mong một cánh buồm!

Đôi bờ sông như hai thế giới tách biệt nhau, bờ này tự thu mình không liên lạc với bờ kia! Dòng nước vẫn cứ vô tình hững hờ chảy. Tràng giang mỗi lúc một bao la, mỗi lúc mỗi ai hài dưới tâm tư trĩu nặng của người thi sĩ trẻ, đã sớm vương nỗi sầu thiên cổ mênh mang vaf những cánh bèo đang tản giạt trên lớp sóng nước kia có phải chăng chính là hình ảnh tượng trưng cho thân phận nhà thơ, của lớp người trẻ ở những năm ba mươi, cũng hoang mang vô địch, cũng mỏng manh nhỏ bé, cũng long đong nổi trôi theo dòng chảy bất tận của cuộc đời? Giống như tâm trạng mà Xuân Diệu một lần đã viết" "Chúng tôi cũng bơ vơ, mỗi hồn người là một cõi bơ vơ trong đất trời là một khung bơ vơ". Như vây, cái buồn của Huy Cận, của một chàng thi sĩ đã "hơn một lần gửi áo cho trăng" và lòng vẫn hay "sầu mưa", "tủi nắng” ấy không phải là cái buồn vô cớ, mà nó cũng chính là cái buồn của thời đại, mà nếu nói cho chính xác hơn thì đó là nỗi buồn của thanh niên tiểu tư sản trí thức lúc bấy giờ, những con người bị "giấc mơ con đè nát cuộc đời con" với những mảnh linh hồn nhưng lại bị "thiên hạ bỏ đìu hiu" với những đôi chân "muôn dấu rỗ, thủng gai đời"! Và có lẽ chính vì vậy hơn một lần họ đã từng than thở:

Nếu như chưa biết bao nhiêu lần hốt hoảng

Trong sầu đen đã gãy cánh như dơi

Nếu chưa biết bao nhiêu dòng lệ đắng

Chảy như sông không rửa sạch sầu đời!

Mượn dòng sông để soi linh hồn bé nhỏ cô đơn, nỗi buồn kia như lại càng thêm oằn sâu và trĩu nặng! Nhà thơ đã đem lại cái tâm trạng đầy cô đơn buồn bã ấy mà phủ lên cảnh vật thiên nhiên.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Trên giữa bầu trời xanh mênh mông, mây đùn lên trông giống như những ngọn núi bạc trắng xóa, chợt xuất hiện một cánh chim bé nhỏ mà "Bóng chiều sa nặng đến nỗi nó phải nghiêng cánh" (Xuân Diệu).

Dùng một vật hữu hình để diễn tả một cái vô hình. Thật khó để hình dung được ranh giới giữa cái nhỏ bé hữu hạn và cái lớn lao vô hạn mà Huy Cận đã đưa ra! Cảnh vật hiện lên trong thơ ông dù cho rất buồn nhưng vẫn chưa đựng được một cái gì đó hùng tráng và mạnh mẽ. Điều độc đáo ở đây chính là cách nhìn của nhà thơ! "Trong cánh chim nghiêng, tác giả đã thấy được bóng chiều sa!". Trong lúc Nguyễn Du thấy "bóng chiều" qua những nhánh "tơ liễu thướt tha" Hàn Mặc Tử thấy "bóng xuân sang" trên những giàn thiên lí, thì ở đây Huy Cận cũng tỏ ra tinh tế không kém khi nhận thấy "bóng chiều" về trên một cánh chim nghiêng! Một cánh chim lẻ loi, chấp chới trong ánh chiều đang xuống, khiến cho trời đất như rộng trải ra thêm! Không goian vừa mới trải mênh mông trong dáng dấp ngàn mây "lớp lớp" chất chồng, chợt ầm xuống hoàng hôn rất nhanh, đó cũng là khi tâm hồn người lữ khách chợt bâng khuâng nhớ đến quê nhà.

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Âm hưởng của thơ Đường triền miên trong câu cuối, mượn niềm luyến nhớ quê hương của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu.

Nhật một hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

Nhưng Huy Cận đã bộc lộ tình yêu đậm đà tha thiết hơn! Tình yêu khắc khoải nên thủy triều rạo rực xôn xao. Điệp từ “dợn dợn” cũng rập rờn như sóng Tràng giang “điệp điệp”, cái rập rờn trùng điệp chan chứa biết bao tình. Ngày xưa, nhà thơ Đường phải có “khói sóng trên sông”, Hồ Dzếnh phải có “khói buồn bay lên mây” mới có thể gợi nhớ quê hương, mới có thể “nhớ nhà trong điếu thuốc”, nhưng còn ở đây thì lại khác. Nhân vật trữ tình trong thơ Huy Cận đứng trước cảnh không sương, không khói hoàn hôn mà cũng rung rung nỗi nhớ về một miền quê xa khuất phía chân trời. Huy Cận chẳng cần ngoại cảnh! Lúc này cái buồn đã thành hình, không chỉ còn là cái cảm giác sầu mênh mông vời vợi do xúc cảm sinh tình khi ngắm nước Tràng giang. Hai câu kết được gói gọn trong những dòng cảm xúc thiết tha và đẹp đẽ! Và nó làm ta gợi nhớ đến những câu thơ ngày trước:

Đạm đạm trường giang thủy

Du du viễn khách tình

Bao phủ toàn bài thơ là một nỗi buồn rộng khắp và thấm thía, một nỗi buồn mà Hoài Thanh đã từng nhận xét" “Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của người lữ thứ dừng ngựa trên non, buồn đêm mưa, buồn nhớ bạn… Người đã gợi dậy cái hồn buồn của Đông Á, người đã khơi gợi cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này!”.

Buồn nhưng không bi quan, không chán nản! Bài thơ hiện diện với tư cách là một bài thơ buồn nhưng vẫn đậm đà và lắng sâu một tình yêu quê hương tha thiết nồng nàn! Có phải chăng vì vậy mà Xuân Diệu đã từng ca ngợi" “Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc”.

 

Lê Thanh Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
1 tháng 2 2016 lúc 15:17

Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc nhất trong phong trào thơ mới. Thơ ông rất giàu chất suy tưởng, triết lí, luôn thể hiện sự giao cảm giữa con người và vũ trụ. Tràng giang là một trong những bìa thơ tiêu biểu của tác giả, thể hiện đầy đủ tư tưởng và phong cách thơ của nhà thơ.

Ngay ở câu đề từ của bài thơ, nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn của cảnh vật cũng như của tâm trạng người thi sĩ, lời đề từ đã thâu tóm ngắn gọn và chính xác cả cảnh lẫn tình của bài thơ.

                                          Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp

                                          Con thuyền xuôi mái nước song song

                                          Thuyền về nước lại sầu trăm ngã

                                          Củi mội cành khô lạc mấy dòng

Đứng trước cảnh mênh mông sông nước, nỗi buồn của tác giả như được nhân lên. Ngay ở khổ thơ đầu tác giả đã dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh để khái quát về cảnh vật, qua những cảnh vật ấy tác giả muốn thể hiện tâm trạng của mình. Hình ảnh "sóng gợn" gợi cho ta liên tưởng tới những làn sóng đang lan ra, loang ra đến vô tận cũng giống như nổi buồn của nhà thơ âm thầm mà da diết khôn nguôi. Con sóng ở giữa một dòng sông dài và rộng càng làm cho nỗi buồn của nhà thơ được nhân lên. Cảnh con thuyền và mọi cảnh vật đều cô đơn càng làm cho người thi sĩ mang đầy tâm sự trong lòng không biết bày tỏ tâm trạng cùng ai. Tác giả đã dùng những hình ảnh hết sức đời thường để đưa vào thơ ông và đó là sự sáng tạo độc đáo trong phong cách thơ của ông.

                                           Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

                                           Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

                                           Sông dài, trời rộng bến cô liêu

Lại một lần nữa tác giả đã dùng những hình ảnh "cồn, gió, làng, chợ, bến" để giãi bày tâm sự của mình. Bằng cảm nhận của tác giả cảnh vậy trở nên thưa và vắng mang đậm nét buồn, làm cho cảnh vật vắng lặng, buồn tẻ, im ắng và cũng chính vì im ắng nên nhà thơ cảm nhận được.

                                           Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Tác giả nhận được những âm thanh sinh hoạt của đời sống hằng ngày, nhưng âm thanh đó không rõ ở chỗ nào. Nhà thơ đã cố gắng tĩnh tâm để nghe ngóng cái âm thanh mơ hồ kia, nhưng không thể cảm nhận được và nhà thơ đã chuyển nhãn quan của mình đến một điểm mới.

                                           Nắng xuống trời lên sâu chót vót

                                          Sông dài, trời rộng bến cô liêu

Nhà thơ sử dụng nghệ thật đối ý nắng xuống và trời lên để gợi sự chuyển động hai chiều của đất trời và cũng là nỗi buồn trong tâm trạng của nhà thơ. Đứng giữa một vùng mênh mông sông nước, đất trời hun hút, con người càng nhỏ bé hơn và nỗi buồn thì dài vô tận.

                                           Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

                                           Mênh mông không một chuyến đò ngang

                                           Không cầu gợi chút niềm thân mật

                                           Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Hình ảnh cánh bèo gợi cho ta liên tưởng tới một kiếp người trôi nổi, lênh đênh. Bèo trôi không biết dạt về đâu, không có một cái cầu, không chuyến đò để đưa khách, cảnh tưởng như vậy thì làm sao con người thoát được nỗi buồn. Miêu tả cảnh vật đó, tác giả đã thể hiện niềm khát khao giao cảm với đời, mong muốn thoát khỏi nỗi buồn u uất của cuộc đời để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

                                           Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

                                           Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

                                           Lòng quê dợn dợn vời con nước

                                           Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Sau khi ngắm hết những cảnh vật xung quanh mình, nhà thơ đã hướng nhãn quan của ông đã hướng lên vũ trụ và ông thấy hình ảnh đầu tiên là những đám mây, với từ "đùn" cho thấy chúng chồng xếp mạnh mẽ lên nhau thành núi sau đó được ánh hoàng hôn chiếu vào tạo ra màu sắc lấp lánh mà nhà thơ gọi nó là "núi bạc". Hình ảnh này tuy rực rỡ nhưng lại ẩn chứa nổi buồn của ông, giống như nổi buồn của ông tích tụ như núi.cùng với đám mây còn có hình ảnh cánh chim.

                                            Lòng quê dợn dợn vời con nước

                                            Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Tác giả đã dùng tự láy "dợn dợn" để diễn tã những con sóng vời theo con nước lan tỏa ra tích tắt cho thấy nổi nhớ nhà luôn thường trực trong ông và sẵn sàng lan tỏa ra khắp nơi.

Bài Tràng giang đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đến da diết của nhà thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, nhà thơ đã tức cảnh mà sinh tình, đó là tình cảm chân thành với quê hương đất nước của nhà thơ. Với cách tiếp cận với những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, Tràng giang đã trở thành một sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Tấn Sanh
1 tháng 2 2016 lúc 15:30

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930 - 1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng tám, thơ ông mang nổi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như" “Lửa thiêng”, “Vũ trụ ca”, Kinh cầu tự”. Nhưng sau Cách mạng tháng tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động" “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”, “Bài thơ cuộc đời”… Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ “Tràng giang ”. Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng tám.

Bài thơ được trích từ tập “Lửa thiêng”, được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.

                                   Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài

                                   Sóng gợi Tràng giang buồn điệp điệp

                                    ….

                                    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Ngay từ thi đề, nhà thơ đã khéo gợi lên vẻ đẹp cổ điển lại hiện đại cho bài thơ. “Tràng giang” là một cách nói chệch đầy sáng tạo của Huy Cận. Hai âm “anh” đi liền nhau đã gợi lên trong người đọc cảm giác về con sông, không chỉ dài vô cùng mà còn rộng mênh mông, bát ngát. Hai chữ “Tràng giang” mang sắc thái cổ điển trang nhã, gợi liên tưởng về dòng Trường giang trong thơ Đường thi, một dòng sông của muôn thuở vĩnh hằng, dòng sông của tâm tưởng.

 

Tứ thơ “Tràng giang” mang nét cổ điển như thơ xưa" Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Đó cũng là vẻ đẹp đầy sức quyến rũ của tác phẩm, ẩn chứa một tinh thần hiện đại.

Câu đề từ giản dị, ngắn gọn với chỉ bảy chữ nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài" “Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài”. Trước cảnh “trời rộng”, “sông dài” sao mà bát ngát, mênh mông của thiên nhiên, lòng con người dấy lên tình cảm “bâng khuâng” và nhớ. Từ láy “bâng khuâng” được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con “sông dài”, nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc.

Và ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế.

                                       Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp,

                                       Con thuyền xuôi mái nước song song.

                                       Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

                                        Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được thể hiện khá rõ ngay từ bốn câu đầu tiên này. Hai từ láy nguyên “điệp điệp”, “song song” ở cuối hai câu thơ mang đậm sắc thái cổ kính của Đường thi. Và không chỉ mang nét đẹp ấy, nó còn đầy sức gợi hình, gợi liên tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước thì cứ cuốn đi xa tận nơi nào, miên man miên man. Trên dòng sông gợi sóng “điệp điệp”, nước “song song” ấy là một “con thuyền xuôi mái”, lững lờ trôi đi. Trong cảnh có sự chuyển động là thế, nhưng sao chỉ thấy vẻ lặng tờ, mênh mông của thiên nhiên, một dòng “Tràng giang ” dài và rộng bao la không biết đến nhường nào.

Dòng sông thì bát ngát vô cùng, vô tận, nỗi buồn của con người cũng đầy ăm ắp trong lòng.

                                         Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

                                         Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Thuyền và nước vốn đi liền nhau, thuyền trôi đi nhờ nước xô, nước vỗ vào thuyền. Thế mà Huy Cận lại thấy thuyền và nước đang chia lìa, xa cách “thuyền về nước lại”, nghe sao đầy xót xa.

 

Chính lẽ vì thế mà gợi nên trong lòng người nỗi “sầu trăm ngả”. Từ chỉ số nhiều “trăm” hô ứng cùng từ chỉ số “mấy” đã thổi vào câu thơ nỗi buồn vô hạn.

Tâm hồn của chủ thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ nhất qua câu thơ đặc sắc" “Củi một càng khô lạc mấy dòng”. Huy Cận đã khéo dùng phép đảo ngữ kết hợp với các từ ngữ chọn lọc, thể hiện nổi cô đơn, lạc lõng trước vũ trụ bao la. “Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi.

Nét đẹp cổ điển “tả cảnh ngụ tình” thật khéo léo, tài hoa của tác giả, đã gợi mở về một nỗi buồn, u sầu như con sóng sẽ còn vỗ mãi ở các khổ thơ còn lại để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói “Củi một cành khô” thật đặc biệt, không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, mà còn hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng.

Nỗi lòng ấy được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo.

                                          Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

                                          Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Hai từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu” được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. “Lơ thơ” gợi sự ít ỏi, bé nhỏ “đìu hiu” lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh “cồn nhỏ”, gió thì “đìu hiu”, một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi “đâu đó”, âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi “đâu” như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là “đâu có”, một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên.Đôi mắt nhân vật trữ tình nhìn theo nắng, theo dòng trôi của sông.

                                             Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,

                                            Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

“Nắng xuống, trời lên” gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa" bởi nắng và trời mà lại tách bạch khỏi nhau. “sâu chót vót” là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với “sông dài, trời rộng”, còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao" “bến cô liêu”.

Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như" sông, trời, nắng, cuộc sông cón người thì buồn tẻ, chán chường với “vãn chợ chiều”, mọi thứ đã tan rã, chia lìa.

Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu.

                                                   Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,

                                                   Mênh mông không một chuyến đò ngang.

                                                   Không cần gợi chút niềm thân mật,

                                                   Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Hình ảnh cánh bèo trôi bồng bềnh trên sông là hình ảnh thường dùng trong thơ cổ điển, nó gợi lên một cái gì bấp bênh, nổi trôi của kiếp người vô định giữa dòng đời. Nhưng trong thơ Huy Cận không chỉ có một hay hai cánh bèo, mà là “hàng nối hàng”. Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngộp trước thiên nhiên, để từ đó cõi lòng càng đau đớn, cô đơn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là “bờ xanh tiếp bãi vàng” như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:

                                                   Mênh mông không một chuyến đò ngang

                                                   Không cầu gợi chút niềm thân mật.

Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định. “…không… không” để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.

Huy Cận lại khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao"

                                                  Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Bút pháp chấm phá với “mây cao đùn núi bạc” thành “lớp lớp” đã khiến người đọc tưởng tượng ra những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc. Hình ảnh mang nét đẹp cổ điển thật trữ tình và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:

                                                 Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Huy Cận đã vận dụng rất tài tình động từ “đùn”, khiến mây như chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi. Đây cũng là một nét thơ đầy chất hiện đại, bởi nó đã vận dụng sáng tạo từ thơ cổ điển quen thuộc.

Và nét hiện đại càng bộc lộ rõ hơn qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều" Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt Tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng “cánh chim” và “bóng chiều”, vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.

Hoàng Thị Tâm
1 tháng 2 2016 lúc 15:36

              Tràng Giang là một trong những bài thơ tiêu biểu của tài năng Huy Cận và thể hiện rõ chất tâm hồn ông. Huy Cận cũng đã nhiều lần kể lại quá trình viết nó. Cảm hứng thơ được gợi từ phong cảnh sông nước vùng Chèm Vẽ ngoại thành Hà Nội. Bây giờ nơi này đã là nội thành đông đúc với nhiều nhà cao tầng, biệt thự nhưng vào thời Huy Cận viết Tràng giang cho đến mấy chục năm sau, nó đìu hiu sông nước, vắng lặng, đẹp và buồn đúng như trong bài thơ đã tả.

              Huy Cận kể lại, ông đã thử vào bài bằng nhiều thể thơ, nhưng cuối cùng chọn thơ bảy chữ, đậm chất Đường thi. Ông còn cho biết Lớp lớp mây cao đùn núi bạc là do ông học ở bản dịch thơ Đỗ Phủ “Mặt đất mây đùn cửa ải xa". Ý kết là ông tựa vào thơ Thôi Hiệu, qua bản dịch của Tản Đà “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” để tả nỗi buồn của lòng mình: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Chính không gian Đường thi trong hơi thơ bảy chữ tạo nên sự cộng hưởng cảm xúc đồng chiều ấy. Nếu viết ở thể thơ khác, chưa chắc đã có sự cộng hưởng ấy. Huy Cận buồn hơn Thôi Hiệu. Huy Cận thừa biết mình đứng nhờ trên vai người ta, có cao nhưng không chắc mình có chiều cao hơn người ta. Đọc Tràng giang có thể thấy buồn Hoàng Hạc lâu nhưng là ở nhiều chỗ khác chứ không phải ở câu kết so đo ấy.

               Bài thơ này có vẻ đẹp cổ điển, trang trọng mở vào cao rộng trời đất mà nỗi buồn lại thấm thía sâu thẳm xuống một cõi lòng. Nỗi buồn bàng bạc mơ hồ nhưng đụng vào đầu cũng thấy. Mơ hồ vì buồn không rõ lí do cụ thể. Bàng bạc vì không rõ sắc thái, không rát bỏng nhưng ngân nga như một nỗi bâng khuâng, một tâm trạng nhớ không đối tượng: trời rộng nhớ sông dài. Câu đề từ quả đã ôm đủ chủ đề bài thơ. Nỗi bâng khuâng buồn nhớ đựng đầy không gian. Cảnh nào cũng gợi buồn, cảnh bị nhiễm vào từ trường tình cảm. Huy Cận nói: Đây là bài thơ của tâm hồn. Tâm hồn ông khi ấy thường trực một nỗi buồn thế hệ, cái thế hệ vừa biết suy nghĩ thì chạm ngay vào nỗi buồn mất nước, vào thân phận nhược tiểu, một linh hồn nho nhỏ/ mang mang thiêng cổ sầu. Chất tâm hồn bất thường bắt rất nhạy cảm xúc không gian rộng xa, vắng lặng hắt hiu. Riêng với Huy Cận, người đã từng “nghiêng tai kì diệu” nửa nghe vũ trụ nửa nghe lòng mình. Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn thì không gian trời nước quãng sông Hồng nơi Chèm Vẽ cộng hưởng với lòng ông mà thành thơ là điều không khó hiểu.

              Chữ tràng trong Tràng giang đề bài và trong câu đầu tiên vốn ít dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hơn trường nhưng Huy Cận lại chọn dùng… Có người giảng là để khỏi nhầm với sông Trường Giang bên Trung Quốc. Chả hiểu có đúng thế không. Nhưng chỉ căn cứ vào âm thanh (chứ không phải chỉ nghĩa chữ) thì giang hai âm vang đồng dạng đứng liền nhau gợi được khoảng rộng, dàn theo chiều ngang, bát ngát bao la hơn là trường. Trường chỉ cho thấy chiều dài, đa nghĩa chữ và hình âm trường thuôn lại trong khi tràng mở ra. Mặt sông dài rộng, nên đầu sóng của sông, vốn thấp như càng thấp thêm, chỉ như gợn nhẹ mặt sông phẳng. Đã rộng lại tĩnh nên gợi buồn, buồn điệp điệp. Chứ sóng mà dào dạt hay réo sôi chắc dẫn tới cảm giác khác. Điệp điệp là trạng thái của gợn sóng trên tràng giang và cũng là của gợn buồn trong lòng người. Câu vào này buồn thật. Nhưng câu thứ hai: “Con thuyền xuôi mái nước song song" có người cũng cho là câu thơ buồn, buồn lắm, lấy lí rằng: song song là chẳng bao giờ gặp nhau, là không gắn bó gì với nhau. Đấy là vận dụng định lý đường song song trong hình học sơ cấp vào hình tượng văn chương. E khó thuyết phục. Thuyền nước trong câu thơ này là đang gắn bó, thậm chí hài hoà xuôi chèo mát mái. Câu thơ này không buồn. Hơn nữa, vui. Đang vui. (Chữ nước song song chỉ là một dụng ý để đối với buồn điệp điệp). Có đang vui mới dẫn đến cái buồn ở câu sau. Mới tạo nên mối tương quan: vui chỉ khoảnh khắc mà buồn thì tất yếu, ấy là lúc thuyền về tới bến, nước vẫn tiếp tục đi, đi một mình, phiêu bạt hai ngả rẽ vô thường nên mới kinh hãi với cái sầu trăm ngả. Hình ảnh sông nước đến đây đã nhập vào thân phận con người. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả. Một chữ lại (trạng từ), lại sầu… cho thấy cách nhìn đời hồi ấy của Huy Cận khá giống Xuân Diệu (hoa nở để mà tàn – Trăng trong để mà khuyết – Bèo hợp để chia tan – Người gần để li biệt). Thuyền và nước song song xuôi mái chỉ khoảnh khắc rồi lẻ loi với bao nhiêu ngã ba sông nước, sầu trăm ngả. Từ hình ảnh trăm ngả dẫn đến câu cuối đoạn như mội tổng kết:

                                                 Củi một cành khô lạc mấy dòng.

              Trên sông Hồng, nhất là mùa lũ có thể thấy cả cây trôi, thân gỗ trôi, vật vã nổi chìm trong sóng đục phù sa. Cảnh gợi tang thương. Nhưng không phải mạd cảm xúc Huy Cận ở bài này. Ông nói ông phải lựa chọn hình ảnh sao cho ra cai thân phận nổi nênh của kiếp người. Chọn củi hơn là gỗ, chọn một cành không hơn là những cây tươi. Củi một cành mà lạc mấy dòng thì đắt quá, chưa kể nó còn ứng với sầu trăm ngả ở ưên.

              Đoạn một là nhìn vào mặt sông mà tả. Chi tiết tung hứng, ngôn ngữ đăng đổi và ngay trung tâm của chủ đề. Đoạn hai nhìn ra xa xung quanh: cồn nhỏ, làng xa, trời sâu, bến rộng… không gian mở ra rộng – cao để hồn ngấm vào thưa vắng. Thưa vắng và yên tịnh. Chỉ một âm thanh xa, vọng tự đâu không rõ, mơ hồ như nghe trong hoài niệm một phiên chợ quê lúc vãn người. Âm thanh mơ hồ là cách đặc tả cái tĩnh lặng. Đoạn thơ này mở không gian. Chiều thẳng đứng thì như đang dãn dần ra theo nắng, theo trời: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót”. Sâu chứ không cao là một sáng tạo, gây ấn tượng. Chiều năm ngang thì “ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"… Không màu sắc, không âm thanh, không hoạt động. Tất cả bất động, lặng đi, ngấm vào nỗi cô liêu.

            Cõi rộng không giới hạn, tả dễ miên man. Huy Cận tỉnh táo chuyển lại ánh về mặt sông, về chỗ bắt đầu bài thơ “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”. Đẩy mức vắng lặng tới chỗ bặt dấu người. Hai đoạn trên còn có thuyền, có chợ. Giờ đây, trên sông chỉ còn có bèo, duy nhất bèo, hàng nối hàng. Không đò ngang, không cầu bắc, không thấy một công trình nào mang dấu người, chỉ lặng lẽ thiên nhiên với thiên nhiên. Buồn lan theo cảnh. Buồn trải ra xa “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Rồi lại dựng lên cao “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc". Trút qua đôi cánh chim nhỏ và rơi xuống một lòng người, ở chỗ cảnh bặt dấu người, nên lòng mới trội lên nỗi nhớ quê, lòng quê. Tình thế trôi dạt nổi nênh của ngoại cảnh làm con người ngậm ngùi thân phận, thèm tình cảm ấm áp gia đình quần tụ. Bài thơ khép lại trong nỗi nhớ nhà. Tính lôgíc trong những bước chuyển của tâm hồn rất được coi trọng trong bài thơ này. Có lẽ vì thế Huy Cận tự giới thiệu: “Tràng giang là bài thơ tình, và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn.

 

Trần Thị Dung
Xem chi tiết
Trương Tú Anh
25 tháng 2 2016 lúc 11:06

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tình Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, Huy Cận học ở quê rồi vào Huế học trung học. Năm 1939, ông ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông rồi tham gia mặt trận Việt Minh (1941). Sau Cách mạng, ông liên tục tham gia chính quyền cách mạng, từng giữ nhiều trọng trách khác nhau, đồng thời có những đóng góp quan trọng trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Thơ Huy Cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn. Nó tất nhiên là cái điệu chung của thơ  mới, song nỗi buồn trong thơ Huy Cận có sắc thái riêng.

2. Tác phẩm

Toàn bộ Tràng Giang đều thấm đẫm một nỗi buồn. Mỗi khổ thơ thực chất là một sự triển khai  khác nhau của nỗi buồn đó và thường được gợi lên bằng cách đối lập giữa cái mênh mông cao rộng như vô hạn với cái nhỏ bé, mong manh. Ở bài thơ ngày, có lẽ Huy Cận không miêu tả cảnh vật theo một trật tự nhất định. Dường như tác giả không có ý định khắc họa một bức tranh đầy đủ, hài hòa qua các khổ thwo, mà tất cả chỉ nhằm tô đậm ở người đọc ấn tượng về nỗi buồn đìu hiu, xa vắng trải dài vô tận theo không gian và thời gian.

II. Trả lời câu hỏi

1. Đề từ tuy nằm ngoài văn bản tác phẩm, nhưng lại tập trung thể hiện nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Câu thơ đề từ của bài thơ này là một ví dụ tiêu biểu. Lời đề từ ngắn nhưng đã thể hiện được một phần quan trọng hồn cốt của tác phẩm, nói cụ thể hơn đây chính là nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la, bát ngát: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài".

2. Âm hưởng chung của bài thơ là âm điệu buồn, vừa dư vang vừa sâu lắng. Đó là nỗi buồn sầu ngấm sâu trong lòng tạo vật và trong tâm hồn nhà thơ. Âm điệu đó còn được tạo nên bởi nhịp điệu và thanh điệu của thể thơ thất ngôn.

3. Bài thơ tạo dựng được một bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ với tầm vóc mênh mang vô biên, đậm chất Đường thi. Chất liệu để tạo nên bức tranh đó là hệ thống các hình ảnh ước lệ thường được sử dụng trong thơ cổ.

Bài thơ có tựa đề Tràng giang, câu thơ đầu tiên nhắc lại tựa đề. "Tràng giang" chứ không phải trường giang mặc dù hai từ đều có chung một nghĩa. Nhờ cách điệp vần ang, tràng giang góp phần tạo nên dư âm vang xa, trầm buồn của câu thơ mở đầu, tạo nên âm hưởng chung cho giọng điệu của cả bài thơ, đặc biệt nó khơi gợi được xúc cảm và ấn tượng về một nỗi buồn triền miên kéo dài theo không gian.

Trong khổ thơ thứ hai, chính Huy Cận đã thừa nhận: ở trong câu "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu", ông đã học chữ "đìu hiu" trong bản dịch Chinh phụ ngâm (Non Kì quạnh quẽ trăng treo - Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò). Hơn thế, các hình ảnh đối lập, hình ảnh "chợ chiều vãn" gợi cái buồn da diết, không gian vắng lặng, cô tịch rất cổ điển.

Ở khổ thơ thứ ba và khổ cuối đều có thể tìm thấy những nét gợi nên hình ảnh bức tranh thiên nhiên trường gặp trong thơ xưa. Bài thơ có ý vị cổ điển, tạo được những âm hưởng kì lạ do tác giả chọn được thể thơ thích hợp, vận dụng tự nhiên lối đối, sử dụng có hiệu quả với tần số cao hệ thống từ láy và cách ngắt nhịp truyền thống. Chất cổ điển của bài thơ đặc biệt rõ ở hai câu thơ cuối. Thôi Hiệu nhìn khói sóng mà nhớ đến quê hương - Hoàng Hạc Lâu, Huy Cận không cần có khói sóng - tức không cần cái gợi nhớ - mà lòng vẫn dợn dợn nhớ nhà. Rõ ràng nỗi nhớ của Huy Cận da diết hơn, thường trực hơn và cháy bỏng hơn.

Sự hòa quyện của hai hệ thống hình ảnh vừa cổ điển vừa gần gũi, thân thuộc nêu trên tạo nên cho bài thơ một vẻ đẹp độc đáo: đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà quen thuộc.

4. Trước Huy Cận, đã có không ít các nghệ sĩ bày tỏ lòng yêu nước một cách xa xôi, bóng gió qua thơ văn như Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải, Thề non nước của Tản Đà... Trước Tràng giang, Huy Cận cũng đã từng viết về nỗi buồn sông núi- nỗi buồn của người dân thuộc địa khi giang sơn bị mất chủ quyền. Ở bài thơ này, nỗi buồn này, nỗi buồn sâu xa ấy đã hòa vào nỗi bơ vơ trước tạo vật thiên nhiên hoang vắng và niềm thiết tha với thiên nhiên tạo vật ở đây cũng là niềm thiết tha với quê hương đất nước.

5. Tràng giang có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính với cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo nên sự cân đối, hài hòa. Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để: hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/lớn lao; không/có...

- Sử dụng thành công các loại tự láy: láy âm (tràng giang, đìu hiu, chót vót...), láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp...). Các biên pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh...

Bùi Hà Chi
26 tháng 2 2016 lúc 9:09

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

a. Cuộc đời
–     Huy Cận (1919 -2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận
–    Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ Mới
–    Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân
–    Quê làng Ân Phú huyện Lương Sơn tỉnh Hà Tĩnh
–    Hồi nhỏ ông học ở quê sau đó rời vào Huế học, sau đó là ra hà Nội học tại trường Cao đẳng canh nông
–    Từ năm 1942 ông tham gia cách mạng và tham gia nhiều cuộc hội nghị quan trọng
–    Không những thế nhà thơ Huy Cận còn làm cộng tác của nhóm Tự lực văn đoàn
b.     Sự nghiệp:
–   Trước cách mạng tháng Tám: 
•    Tác phẩm tiêu biểu: lửa thiêng, kinh cầu tự, vũ trụ ca…
•    Phong cách nghệ thuật của ông thời kì này là:  Thơ thời kì này mang một nỗi niềm u uất người ta gọi là nỗi sầu vạn kỉ
–    Sau cách mạng tháng Tám: 
•    Tác phẩm tiêu biểu: trời mỗi ngày lại sáng, đất nở hoa, bài thơ cuộc đời, hai bàn tay em, những năm sáu mươi…
•    phong cách nghệ thuật thời kì này của Huy Cận mang niềm vui hồ hởi hơn so với kì trước cách mạng tháng Tám, ông cũng mang một tâm trạng chung với toàn dân tộc đó là niềm vui xây dựng chế độ mới, và đấu tranh vì hòa bình dân tộc

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác: Nhà thơ Huy cận là một người có tâm hồn phong phú, ông dễ nhạy cảm với những khoảnh khắc của cuộc đời. điều làm nên tứ thơ của Tràng Giang đó chính là mỗi chiều chủ nhật ông thường đạp xe một mình lên đê ngắm dòng sông Hông lặng lẽ trôi, bốn bên bờ cát lặng, những hình ảnh thiên nhiên như lạc vào trong mắt ông. 
b.    Nhan đề:
–    Ban đầu nhà thơ đặt tên bài thơ là chiều bên sông, nhưng thấy đặt như thế thì cụ thể quá không có sức gợi tả 
–    Về sau Huy Cận đặt lại thành Tràng Giang
–    Tràng Giang có nghĩa là sông dài nhưng nhà thơ lại không đặt là sông dài hay trường giang
–    Tràng Giang là một từ hán Việt cho nên nó sẽ tạo được trang trọng cổ kính cho dòng sông Hồng
–    Thêm nữa vần “ang” được điệp lại trong hai từ -> âm hưởng như âm vang gợi cái mênh mông bao la rộng lớn của dòng sông Hồng
c.    Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
–    Hai chữ bâng khuâng thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ: cảm giác bâng khuâng trước tràng Giang rộng lớn
–    Trời rộng được nhân hóa nhớ sông dài hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ

soan bai trang giang huy can

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Bốn câu thơ đầu: cảnh nước thuyền và sóng

–    sóng Tràng Giang không ồn ào ồ ạt vỗ bờ mà thay vào đó gần như nó ở trạng thái tĩnh lặng chỉ gợn thôi. Cái chữ “gợn” thật mang nhiều tâm trạng
–    từ láy “điệp điệp” thể hiện nỗi buồn giằng giặc khó mà có thể thoát khỏi nó. phải chăng nỗi buồn của nhà thơ đang chế ngự chính nhà thơ, khiến nhà thơ không thể nào thoát khỏi nó được
–    Con thuyền xuôi hai mái nước song song, con thuyền thì lướt trên sóng, rẽ nước mà đi
–    Biện pháp nghệ thuật đối “về” >< “lại” -> sự chia li mang nỗi sầu trăm ngả
–    Một cành củi khô lạc mấy dòng -> sự cô đơn, giống như một đời người trôi dạt phải vượt qua biết bao nhiêu khó khăn của dòng đời
->    Bốn câu thơ gơi lên một nỗi buồn trăm ngả, cảnh tượng sông Hồng hiện lên nên thơ nên họa, Cảnh có đẹp đấy nhưng mà lại buồn man mác, nỗi buôn ấy không khiến cho người ta đau đáu trong lòng nhưng nó lại cứ bủa vây giằng giặc không chịu thôi

2.    Bốn câu thơ tiếp:

–    “lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” -> sự thưa thớt, sự nhỏ bé -> cô đơn vắng lặng
–    Tiếng chợ chiều vãn nhỏ nhẹ->sự tàn úa giống như phiên chợ tan, đâu đó gần đây tiếng chợ chiều vang lên, phải chú ý lắm, phải tĩnh lặng lắm thì mới nghe được tiếng chợ chiều đó
–    Không gian ba chiều được mở ra , nhà thơ không dùng nắng cao chót vót mà dùng từ sâu chót vót để cho ta thấy được không gian bà chiều nhìn từ dưới lên bầu trời như sâu thẳm
–    Sông càng dài càng rộng thì bến đò người lái càng thấy cô đơn, cô liêu
->    Những hình ảnh bên bờ cũng trở nên buồn thiu khi mọi vật hiện lên đều thưa thớt và nhỏ bé. Nó gợi đến cho ta sự cô đơn đến ghê người. Không gian như cao hơn, hun hút hơn khiến cho con người càng nhỏ bé

3.    Bốn câu tiếp:

–    Những đám bèo hàng nối hàng cứ trôi lênh đênh gợi cho ta liên tưởng đến kiếp người lênh đênh trên dòng đời
–    Mênh mông như thế nhưng không có một chuyến đò ngang
–    Không có cầu để qua bên kia sông tìm một chút niềm thân mật
–    Mà chỉ lặng lẽ có một chút bờ cỏ xanh rồi đến bãi cát vàng
->    Không gian mênh mông như choáng ngợp lấy người nghệ sĩ, trên sông không một cây cầu bắc ngang để cho người qua lại để cho sông không còn vắng lặng như thế này nữa. Sông cũng không có lấy nổi một chuyến đò chỉ có bãi cát vàng với những bãi cỏ xanh làm bạn với nhau mà thôi.

4.    Bốn câu cuối:

–    về chiều những lớp mấy đùn lên trắng xóa như những núi bạc
–    Hình ảnh cổ điển: chim nghiêng cánh nhỏ đón buổi chiều buông xuống
–    Lòng nhớ quê của tác giả bỗng dợn lên vời con nước -> ý thơ được lấy gần giống với câu thơ của Thôi Hiệu, những ở đây nhà thơ không cần đến khói sóng tác động vẫn cứ dợn dợn nhớ nhà
->    Khổ cuối như kết lại những gì mà nhà thơ muốn thể hiện, nỗi buồn kia chính là nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà.

III.    Tổng kết

–    chàng sinh viên trường Canh Nông đã có những phút giây đắm mình trong không gian rộng lớn của Tràng Giang nhưng trong anh lúc ấy cũng xuất hiện thường trực, một nỗi lo âu về cuộc đời mình. đó còn là nỗi nhớ nhà, là nỗi sầu vạn kỉ. Bài thơ này tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Bài viết tham khảo

       Huy Cận được mệnh danh là nhà thơ cả vạn lí sầu. Trước cách mạng hồn thơ ông mang nỗi sầu bi của thời đại. Tác phẩm Tràng giang là một bài thơ tiêu biểu cho nỗi buồn miên man của nhà thơ trước cuộc đời, trước thời đại. Ẩn sau nỗi buồn ấy còn là lời tâm sự, lòng yêu nước kín đáo.

       Nhan đề của bài thơ gồm hai vần “ang” đây là âm mở, gợi nên sự mênh mông, rộng lớn. Không gian dòng sông hiện ra không chỉ là một con sông bình thường mà nó còn là con sông lớn mang tầm vóc vũ trụ. Không chỉ vậy, sử dụng từ Hán Việt còn khiến cho bài thơ mang âm hưởng cổ kính, mang tính khái quát.

       Không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có lời đề từ, khi đề từ xuất hiện nó thường là một gợi dẫn có ý nghĩa bao quát toàn bộ nội dung tác phẩm. Trước khi bắt đầu bài thơ Tràng giang là lời đề từ do chính Huy Cận sáng tác:

                                                               Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

       Câu thơ đề tự gợi ra không gian vũ trụ rộng lớn, bát ngát mở ra cả chiều rộng và chiều cao. Trước không gian ấy con người cảm thấy bơ vơ, lạc lòng, đây cũng là cảm xúc của biết bao thế hệ thi nhân xưa nay. Câu thơ đề từ đã khơi mạch cảm xúc chung của bài thơ.

       Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ thấm đượm nỗi buồn:

                                                               Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

                                                               Con thuyền xuôi mái nước song song

                                                               Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

                                                               Củi một cành khô lạc mấy dòng

       Những con sóng lăn tăn gợn theo chiều gió thổi, không gian ấy hoàn toàn yên tĩnh. Nhưng ở đây không chỉ có thiên nhiên mà ẩn khuất còn có tâm trạng của con người “buồn điệp điệp”, nỗi buồn không còn vô hình mà hữu hình qua từ láy “điệp điệp”. Nỗi buồn ấy tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, nó tuy nhẹ nhàng mà thấm đẫm, mà lan tỏa trong lòng con người. Nổi bật trong không gian đó là hình ảnh con thuyền xuôi mái, lênh đênh, phiêu dạt. Giữa dòng tràng giang con thuyền trở nên bé nhỏ, đơn côi tựa như chính hình ảnh con người. Từ “xuôi mái” cho thấy trạng thái buông xuôi, phó mặc cho dòng nước xô đẩy. Đó phải chăng cũng chính là tâm trạng của những con người Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Thuyền cứ trôi, cứ về để lại nỗi buồn mênh mang, vô hạn cho người ở lại – nước. Và hiển hiện trong hiện thực đó chính là những cành củi khô đơn độc, lẻ loi. Đảo ngữ “củi” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự vô nghĩa, tầm thường, không chỉ vậy đó còn là cảnh củi khô không còn sức sống lạc trôi giữa dòng đời vô định. Hình ảnh “củi khô” ẩn dụ cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa sự mênh mông của dòng đời. Đồng thời còn ẩn dụ cho cái tôi lạc loài, bơ vơ trong Thơ mới.

       Huy Cận di chuyển điểm nhìn về gần hơn với những bãi, những cồn ở ngay trước mắt mình. “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” là một hình ảnh rất thực ở bãi giữa sông Hồng, kết hợp với hai từ láy “lơ thơ” “đìu hiu” gợi nên sự thưa thớt, vắng vẻ, hiu quạnh. Trong không gian ấy tác giả cố gắng đi tìm hơi ấm cuộc sống, là tiếng chợ xa, nhưng “đâu” có thể tìm thấy được, không gian là sự tĩnh lặng đến tuyệt đối. Nỗi buồn càng được tô đậm hơn nữa khi không gian được mở rộng đến vô cùng, nắng xuống chiều lên, sông dài – trời rộng, kết hợp với từ “sâu chót vót” đã mở rộng không gian ra cả ba phía: rộng, cao, sâu. Khắc họa nỗi cô đơn, sự nhỏ bé đến cực điểm của con người trước không gian vũ trụ.

       Đôi mắt Huy Cận lại tìm kiếm, lại hướng ra vô cùng và thu lại chỉ có:

                                                               Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

                                                               Mênh mông không một chuyến đò ngang

                                                               Không cần gợi chút niềm thân mật

                                                               Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

       Những cánh bèo lênh đênh, vô định nối tiếp nhau chảy trôi, sự chảy trôi không mục đích, không phương hướng, cũng như những kiếp người nhỏ bé, đơn độc lúc bấy giờ. Không gian sông nước mênh mông không có lấy một chuyến đò qua sông. Đò ấy không đơn thuần là phương tiện trung chuyển con người mà nó còn là phương tiện kết nối tình cảm. Nhưng tất cả đã bị phủ định một cách tuyệt đối: không một, không cầu, không còn một chút tình đời, tình người nào còn tồn tại ở đây nữa.

       Khổ thơ cuối cùng vẽ ra bức tranh không gian nhiều tầng bậc, ông hướng mắt lên cao: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa”. Bầu trời với những đám mây lớn được phản chiếu dưới ánh mặt trời trở nên hùng vĩ, tráng lệ hơn. Động từ “đùn” cho thấy những đám mây ùn ùn kéo về, dựng lên những dãy núi tráng lệ. Và giữa lưng chừng trời là cánh chim nhỏ bé, đơn độc, cảm tưởng như nó đã bị không gian nuốt chửng. Trước cảnh thiên nhiên cô tịch, lặng lẽ, nỗi nhớ quê hương trong ông bỗng da diết, cồn cào:

                                                               Lòng quê dờn dợn vợi con nước

                                                               Không khói hoàng hôn cùng nhớ nhà.

       Câu thơ làm ta bất giác nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu”. Cũng đều là nỗi bi ai, là nỗi nhớ quê khắc khoải nhưng Huy Cận đã có cách thể hiện thật mới, thật lạ. Lòng quê “dờn dợn” tức cứ tăng, cứ mạnh mãi lên, dường như sóng lòng đang trải ra cùng sóng nước. Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực, dai dẳng. Đây cũng là biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước.

       Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mênh mông và quạnh hiu, hoang vắng. Qua đó còn cho ta thấy một cái tôi bơ vơ lạc lõng, một nỗi buồn vô tận giữa đất trời. Nhưng đồng thời bài thơ cùng thể hiện lòng yêu nước kín đáo mà vô cùng sâu lắng.