Đọc thông tin và quan sát hình 20.3, hình 20.4, hãy nêu những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. Vì sao Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm?
Đọc thông tin và quan sát hình 20.3, hình 20.4, hãy nêu những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. Vì sao Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm?
- Những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a:
+ Tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm.
+ Mặc dù phần lớn diện tích là hoang mạc và bán hoang mạc, nhưng lại là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
+ Có một số loài động vật tiêu biểu là thú có túi (Kang-gu-ru và Cô-a-la), thú mỏ vịt và đà điểu.
+ Một số loài thực vật đặc hữu là bạch đàn, keo hoa vàng, tràm và ngân hoa.
- Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm vì:
+ Khí hậu phân hóa đa dạng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a cách biệt với phần còn lại của thế giới.
khái quát sự phong phú đa dạng tài nguyên sinh vật ở địa phương
Đánh giá những thuận lợi về tài nguyên sinh vật đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở địa phương
Sự phong phú đa dạng tài nguyên sinh vật:
- Đa dạng về loài cây và động vật: Địa phương có thể chứa nhiều loài cây, động vật và sinh vật biển khác nhau, bao gồm cả loài quý hiếm và loài địa phương.
- Môi trường tự nhiên đa dạng: Sự đa dạng trong môi trường tự nhiên, từ rừng nhiệt đới đến thảo nguyên và đồng cỏ, tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật tồn tại và góp phần vào hệ sinh thái địa phương.
- Tài nguyên thủy sản: Các vùng ven biển và sông ngòi thường chứa nhiều loại cá, tôm, mực và các loài thủy sản khác, cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho địa phương.
Thuận lợi về tài nguyên sinh vật đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường:
- Nguồn thực phẩm và nghề cá: Tài nguyên sinh vật là nguồn thực phẩm chính, giúp đảm bảo an ninh thực phẩm và cung cấp việc làm cho dân cư địa phương.
- Du lịch và cách mạng xanh: Sự phong phú của tài nguyên sinh vật có thể thu hút khách du lịch, tạo nguồn thu nhập từ ngành du lịch và bảo tồn môi trường.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Đa dạng tài nguyên sinh vật cung cấp nguồn vật liệu tự nhiên như gỗ, dược phẩm, và các sản phẩm khác có giá trị kinh tế.
- Bảo vệ môi trường: Các khu vực đa dạng về tài nguyên sinh vật thường cần được bảo vệ để duy trì cân bằng sinh thái và ngăn ngừa suy thoái môi trường tự nhiên.
- Nghiên cứu và giáo dục: Sự phong phú đa dạng tài nguyên sinh vật cung cấp cơ hội cho nghiên cứu khoa học và giáo dục về đa dạng hóa sinh học và bảo tồn môi trường.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên trước thực trạng suy giảm đa dạng sinh học, vấn đề bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên sinh vật đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vậy sự đa dạng sinh vật ở nước ta được biểu hiện như thế nào? Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học cấp thiết ra sao?
Tham khảo
- Biểu hiện đa dạng sinh học: đa dạng hệ sinh thái; đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen
- Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học:
+ Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học
+ Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm
1. Đoạn văn sau :
Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú , hơn 300 loài chim , 40 loài bò sát , rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt ... Thảm thực vật ở đây rất phong phú . Hàng trăm loại cây khác nhau làm thành các loại rừng : rừng thường xanh , rừng bán thường xnah , rừng tre , rừng hỗn hợp .
Dựa vào nội dung đoạn văn , trả lời câu hỏi : '' khu bảo tồn đa dạng sinh học '' là gì ?
Tham khảo:
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ...
Câu 1. Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta
A. vô tận. B. cạn kiệt đến nghèo nàn.
C. không sợ cạn kiệt. D. có khả năng phục hồi và phát triển.
Câu 15: Đặc điểm các mùa ở Việt Nam là
A. Mùa đông mưa ấm, mùa hạ khô nóng
B. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm
C. Một năm chia thành ba mùa rõ rệt
D. Mùa đông lạnh ẩm, mùa hạ khô nóng
Qua đoạn văn sau, em hiểu "khu bảo tồn đa dạng sinh học" là gì?
Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt… Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loại cây khác nhau là thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp.
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là rừng nguyên sinh, ở đó là nơi sinh sống của loài động vật có vú, chim, bò sát và nhiều loại lưỡng cư, cá nước ngọt. Có thảm thực vật phong phú, hàng trăm loại thú rừng. Vì thế, gọi là đa dạng sinh học, nghĩa là nhiều loại động vật, thực vật sinh sôi nảy nở ở đó.
Cho hình ảnh về các giai đoạn của một quá trình diễn thế sinh thái và các phát biểu sau đây:
I. Quá trình này là quá trình diễn thế nguyên sinh.
II. Giai đoạn a được gọi là quần xã sinh vật tiên phong
III. Quần xã ở giai đoạn d có độ đa dạng cao nhất
IV. Thành phần thực vật chủ yếu trong giai đoạn e là cây ưa hóng.
Số phát biểu đúng.
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
D
Nội dung 1 đúng. Đây là quá trình diễn thế nguyên sinh, bắt đầu từ một môi trường trống trơn trải qua các giai đoạn để hình thành nên quần xã đỉnh cực.
Các giai đoạn của quá trình này là: a → e → c → d → b.
Nội dung 2 sai. Giai đoạn a chưa có sinh vật sinh sống. Quần xã tiên phong là giai đoạn e.
Nội dung 3 sai. Quần xã giai đoạn b là đa dạng nhất, đây là quần xã đỉnh cực.
Nội dung 4 sai. Giai đoạn e là những cây ưa sáng.
Vậy có 1 nội dung đúng.
Cho hình ảnh về các giai đoạn của một quá trình diễn thế sinh thái và các phát biểu sau đây:
I. Quá trình này là quá trình diễn thế nguyên sinh.
II. Giai đoạn a được gọi là quần xã sinh vật tiên phong
III. Quần xã ở giai đoạn d có độ đa dạng cao nhất
IV. Thành phần thực vật chủ yếu trong giai đoạn e là cây ưa hóng.
Số phát biểu đúng
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Đáp án D
Nội dung 1 đúng. Đây là quá trình diễn thế nguyên sinh, bắt đầu từ một môi trường trống trơn trải qua các giai đoạn để hình thành nên quần xã đỉnh cực.
Các giai đoạn của quá trình này là: a → e → c → d → b.
Nội dung 2 sai. Giai đoạn a chưa có sinh vật sinh sống. Quần xã tiên phong là giai đoạn e.
Nội dung 3 sai. Quần xã giai đoạn b là đa dạng nhất, đây là quần xã đỉnh cực.
Nội dung 4 sai. Giai đoạn e là những cây ưa sáng.
Vậy có 1 nội dung đúng
C1: Vì sao sinh vật nước ta ngày càng bị suy giảm? Chúng ta cần phải làm j để bv tài nguyên sinh vật nước ta.
C2: CMR miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú đa dạng
C1:
Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta bị suy giảm vì :
- Chủ yếu là do con người
- Do săn bắn trái phép
- Phá hủy thiên nhiên , chặt cây lấy gỗ , đốt rừng để tăng diện đất nông nghiệp
- Khai thác đất, rừng trái phép
- Quản lý kém
- Ngoài ra còn do chiến tranh và thiên tai
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
- Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
- Trồng cây, gây rừng.
C2:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, đa dạng:
+ Là miền giàu khoáng sản nhất so với cả nước, nổi bật là than đá (Quảng Ninh) với trữ lượng và chất lượng hàng đầu Đông Nam Á), apatit (Lào Cai), quặng sắt (Thái Nguyên), quặng thiếc và vonfram (Cao Bằng), thủy ngân (Hà Giang); đá vôi, đất sét... có ở nhiều nơi.
+ Nguồn năng lượng thủy điện giàu nhất nước ta: tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (11 nghìn MW). Các nhà máy thủy điện lớn là: thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW) với công suất lớn nhất cả nước; thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW)...
+ Có nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng: vịnh Hạ Long, bãi lắm Trà cổ, núi Mẫu Sơn, hồ Ba Bể; các vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì...Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.
+ Tài nguyên rừng khá giàu có với nhiều loại gỗ quý, cây thuốc, các loài chim thú.
+ Vùng biển phía Đông Nam với ngư trường lớn (Hải Phòng - Quảng Ninh) mang lại nguồn lợi thủy sản dồi dào, phát triển giao thông biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển (cát ở Quảng Ninh).
+ Tài nguyên khí hậu và đất: địa hình miền núi thấp với đất feralit màu mỡ, khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh thuận lợi cho canh tác cây chè, quế, hồi, thảo quả, cây ăn quả...; chăn thả gia súc (trâu, bò).
- Một số việc cần làm để bảo vệ môi trường tự nhiên trong miền:
+ Trồng và bảo vệ rừng, chống xói mòn đất.
+ Bảo vệ môi trường biển trong lành.
+ Khai thác tài nguyên phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
Câu 1
Qua đoạn văn sau, em hiểu "khu bảo tồn đa dạng sinh học" là gì?
Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt... Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loại cây khác nhau làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hồn hợp.