chứng minh nền văn hoá Đông Nam Á thời phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện từ văn hoá Ấn Độ
chứng minh nền văn hoá Đông Nam Á thời phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện từ văn hoá Ấn Độ
- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.
- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.
- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Thái
B. Văn hóa Khơme
C. Văn hóa Trung Quốc
D. Văn hóa Ấn Độ
theo em nền văn hóa của Chăm pa có ảnh hưởng như thế nào? Chứng minh?
Qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Champa đã xây dựng nên một nền văn hóa độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ trong đó chủ yếu là Bà la môn giáo và Phật giáo. Trong đạo Bà la môn, người Chăm tôn thờ Shiva trong tam vị nhất thể, Vishnu và Brahma ít quan trọng hơn. Từ khoảng thế kỷ XI đạo Hồi xuất hiện trong cộng đồng Champa.
Champa đã để lại một khối lượng di tích và di vật rất lớn về kiến trúc, điêu khắc đá, các loại đồ đồng, đồ gốm, đồ thờ cúng bằng vàng, bạc, các loại đồ trang sức… các loại hiện vật này phản ánh những nét sinh hoạt trong xã hội Champa xưa, từ đời thường đến tôn giáo và cung đình, chúng có giá trị về nhiều mặt, nhất là về nghệ thuật. Đặc biệt có một quần thể kiến trúc đền tháp thuộc tôn giáo của Chămpa ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) còn gọi là “thánh địa Mỹ Sơn” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12 năm 1999. Ngoài ra, người Chămpa còn để lại các di sản ca múa nhạc thể hiện một phần trên điêu khắc đá: các tượng vũ công hoặc người chơi nhạc cụ.
- Kiến trúc Champa chủ yếu là các loại đền tháp (kalan) bằng gạch được xây dựng theo một kỹ thuật đặc biệt với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên gạch. Trong quá trình tồn tại, người Champa đã xây dựng hàng trăm đền tháp nhằm thờ cúng thần và các vị vua, tuy nhiên khi người Champa suy yếu các tháp đã bị bỏ hoang và bị phá hoại nghiêm trọng, hiện nay còn lại khoảng 70 tháp, rải rác ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Đaklak... tập trung nhiều ở Quảng Nam, nhất là Mỹ Sơn nơi được coi là vùng đất thánh dùng xây đền tháp thờ các vị vua đã qua đời mà mỗi vị vua được xây dựng một cụm kiến trúc gồm 4 tháp (tháp cổng, tháp nước, tháp lửa và tháp thờ).
Tháp Chăm thường có mặt bằng vuông, dùng gạch làm vật liệu xây dựng chính, chỉ có một ít bộ phận bằng đá như mi cửa, trụ cửa, bậc cửa. Mỗi tháp có ba tầng, nhỏ dần khi lên cao theo dạng núi Meru - nơi trú ngụ cùa các thần Bà la môn, tháp chỉ mở một cửa chính hướng về phía Đông, 3 cửa còn lại đóng kín. Theo quan niệm của người Chăm thì hướng Đông là hướng của thần linh, Bắc là hướng của ma quỷ, Tây Nam là hướng của dân chúng nên nhà cửa của người Chăm thường mở cửa về hướng Tây Nam.
- Điêu khắc đá Champa là một bộ môn nổi tiếng được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX. Các nhà nghiên cứu đã định ra được các phong cách tạo hình của Champa từ giai đoạn trước TK VII (chịu ảnh hưởng nghệ thuật Amaravati của Ấn Độ) cho tới giai đoạn nửa sau TK VII trở đi, đã tạo ra được những nét riêng của điêu khắc đá Champa qua 8 loại phong cách: Mỹ Sơn E1, Hòa Lai, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chánh Lộ, Tháp Mắm, Yang Mun, Pô Rô Mê. Hiện nay sưu tập điêu khắc Champa tập trung ở các Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Tổng hợp Huế, Bảo tàng Bình Định và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam –Tp. HCM. Nghệ thuật điêu khắc Champa rất phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo Bà la môn, trên những tác phẩm này thường bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Chăm hòa trộn với hình ảnh các vị thần Bà la môn, hoặc những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện trong hình ảnh con người, loài vật… hết sức sinh động.
Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa:..............................
Nền văn minh Đại Việt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa
A. Trung Quốc
B. Ấn Độ
C. Champa
D. Dân gian
Câu hỏi : Tình hình kinh tế, văn hóa Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có điểm gì nổi bật? Theo em, văn hóa Chăm pa bị ảnh hưởng của nền văn hóa nào? Chứng minh?
Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.
Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.
Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.
Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...
Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đều có ảnh hưởng đến văn hóa Chăm Pa. Từ thế kỷ 4 vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền Nam Việt Nam ngày nay đã truyền bá văn minh Ấn Độ vào xã hội Chăm. Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ấn giáo, đặc biệt là Shiva giáo, trở thành quốc giáo. Từ thế kỷ 10, các thương nhân Ả Rập đã mang tôn giáo và văn hóa đạo Hồi vào khu vực. Chăm Pa có vai trò trung chuyển quan trọng trên con đường hồ tiêu từ vịnh Pec-xich tới miền nam Trung quốc và sau này là con đường thương mại trên biển của người Ả Rập, xuất phát từ bán đảo Đông Dương - nơi xuất khẩu trầm hương. Mặc dù giữa Chăm Pa và đế quốc Khmer luôn có chiến tranh, nhưng thương mại và văn hóa vẫn được giao lưu về cả hai phía. Hoàng gia của hai vương quốc cũng thường xuyên lấy lẫn nhau. Chăm Pa còn có quan hệ thương mại và văn hóa với các đế quốc hùng mạnh trên biển như Srivijaya và sau này với Majapahit trên bán đảo Mã Lai.
* Văn hóa:
- Người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).
- Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
- Người Chăm sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chàm, đền, tượng,...
- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.
* Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:
- Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.
- Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.
- Khai thác lâm thổ sản, đánh cá...
Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ trên những lĩnh vực nào?
A. Tôn giáo, chữ viết, kinh tế.
B. Chữ viết, văn hóa, nghệ thuật.
C. Điêu khắc, lễ hội, chữ viết, kiến trúc.
D. Tôn giáo, kiến trúc, chữ viết.
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa truyền thống Ấn Độ:
- Tôn giáo: Nhiều cư dân theo đạo Phật, đạo Hin-đu
- Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, người dân Việt sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
- Kiến trúc: Ảnh hưởng của kiến trúc Hin-đu giáo, Hồi giáo.
Chọn: D
Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ trên những lĩnh vực nào?
A. Tôn giáo, chữ viết, kinh tế.
B. Chữ viết, văn hóa, nghệ thuật.
C. Điêu khắc, lễ hội, chữ viết, kiến trúc.
D. Tôn giáo, kiến trúc, chữ viết.
Phương pháp: Liên hệ.
Cách giải:
Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa truyền thống Ấn Độ:
- Tôn giáo: Nhiều cư dân theo đạo Phật, đạo Hin-đu
- Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, người dân Việt sáng tạo ra chữ viết riêng của mình.
- Kiến trúc: Ảnh hưởng của kiến trúc Hin-đu giáo, Hồi giáo.
Chọn: D
Những thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại ảnh hưởng đậm nét nhất tới nền văn minh nào?
A. Văn minh Hi Lạp - La Mã.
B. Văn minh Ả Rập.
C. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
D. Văn minh Đông Nam Á.
Thần Bra-ma (thần Sáng tạo) là một trong ba vị thần Hin-đu giáo được điêu khắc trên nhiều chất liệu trong nền văn minh Cham-pa và nền văn minh Phù Nam.
Vậy cơ sở nào dẫn đến sự hình thành nền văn minh Chăm-pa và nền văn minh Phù Nam? Thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh đó là gì?
- Văn minh Chăm-pa và Phù Nam được hình thành dựa trên những cơ sở về: điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội cụ thể, riêng biệt
- Ở thời kì cổ - trung đại, cư dân Chăm-pa, Phù Nam đã đạy được nhiều thành tựu rực rỡ trên các phương diện về: đời sống vật chất; đời sống tinh thần; tổ chức nhà nước và xã hội.