Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Tuyết Như
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2018 lúc 4:08

Chọn đáp án: D.

Đoàn Duy Nhật
Xem chi tiết
kodo sinichi
15 tháng 3 2022 lúc 20:31

tham khảo 

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Câu 1(1 điểm):

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. (0,5 điểm) 

- Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. (0,5 điểm) 

Câu 2 (1 điểm): Mỗi từ đúng đạt 0,25 điểm

- Từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,...

- Từ ghép: Công chaThái Sơnnghĩa mẹ...

Câu 3 (1 điểm):

- Câu “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép so sánh

- Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha.

Câu 4 (1 điểm).

Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...

Câu 5 (1 điểm).

Học sinh có thể trình bày một số ý cơ bản như:

- Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nơi ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.

- Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân.

- Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người.

- Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình: xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm...

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm) 

a. Hình thức:

- Thể loại: Tự sự 

- Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe.

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.

- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ. 

Thảo Phương
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
27 tháng 8 2023 lúc 20:24

- Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở việc Nguyễn Du viết từ "những điều trông thấy" 

- Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở:

*Tác phẩm như bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc.
*Tác phẩm của ông là tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người.
*Khóc thương cho những loại người trong xã hội mà những giọt nước mắt xót xa nhất là dành cho người phụ nữ, dành cho trẻ em, người lao động.
*Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người.

đỗ ngọc ánh
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
9 tháng 10 2017 lúc 19:44

-  “Truyện Kiều” là tiếng nói xót thương, đồng cảm sâu sắc với mọi nỗi đau khổ của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

+ Nguyễn Du đã giành cho Thúy Kiều tất cả lòng cảm thương sâu sắc:

“Người sao hiểu nghĩa đủ đường

Kiếp sao rặt những đoạn trương thế thôi”

+ Từ đó, “Truyện Kiều”trở thành tiếng khóc đứt ruột cho phận bạc của người phụ nữ trong xã hội xưa.

“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

-  “Truyện Kiều” là tiếng nói khám phá, khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.

+ Thúy Kiều có vẻ đẹp toàn diện: nhan sắc, trí tuệ, tài hoa, đức hạnh vẹn toàn (hiếu thảo, vị tha, nhân hậu, thủy chung)

+ Kim Trọng hiện thân: chung thủy, cao thượng.

+ Từ Hải: hào hiệp, nghĩa khí của một đấng anh hùng.

-  “Truyện Kiều” là tiếng nói đồng tình với những khát vọng chính đáng, táo bạo của con người.

+ Khát vọng tự do trong tình yêu và hôn nhân (Nguyễn Du đã miêu tả mối tình Kim – Kiều vượt khỏi lễ giáo phong kiến mà vẫn thủy chung, trong sáng, bền vững)

+ Khát vọng tự do, công lí. (qua nhân vật Từ Hải)

-  “Truyện Kiều” là tiếng nói tố cáo, lên án một xã hội đen tối, bất công, coi trọng đồng tiền, một xã hội mà các thế lực đen tối như quan lại tham lam, tàn ác, lưu manh, côn đồ lại công khai lộng hành, tàn hại người lương thiện.

=>      Bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc và giàu tính chiến đấu.

Tài hoa của Nguyễn Du: Nguyễn Du viết "Đoạn trường tân thanh" dựa trên tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" nhưng sự sáng tạo của đại thi hào đã làm nên giá trị tác phẩm. Cái tâm và cái tài của người nghệ sĩ làm nên sức sống tác phẩm.

doanh
Xem chi tiết
nthv_.
2 tháng 10 2021 lúc 9:39

Tham khảo:

undefined

- Vai trò: làm nổi bật tình yêu thương vô bờ bến mà bé Hồng dành cho mẹ mình.

Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 8 2023 lúc 20:23

Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ. Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch. Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.

Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 20:27

Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc, thương người và tự thương mình: 

+ Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ. 

+ Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch. 

+ Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thơ chữ Hán:

+ Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Ông hướng về những số phận đau khổ, bất hành với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ,…

+ Khi viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, ông vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.

+ Từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương. Đây là một nét mới trong tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du.