Nếu nguyên nhân và kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thế giới thứ 2.
Câu 1 Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2 Nêu kết quả toàn cục của chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3 Nêu tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất ,Chiến tranh thế giới thứ hai/?
Câu 4 Nêu nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa của hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917 cách mạng Tháng 2 Cách mạng Tháng 10?
Câu 5 chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế từ 1921 đến 1925 của Nga?
Câu 6 công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1925 đến 1941 thành vật?
Câu 7 Châu Âu trong những năm 1929 đến 1939?
Cấu 8 nước Mỹ trong những năm 1929 đến 1939?
ai giải đc câu nào giúp em với ạ ?
C1: Nguyên nhân và kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ 2. Lập bảng so sánh: kết quả, chi phí, số người chết,... và nêu nhận xét.
C2: Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 10 Nga. Tại sao trong năm 1917 lại có tới 2 cuộc cách mạng?
Huhu giúp mh với c.bạn oii
C1 :Giống nhau- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.
- Khác nhau - Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành 2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô
Những hậu quả mà chiến tranh mang lại rất khủng khiếp nhất,lớn nhất, khốc liệt nhất và sức tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người:" 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó công lại"
Nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945) .điểm giống nhau về nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918) với chiến trang thế giới thứ 2 ( 1939-1945)
Trình bày nguyên nhân, kết cục cuả chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)? Em có suy nghĩ gì về hậu quả mà cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra cho nhân loại?
nêu nguyên nhân, hậu quả, tính chất của 2 cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20. Từ kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất em hãy rút ra bài học bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay. Giúp với mình đang rất cần ;-;
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
* Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh
Hậu quả
Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Chiến tranh thế giới thứ 1 kết thúc để lại nhiều hệ quả nặng nề ở nhiều nước không chỉ riêng các nước tham gia trận chiến. Theo thống kê cho thấy hơn 10 triệu người dân thiệt mạng, hơn 20 triệu người bị thương nặng. Nhà cửa, các công trình lớn nhỏ bị phá bỏ, chìm trong khói lửa.
Người dân tang thương đói khổ, mất nhà tha hương khắp nơi. Các nước còn nợ nhau khối tiền khổng lồ cần được trả sau đó lâu dài. Gây tổn thất nặng nề tới nền kinh tế của các quốc gia mà cho tới nhiều năm về sau mất thời gian phục hồi. Thiệt hại tài sản tới hàng chục tỷ đô la.
Bản đồ thế giới được phân chia lại mới, các nước phe đồng minh giành nhiều thắng lợi. Nhiều quốc gia ở Châu Âu thành con nợ lớn của đế quốc Mỹ. Thực chất cuộc chiến này không giải quyết được triệt để mâu thuẫn giữa các nước mà còn khiến thù hận sâu hơn.
Các nước Châu Âu khắc phục thiệt hại, chấp nhận đi lùi với tiến độ thời đại rất nhiều. Nước Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa, nước Đức mất hết thuộc địa. Cuộc cách mạng Nga thành công nhưng hậu quả chiến tranh để lại không hề nhỏ.
Tính chất:
- là chủ nghĩa đế quốc phi nghĩa.
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Nguyên nhân
Về những lí do và nguyên nhân cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Chưa có nguyên nhân nào được thống nhất và chấp thuận. Bởi sự trải rộng của cuộc chiến trên nhiều lãnh thổ quốc gia và khu vực, do vậy nguyên nhân cũng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, hòa ước Versailles được nhiều người đồng tình cho việc tạo nên thế chiến này. Một số nguyên nhân quan trọng cần kể đến như
Kết quả
Cuộc đối đầu và chiến đấu của hai phe Phát xít với phe Đồng Minh đã diễn ra trong 6 năm, bắt đầu từ năm 1939 đến năm 1945 với thắng lợi cuối cùng thuộc về phe Đồng Minh mà lực lượng chủ chốt là Mỹ, Anh, Liên Xô. Phe Phát Xít nhận thất bại nặng nề, sự tổn thất to lớn về cả người và tài sản của 3 quốc gia chính là Ý, Đức, Nhật. Với thất bại này, nước Đức bị chia thành Tây Đức và Đông Đức.
Tính chất:
- giai đoạn 1 là chủ nghĩa đế quốc phi nghĩa
- giai đoạn thứ hai là chủ nghĩa đế quốc chính nghĩa.
Từ những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:
+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương.
+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống... bị phá hủy.
+ Chi phí cho chiến tranh của các nước đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD.
* Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,…
- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,…
Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) với đề tài chống chiến tranh,…
1.Nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất?
Liên hệ trách nhiệm bản thân và bảo vệ hòa bình thế giới
2.Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929->1933
Tham khảo
1.
kết quả chiến tranh thế giới 1
Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại : 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên
tới khoảng 85 tỉ đôla.
Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận. Bản đồ thế giới được chia lại : Đức mất hết thuộc địa ; Anh. Pháp. Mĩ mở rộng thêm
thuộc địa của mình.
Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
liên hệ trách nhiệm bản thân
Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.
- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đúng đắn
1.
a,Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa:
Do sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản
Mâu thuẫn thị trường và lục địa gay gắt
Hình thành 2 khối quân sự đối địch nhau:
+ Khôi liên minh bao gồm: Đức,Áo-Hung,I-ta-li-a
+ Khối hiệp ước bao gồm : Anh,Pháp,Nga
- Nguyên nhân trực tiếp:
28/6/1914, thái tử Áo-Hung bị phần tử Xéc-bi ám sát
b,Kết cục: SGK
c,Liên hệ trách nhiệm bản thân và bảo vệ hòa bình thế giới:
Tham khảo:
Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.
– Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đúng đắn
2.Tham khảo:
a) Nguyên nhân:
- Khủng hoảng kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924 - 1929.
- Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản phát triển quá mức.
b) Hậu quả:
- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.
- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống
* Tác động đối với nước Đức:
- Khủng hoảng tán phá nghiệm trọng trong nước.
- Giai cấp tư sản đưa Hít-le lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm thủ tướng và sau đó biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.
Tham khảo
2.
a) Nguyên nhân:
- Khủng hoảng kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924 - 1929.
- Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản phát triển quá mức.
Mục b
b) Hậu quả:
- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.
- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm sống
* Tác động đối với nước Đức:
- Khủng hoảng tán phá nghiệm trọng trong nước.
- Giai cấp tư sản đưa Hít-le lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm thủ tướng và sau đó biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.
Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) và chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) đều có điểm giống nhau cơ bản là
A. do sự phát triển không đều về kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản
B. do mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
C. do sự dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước đế quốc
D. do cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị
Đáp án B
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “trẻ” (Anh, Pháp) và đế quốc “già” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) về vấn đè thuộc địa. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập nhưng không giải quyết triệt để vấn đề thuộc địa. Mâu thuẫn này vẫn còn tồn tại giữa các nước đế quốc. Tiếp đó, một cuộc chiến tranh thế giới mới lại tiếp tục nổ ta đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
=> Nguyên nhân sâu xa chung của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là do sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) và chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) đều có điểm giống nhau cơ bản là
A. do sự phát triển không đều về kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản.
B. do mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
C. do sự dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước đế quốc.
D. do cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị.
Đáp án B
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “trẻ” (Anh, Pháp) và đế quốc “già” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) về vấn đè thuộc địa. Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập nhưng không giải quyết triệt để vấn đề thuộc địa. Mâu thuẫn này vẫn còn tồn tại giữa các nước đế quốc. Tiếp đó, một cuộc chiến tranh thế giới mới lại tiếp tục nổ ta đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
=> Nguyên nhân sâu xa chung của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là do sự mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
Quần chúng nhân dân mà chủ yếu là nông dân là những người hiểu hơn ai giá trị của độc lập tự do. Họ có một lòng yêu nước nồng nàn và cũng bị chi phối bởi tư tưởng"trung quân, ái quốc".
-Chiếu Cần Vương ban ra đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ trong quần chúng nhân dân và nhanh chóng biến thành một phong trào rộng lớn, kéo dài hơn 10 năm, tới cuối thế kỉ XIX mới bị dập tắt.