Qua văn bản Dế Mèn chúng ta nên có thái độ và cách ứng xử như thế nào cho đúng với quê hương , với nơi mà chúng ta được sinh ra và lớn lên ?
Qua việc Dế Mèn ứng xử với hàng xóm, với Dế Choắt và chị Cốc, em
rút ra bài học gì cho bản thân về cách ứng xử với mọi người
Em rút ra rằng : nên đối xử với mọi người không được không bỉ, hống hách . Nên ứng xử với hàng xóm , với Dế Choắt và chị Cốc một cách hiền từ .
Tham Khảo:
Ta không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của bản thân. Không nên hống hách, hung hăng bậy bạ. Không khinh thường bất cứ ai vì sớm muộn gì sự khinh thường đấy cũng chuốc họa vào thân.
tham khảo :
Qua câu chuyện của Dế Mèn, em rút ra bài học : chúng ta ko nên kiêu ngạo, ở đời mà cứ cho mình là người tài giỏi, đứng đầu thiên hạ bởi như thế thì ta sẽ bị nhiều người xa lánh. Nên biết cái gì mình cần làm thì làm chứ đừng làm mà ko suy nghĩ, có óc như ko thì sau này sẽ khó thành công trong cuộc sống.
Trong phần Đọc, em đã được tiếp xúc với những tác phẩm thơ, văn thể hiện tình yêu, sự gắn bó với quê hương, lòng tự hào về cảnh sắc, truyền thống văn hoá,... của nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Chắc hẳn trong em đã nảy nở những suy nghĩ, cảm xúc mới mẻ về sự gắn kết của mỗi người với chính quê hương mình. Hãy trình bày những suy nghĩ ấy.
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là......................, học lớp......., trường .............
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế.
Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.
Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.
“Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện Cây khế). Thạch Sanh được tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...
Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.
“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình:
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang.
“Chuyện cổ nước mình” hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật , phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, truyện “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ:
Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
“Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu được nghe chia sẻ, suy nghĩ của thầy cô và các bạn về tình cảm gắn bó của con người với quê hương.
nhận xét giùm mình nhé
Nơi bình yên nhất đối với chúng ta là ba,mẹ.Nơi ân cần nhất đối với chúng ta cũng là ba,mẹ.Người luôn tự hào về chúng ta một cách thầm lặng là cha chúng ta.Người luôn vất vả ,tần tảo để chúng ta vui vẻ là mẹ chúng ta.Họ là người sinh ra chúng ta nên mới có câu''Công cha như núi thái sơn ,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha,cho tròn chữ hiếu mới là đạo con''.Nên nơi ân cần ,chu đáo với chúng ta nhất .Không nơi nào khác,đó là VÒNG TAY BA,MẸ.
đoạn văn này ý tưởng tốt, diễn đạt cũng khá nhưng cách sắp xếp và diễn đạt của bạn còn chưa mạch lạc lắm, cần chỉnh sửa 1 số chỗ, nó sẽ giúp đoạn văn của bạn diễn tả ý trọn vẹn và sâu sắc hơn.
Đó chì là ý kiến riêng của mình.
- Tìm các câu,từ miêu tả lời nói của dế mèn
- Qua đó em thấy dế mèn có tính cách như thế nào
- thái độ của em với chú dế mèn như thế nào
trả lời giúp em với ạ
- Tìm các câu,từ miêu tả lời nói của dế mèn:
+ "Ngẫm ra tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi"
+ "Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết nghe ai, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không"
+ "bộ điệu khinh khỉnh", "mắng", "quắc mắt", "cất giọng véo von", "than".
- Qua đó em thấy dế mèn có tính cách: ăn nói vồn vã, không biết lắng nghe người khác hay biết để ý có ai nghe mình nói không; hống hách, ngang tàn, phách lối với mọi người xung quanh; thích trêu chọc quá trớn với người khác.
- Thái độ của em với chú dế mèn: cảm thấy chú là người không tốt bụng và cần sửa đổi tính nết kiêu căng hống hách của mình.
Cuộc sống luôn cho ta những trải nghiệm, những bài học quý báu và ý nghĩa. Vậy nhân vật Dế Mèn có được bài học đường đời đầu tiên mà mình đã trải qua như thế nào? Em hãy kể về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài.
Cuộc sống luôn cho ta những trải nghiệm, những bài học quý báu và ý nghĩa. Vậy nhân vật Dế Mèn có được bài học đường đời đầu tiên mà mình đã trải qua như thế nào? Em hãy kể về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài.(Chỉ mik vs ạ:3)
Theo bạn, chúng ta cần có cách ứng xử (thái độ, hành vi, lời nói) như thế nào khi tham gia các lễ hội? ( Trình bày đoạn văn khoảng 7-10 dòng)
Cần gấp ạ!
em hãy chỉ ra những từ hành động, thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt trước và sau khi tai họa xảy ra. từ đó, em cho biết Dế Mèn đã suy nghĩ và thay đổi như thế nào
Trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" nhân vật Dế Mèn đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất. Trước tiên ta phải nói về những nét đẹp của Dế Mèn. Đó là một chàng dế thanh niên cường tráng, để có được vẻ cường tráng ấy Dế Mèn đã phải sống tự lập từ nhỏ, có ý thức về bản thân, kiên trì trong ăn uống, rèn luyện cơ thể một cách nghiêm túc. Nhưng bên cạnh đó, Dế Mèn cũng đồng thời cho thấy sự chưa hoàn thiện về tính cách, nhận thức và hành động của tuổi mới lớn. Đó là tính kiêu căng, tự phụ về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, xem thường người khác và hay chọc ghẹo mọi người. Và điều khiến mọi người không hài lòng về Dế Mèn nhất đó là đã gây ra cái chết cho Dế Choắt, đó là điều không thể tha thứ. Nhưng đến cuối văn bản, Dế Mèn đã phần nào lấy lại được cảm tình của người đọc vì ăn năn trước tội lỗi của mình. Tóm lại, con người Dế Mèn vừa có nét đẹp, vừa có nét chưa đẹp, để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.
Những từ ngữ miêu tả hành động và thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là:
- Hỏi một câu ngớ ngẩn:"Sao? sao?"
- Hốt hoảng quỳ xuống,..than rằng:"Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
- Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
- Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
- Tôi tập suy nghĩ về mọi hành động của mình. Lòng đoan với lòng rằng từ đây phải biết phân biệt hành vi lố lỉnh với những việc làm có suy nghĩ. Như thế, tôi bắt đầu sống bình tĩnh.
Những hành động của Dế Mèn sau cái chết của Dế Choắt cho thấy thái độ ăn năn, hối lỗi của Dế Mèn. Dế Mèn nhận thức được bài học đường đời đầu tiên là phải bỏ lối sống hung hăng, bậy bạ, kiêu ngạo để rồi sống điềm tĩnh và trưởng thành hơn.
# Jun