Phương tiện giao thông nào không gây ô nhiễm không khí ?
A. Xe ô tô
B. Xe buýt
C. Xe máy
D. Xe đạp
Sử dụng phương tiện giao thông nào sau đây gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất: Xe đạp điện, tàu hỏa, xe máy điện, tàu điện, xe ô tô chạy bằng dầu, xe máy chạy bằng xăng
42. Phương tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khí?
A. Máy bay
B. Ô tô
C. Tàu hỏa
D. Xe đạp
kể lại cuộc tranh cãi giữa 3 phương tiện giao thông : xe đạp, xe máy, ô tô . Em sẽ dàn xếp cuộc tranh cãi như thế nào ?
một hôm có 3 phương tiện giao thông : xe đạp, xe máy, ô tô trong nhà một ông chủ nọ . Bọn chúng nó rất hay tranh cải nhau. Cuộc trnh cải to nhất có lẽ là hôm nay. Có lẽ là 2 trong 1, vì có cả võ mồm, võ tay(tay cầm). Đầu tiên, xe máy kể lể:
- Bây xem tao nè, nhỏ gọn tiện lợi. Đỡ mỏi chân như anh xe đạp và cũng đỡ tón diện tích như anh ô tô. Ông chủ muốn đi đâu chỉ cần đặt mông trên lưng tôi, tôi sẽ rú ga với tốc độ 120km/h liền.
Xe đạp nhăn mặt:
- Xííííííí!!! Anh được cái ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn. Anh có biết tôi đây bảo vệ môi trường lắm biết hông. Cùng với anh ô tô hủy hoại bầu khí quyển đó nha
Ô tô quát:
- Có cãi nhau thì cũng phải lằng lặng cho bố đây ngủ, đã thế còn xỉa xói anh đây nữa. Cả nhà có biết ô tô là loại phương tiện ngầu nhất hiện nay hông. Tuyệt nhất là bố đây còn là xe thể thao 11 220 000 đồng nữa chớ.
- Tôi đây là nhất!!!!!!!!
Không ai chịu ai, cả bọn xông pha vào chiến, rú ga rú còi ầm ĩ. rồi ông chủ nhà ra mắng:
- Ồn ào quá, vợ ơi, chắc xe có vấn đề rồi, vút hết mua xe mới nha vợ?
- OK, anh
Thế là tất cả phải vô bải phế liệu mặc dù vẫn còn tốt. Xe máy nói:
- THôi, bận ni chừa, bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, a lộn, của chúng ta...
đố các bạn tại sao trong xe ô tô bâm buýt cái thì xe máy nghe lúc ô tô đóng cửa sổ lại thì xe máy bấm buýt tại sao ô tô không nghe được?
Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt, Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.
Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.
Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất.
Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Những chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...
Sáng nay khi vừa bước chân ra chỗ để xe, em đã lén nghe được cuộc tranh cãi kịch liệt giữa chị xe đạp, anh xe máy và anh ô tô. Chẳng là nhà tôi mới mua thêm chiêc ô tô, mọi người hay sử dụng nhiều hơn nên mới xảy ra cuộc tranh cãi này.
Chị xe đạp bao giờ cũng là người dậy sớm. Mỗi khi thức dậy chị vươn vai, cố ghé mình vào khe cửa để đón những tia nắng ấm áp đầu tiên, khoan khoái nói: "Chà chà! Thế là một ngày làm việc mới lại bắt đầu rồi!". Vô tình anh xe máy cũng bị đánh thức, quá tức giận anh ta vừa ngáp vừa cười nhạo nghễ:
- Gớm! Dù ngày mới có đến thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với loại xe đạp cũ kĩ như chị...!
Chị xe đạp quay quắt ra vẻ tức giận lắm:
- Cái gì mà cũ kĩ? Anh thì có gì hơn tôi?
Anh xe máy còn khoái chí cười to hơn:
- Cổ hủ! Quá cổ hủ! Chị đi chậm rì rì, đâu như tôi vừa nhanh lại vừa bảnh trai!
Nói rồi anh ta giơ vành xe sáng loáng ra rồi nói tiếp:
- Thấy chưa! Tôi được sơn màu bạc quý phái từ đầu đến chân. Đã thế tôi có động cơ chạy êm ru, ăn đứt cái bàn đạp lỗi thời của chị. A! Mà chị có muốn gặp các bạn của tôi không? Nào là SH, Space, Vespa... toàn là xe "xịn"!
Anh ô tô cũng thức dậy, cất tiếng nói vọng sang
- Có chuyện gì mà sáng sớm cãi nhau um sùm thế? - A, hóa ra hai anh chị đang cãi nhau - Anh chị như nhau cả thôi! Tranh luận làm gì cho mệt! Tôi đây mới là nhất này.
Anh xe máy và chị xe đạp trố mắt, anh ô tô lại tiếp lời:
- Tôi được trang trí điều hòa, lò sưởi, máy nghe nhạc, gương. Chà chà! Ngồi lên tôi mà lướt đi trên phố thì chỉ có mà an tâm, lại còn được những ánh mắt thèm muốn nhìn theo mà thôi! Trông tôi hoành tráng thế cơ mà!
Anh xe máy huýt một cái:
- Hoành tráng thật đấy! Xì! Có mà hoành tráng "béo" thì có. Trong giờ cao điểm thì loại xe "đồ sộ" như cậu đố mà qua được đấy! Nhẹ nhàng như tôi đây thì mới lướt được này, lúc như thế anh thử xem ai được ưa chuộng hơn ai.
Chị xe đạp nghe thấy cũng bực tức và lên giọng rằng:
- Các anh hơi quá đáng rồi đấy! Các anh tuy đi nhanh, nhưng thử nhìn lại dằng sau xem, các anh xả khói phì phì, ô nhiễm môi trường. Không có tôi thì làm gì có hình ảnh những dạy phố thanh bình. Tôi góp phần làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Người thanh lịch luôn lấy tôi làm lựa chọn hàng đầu.
Xe máy và ô tô cs vẻ như hiểu ra chuyện, ô tô phân trần rằng:
- Thôi từ giờ chúng ta không cãi nhau nữa, tôi nhận thấy tất cả đều có ích, không ai hơn ai mà cũng chẳng ai kém ai. Xe máy cũng có lợi ích mà tôi và xe đạp không thể có, xe đạp cũng có lợi ích mà xe máy và ô tô không thể có. Vì vậy từ hôm nay chúng ta sẽ yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ lợi ích của con người.
Cả ba xe im lặng ra vẻ đồng ý. Tôi bước xuống lấy chiếc xe đạp, đạp đến trường, trong lòng có một cảm giác vui sướng đến lạ thường. Tôi không ngờ phương tiện giao thông cũng có ý thức đến như thể. Tôi thấy mình phải cố gắng học tập tốt, cố gắng giữ gìn phương tiện của mình, để nó gắn bó với tôi được lâu hơn.
Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay người ta nói đến
A. vận tốc tức thời.
B. vận tốc trung bình.
C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.
D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.
D
Khi nói đến vận tốc của xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay... người ta thường nói đến vận tốc trung bình.
Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay… người ta nói đến
A. vận tốc tức thời.
B. vận tốc trung bình.
C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.
D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.
Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay … người ta nói đến vận tốc trung bình
⇒ Đáp án B
Lập dàn ý giúp mik nhé!!!
Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về 3 phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy, ô tô); (có thể) kết hợp giới thiệu ngôi kể( hoàn cảnh xảy ra)
2. Thân bài:
- Ích lợi của xe đạp và khuyết điểm
- Ích lợi của xe máy và khuyết điểm.
- Ích lợi của xe oto và khuyết điểm
- Sự xuất hiện của em và lời khuyên.
3. Kết bài: Có thể rút ra bài học cho chính bản thân.
Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.
Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.
Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất.
Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...
Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.
Trong nhà tôi có ba phương tiện giao thông đi lại là bác ô tô, chú xe máy và anh xe đạp. Một hôm, trời nóng bức, tôi leo lên bác ô tô mở tung hết cửa xe ra để nằm cho mát. Tôi chợt nghe thấy có tiếng rên rỉ của bác ô tô: “Kít! Kít! Đau quá! Đau quá!”. Nghe thấy bác ô tô rên rỉ, anh xe đạp ở bên cạnh thì thầm với chú xe máy: – Bác ô tô sướng thật, suốt ngày ở nhà, chẳng làm được tích sự gì. Hễ khi nào nhà chủ phải đi bốc hàng thì mới dùng đến, còn những ngày bình thường thì chủ lại cho bác ấy đi tắm rửa sạch sẽ, có khi còn mua áo quần mới cho bác ấy mặc nữa. Chẳng bù cho tôi, tôi là người khổ nhất, người tôi gầy gò, ốm yếu nhất trong ba người, tuy thế nhưng ngày nào tôi cũng cùng cậu chủ dùng đi học và cùng ông chủ đi tập thể dục vào những buổi chiều, chiều nào cũng đi vài cây số chứ ít gì. Chân tay tôi rã rời. Có lần chân tay tôi bị chảy máu vì bị vấp vào cái đinh hay hòn đá nhọn ở giữa đường, ông chủ phải mang tôi đi băng bó vết thương cho lành lại. Ấy thế mà bác ô tô mới có tí mà đã kêu toáng lên rồi. Bác ô tô nghe thấy nhưng vẫn lờ đi coi như không có chuyện gì cả. Được thể chú xe máy cũng nói vài câu: – Ừ, bác ấy sướng thật, chẳng bù cho tôi suốt ngày phải làm việc không lúc nào được nghỉ ngơi chân tay; buổi sáng tôi chở ông chủ đi làm, trưa về tôi lại cùng bà chủ ra chợ. Vậy mà mình mẩy bùn sình, chẳng ai tắm rửa cho tôi cả! Đợt vừa rồi tôi bị ốm, bà và ông chủ không dùng được đành phải ở nhà chờ tôi bình phục hẳn. Là xe máy tôi công nhận là to hơn anh một tí thật đấy nhưng lại phải làm việc nhiều hơn anh. Trong đây tôi mới là người khổ nhất. Bác ô tô nghe thấy thế, không chịu được nữa cất giọng nói:
“Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Thỉnh thoảng tôi thấy đau thì tự kêu một mình.
Tôi nghe ô tô nói vậy liền khen ô tô, xe máy, xe đạp đều có ích với gia đình tôi, với xã hội. Ai cũng có ích, ai cũng quý, xin đừng tị nạnh thiệt hơn, có thế ngôi nhà mới lắm phúc.
Hãy ghi chữ Đ vào ô trống trước những việc làm phù hợp với Luật Giao thông:
a) Đỗ xe nói chuyện dưới lòng đường. | |
b) Đi xe máy có đội mũ bảo hiểm | |
c) Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông. | |
d) Không chở hàng cồng kềnh quá quy định. | |
đ) Không rải đinh trên đường. | |
e) Dựng lều quán hoặc bán hàng dưới lòng đường. | |
g) Hiểu ý nghĩa và thực hiện đúng theo các tín hiệu và biển báo giao thông. | |
h) Uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông. | |
i) Điều khiển xe máy khi trên 18 tuổi. |
|
|
Đ |
b) Đi xe máy có đội mũ bảo hiểm |
c) Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông. |
|
Đ |
d) Không chở hàng cồng kềnh quá quy định. |
Đ |
đ) Không rải đinh trên đường. |
e) Dựng lều quán hoặc bán hàng dưới lòng đường. |
|
Đ |
g) Hiểu ý nghĩa và thực hiện đúng theo các tín hiệu và biển báo giao thông. |
h) Uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông. |
|
Đ |
i) Điều khiển xe máy khi trên 18 tuổi. |