So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do
A. vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn
B. các dãy núi hướng vòng cung đón gió
C. không giáp biển
D. địa hình núi cao là chủ yếu
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của gió mùa và hướng các dãy núi đến sự khác biệt khí hậu giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn với Tây Nguyên.
HƯỚNG DẪN
- Các cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông về mùa đông hút gió Đông Bắc, làm cho nền nhiệt độ ở vùng này thấp nhất cả nước. Về mùa hè, cánh cung núi Đông Triều đón gió Đông Nam gây mưa nhiều ở sườn đón gió (phía Quảng Ninh), trong khi đó, phía sườn khuất gió (Lạng Sơn), ít mưa.
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, về mùa đông chắn gió Đông Bắc, làm cho gió mùa Đông Bắc không xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vùng này cao hơn ở Đông Bắc (ở những nơi có cùng độ cao).
- Các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào hướng tây bắc - đông nam (Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Tây, khi gió này vượt các dãy núi sang gây hiện tượng phơn ở các vùng phía nam Tây Bắc.
- Dãy núi Trường Sơn Bắc, về mùa hạ đón gió Tây Nam, gây nên hiện tượng phơn khi gió này vượt núi tràn xuống vùng đồng bằng phía đông; về mùa đông đón gió mùa Đông Bắc gây mưa từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế.
- Dãy núi Trường Sơn Nam, về mùa hạ đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở Tây Nguyên, gây hiện tượng phơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, về mùa đông đón gió Đông Bắc gây mưa ở sườn đông Trường Sơn Nam.
- Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc, làm cho phía nam nước ta không chịu tác động của mùa đông lạnh.
- Các đỉnh núi cao đón gió thường là nơi mưa nhiều nhất nước ta (các núi cao dọc biên giới Việt - Trung, các đỉnh núi cao trên 2000m ở Hà Giang, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh...). Ngược lại, những nơi trũng thấp, khuất gió (Mường Xén...) hoặc không đón được gió Tây Nam (Phan Rang) thường là nơi ít mưa.
Câu 31: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do ảnh hưởng của:
A. Dải đồng bằng hẹp ven biển.
B. Dãy núi Trường Sơn Bắc.
C. Dãy núi Bạch Mã.
D. Dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.
Câu 32. Bắc Trung Bộ không giáp với vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Trung du miền núi Bắc Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Tây Nguyên
Câu 33: Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế
B. Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng
C. Ca trù, quan họ Bắc Ninh
D. Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn
Câu 34. Ngành nuôi trồng thủy hải sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do
A. có vùng biển rộng, trữ lượng thủy sản lớn.
B. vùng có nhiều hồ thủy điện và hồ thủy lợi.
C. đường biển dài, nhiều vũng vịnh, đầm phá.
D. khí hậu quanh năm nóng, ít biến động.
Câu 35. Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có
A. nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển.
B. nền nhiệt cao, nhiều cửa sông đổ ra biển.
C. nền nhiệt thấp, ít cửa sông lớn đồ ra biển.
D. nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển.
Câu 32: D
Câu 35: D
Câu 34: A
Câu 33: A
31. Chọn B
32. Chọn D
33. Chọn D
34 . Chọn C
35 . Chọn A
35 . Chọn
Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông và Tây Trường Sơn.
Sự phân hoá thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, phổ biến ở nước ta là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
- Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. ở vùng núi thấp Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.
- Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Địa hình khu vực nào sau đây bao gồm những cánh cung núi lớn và vùng đồi trung du? A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc.
Ảnh hướng lớn nhất của các dãy núi cao phía đông bắc đối với khu vực Tây Nam Á là
A. ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ Bắc Á thổi xuống
B. tạo nên sự đa dạng địa hình
C. tạo nên cảnh quan núi cao
D. cung cấp phù sa cho các con sông ở đây
Các dãy núi ở phía đông bắc của Tây Nam Á cso vai trò quan trọng trong việc ngăn cản sự ảnh hưởng của gió màu đông bắc từ Bắc Á thổi xuống, làm giảm mức độ lạnh so với khu vực Trung Á. Tuy nhiên, các dãy núi này cũng góp phần làm biến tính khối không khí lạnh, làm cho các khối không khí này trở lên khô hơn, làm sâu sắc hơn tính chất lục địa của khí hậu Tây Nam Á.
Đáp án cần chọn là: A
Các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ được thành tạo từ thời kì nào?
A. Tân kiến tạo.
B. Đại trung sinh.
C. Đại cổ sinh.
D. Tiền Cambri.
Đáp án: B
Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi: trong đại Cổ sinh là các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.
địa hình nước ta chia thành mấy khu vực?Đó là những khu vực nào?So sánh đặc điểm địa hình của hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:
- Khu vực đồi núi gồm vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
- Khu vực đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Bờ biển và thềm lục địa.
Câu 20: Dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á là
A. đồng bằng châu thổ.
B. núi và cao nguyên.
C. bán bình nguyên.
D. sơn nguyên và bồn địa.
Câu 21: Các miền địa hình của khu vực Tây Nam Á từ đông bắc xuống tây nam lần lượt là
A. các dãy núi cao; đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap.
B. đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap; các dãy núi cao.
C. sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà; các dãy núi cao.
D. các dãy núi cao; sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà.
Dựa vào hình 2 và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta.
- Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m.
Tham khảo
- Nước ta có một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam là:
+ D. Hoàng Liên Sơn;
+ D. Trường Sơn;
+ D. Pu đen đinh;
+ D. Pu sam sao, …
- Nước ta có một số khu vực địa hình có độ cao dưới 50 m:
+ Đồng bằng sông Hồng;
+ Đồng bằng Duyên hải miền Trung;
+ Đồng bằng sông Cửu Long.
Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc- đông nam với dải đồng bằng thu hẹp, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần. Đây là đặc điểm nổi bật của miền tự nhiên nào?
A. Tây Nguyên.
B. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
C. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
D. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc- đông nam với dải đồng bằng thu hẹp, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần là đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (sgk Địa lí 12 trang 54)
=> Chọn đáp án D