Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 9 2019 lúc 5:35

Lời giải:

Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 11 2017 lúc 3:26

Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, làm lụng không ngơi tay. Nhờ vậy, hai vợ chồng đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

Nhưng rồi sức khỏe ông bà dần già yếu. Ít lâu sau bà lão qua đời. Ông lão cũng lâm bệnh nặng. Trong khi hai người con trai thì chỉ mơ chuyện hão huyền, không chí thú làm ăn. Ông gọi hai con đến và dặn :

- Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà ta có một kho báu, hai con hãy tự đào lên mà dùng.

Vâng theo lời cha dặn, hai người con ra sức đào bới mà không tìm thấy kho báu. Nhân vụ mùa đang tới, họ tranh thủ trồng lúa. Đất được làm kĩ nên vụ ấy bội thu. Liên tiếp mấy vụ sau được mùa mà kho báu chẳng thấy đâu. Hai người con đã hiểu được ý nghĩa trong lời dặn dò của cha : Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 2 2017 lúc 15:37

a) Đoạn 1: Chiếc áo đẹp.

Gió bấc thổi từng cơn lạnh buốt báo hiệu mùa đông đã đến sớm rồi. Đã hơn một tuần nay tôi thấy Hòa mặc một chiếc áo len thật đẹp. Áo có màu vàng tươi như màu hoa cúc. Áo có một dây kéo dài có thể kéo từ dưới lên tận cổ. Đằng sau áo còn có một chiếc mũ có thể kéo trùm lên đầu cho khỏi lạnh. Tôi mượn Hòa mặc thử thấy ấm sực cả người. Tôi ao ước có một cái áo len như thế nên đêm ấy tôi đã ngỏ lời xin mẹ mua cho một cái áo len như cái áo của Hòa.

b) Đoạn 2 : Dỗi mẹ

Nghe tôi nói xong, mẹ tôi bảo: "Mẹ chỉ có một số tiền nhỏ đang định mua cho anh Tuấn và con mỗi đứa một cái áo bông. Cái áo len của Hòa đắt tiền bằng cả hai cái áo bông đây". Tôi phụng phịu với mẹ : "Nhưng con chỉ thích cái áo len màu vàng thôi" rồi tôi dỗi mẹ lên giường nằm, giả vờ ngủ.

c) Đoạn 3 : Nhường nhịn

 

Tôi nằm im chưa ngủ thì chợt nghe anh Tuấn thì thào với mẹ :

"Mẹ ơi, mẹ cứ mua cái áo len cho em Lan đi. Con không cần áo mới đâu". Mẹ tôi nói, giọng thật nhỏ nhẹ : "Năm nay xem ra sẽ lạnh lắm đấy. Không có áo ấm con bị bệnh đấy". Anh Tuấn cười : "Không hề gì đâu, con khỏe lắm. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong". Mẹ tôi âu yếm bảo: "Được, con cứ ngủ đi, để mẹ nghĩ đã".

d) Đoạn 4 : Ân hận

Tôi nghe trọn câu chuyện giữa mẹ tôi và anh Tuấn, chợt tôi thấy ân hận vô cùng. Trong khi tôi chỉ nghĩ đến mình thì mẹ tôi quan tâm tới cả hai anh em và anh Tuấn sẵn sàng nhường phần áo ấm cho tôi. Nhất định sáng mai khi trở dậy tôi sẽ nói ngay với mẹ: "Con không cần mua áo len vàng nữa đâu. Mẹ cứ mua cho hai anh em con mỗi người một áo ấm mẹ ạ !

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 5 2019 lúc 14:50

a) Đoạn 1: Đề nghị của trung đoàn trưởng.

– Trung đoàn trưởng tới gặp ai ? Trung đoàn trưởng nói gì ?

Một buổi tối nọ, trung đoàn trưởng bước vào lán. Cả đội thiếu niên đã tập hợp đầy đủ. Trung đoàn trưởng nhìn các em trìu mến, dịu dàng rồi sau một lúc trầm ngâm, ông chậm rãi nói:

– Các em ạ, ở chiến khu tình hình ngày càng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Sức nhỏ của các em e rằng không chịu nổi. Nếu em nào muốn về với gia đình, Trung đoàn sẽ cho phép. Các em thấy sao ?

b) Đoạn 2: Chúng em xin ở lại.

– Lượm nói gì ? Toàn đội hưởng ứng ý kiến của Lượm ra sao ? Mừng van xin điều gì ?

Lượm là người đầu tiên đứng lên nói với trung đoàn trưởng :

Em xin được ở lại. Dù chết em cũng ở lại với chiến khu chứ không thể về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian."

Toàn đội đều lên tiếng hưởng ứng lời của Lượm :

"Chúng em cũng vậy ! Chúng em xin ở lại !"

Mừng nói thật cảm động : "Trung đoàn có thế giảm bớt phần ăn của chúng em đi cũng được nhưng đừng bắt tụi em phải về, tội nghiệp cho chúng em lắm !"

c) Đoạn 3 : Lời hứa của chỉ huy.

Trung đoàn trưởng ôm lấy Mừng, xúc động nói :

"Nếu vậy thì anh sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy."

d) Đoạn 4 : Tiếng hát giữa rừng đêm.

Trước khung cảnh đó bỗng các em cùng cất tiếng hát "Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi… Ra đi, ra đi thà chết không lui". Tiếng hát hùng tráng bay lên như lửa cháy làm ấm áp, nao nức lòng người.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 5 2019 lúc 5:51

Đoàn cán bộ Việt Nam có chuyến tới thăm trường tiểu học Lúc-xăm-bua.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 10 2019 lúc 4:30

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 3 2017 lúc 15:16

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 13:34

Câu 1:

- Chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân.

- Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê.

- Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả và ở trong tổ ăn hạt kê một mình.

- Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình và chia cho Sẻ. Nhưng Sẻ từ chối vì mình đã ăn một mình mà không chia sẻ và nhận ra được bài học

Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 13:34

Câu 2:

Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến. Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả. “Nếu cho cả Chích nữa thì chẳng còn lại là bao!”, Sẻ thầm nghĩ. Thế là hằng ngày, Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình. Ăn hết, chú ta quẳng hộp đi. Những hạt kê còn sót lại văng ra khỏi hộp. Cô Gió đưa chúng đến một đám cỏ xanh dưới một gốc cây xa lạ. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên:

- Chào bạn Sẻ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt.

- Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích.

- Ai kiếm được thì người ấy ăn!

- Nhưng mình với cậu là bạn thân của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?

Nghe Chích nói, Sẻ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê đầy.

Sẻ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói:

- Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này và còn cho mình một bài học quý về tình bạn.

Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 13:35

Câu 3:

Chuyện kể về tình bạn giữa Chim chích và chim sẻ. Chim sẻ có đồ ăn nhưng lại không muốn chia sẻ nên ăn một mình còn chim chích thì ngược lại. Khi tìm được đồ ăn ngon thì chích lại chia sẻ cho sẻ vì thế mà sẻ xấu hổ và nhận ra được bài học về tình bạn.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
17 tháng 10 2023 lúc 22:14

1.Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc. 
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập. 
3.

Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét