Quan sát Hình 6.3a và cho biết các phân tử cellulose liên kết với nhau như thế nào để hình thành vi sợi cellulose.
Quan sát Hình 6.3a và cho biết các phân tử cellulose liên kết với nhau như thế nào để hình thành vi sợi cellulose.
Cấu tạo của các vi sợi cellulose:
- Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 – 4 glycosidic tạo thành một phân tử cellulose hình sợi dài.
- Các phân tử cellulose hình sợi dài liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen xếp song song nhau hình thành bó sợi sơ cấp được gọi là micel.
- Nhiều bó sợi sơ cấp (micel) sắp xếp thành từng nhóm sợi nhỏ dạng que thẳng gọi là vi sợi.
Khi phân tích thành phần khối lượng các nguyên tố trong vitamin C, thu được kết quả: %mC = 40,91; %mO = 54,55; còn lại là hiđro. Biết rằn phân tử khối của vitamin C là 176 đvC. Hãy xác định công thức phân tử của vitamin C
Câu 5 (1 điểm): Khi phân tích vitamin A ta thu được 83,9 %C; 10,5%H, còn lại là O. Biết rằng phân tử khối của vitamin A gấp 6,5 lần phân tử khối của CO2. Xác định công thức phân tử của vitamin A
Câu 5 (1 điểm): Khi phân tích vitamin A ta thu được 83,9 %C; 10,5%H, còn lại là O. Biết rằng phân tử khối của vitamin A gấp 6,5 lần phân tử khối của CO2. Xác định công thức phân tử của vitamin A
Gọi công thức đơn giản nhất cần tìm là \(C_xH_yO_z\)
\(\%O=100\%-83,9\%-10,5\%=5,6\%\)
Ta lập công thức đơn giản nhất:
\(x:y:z=\dfrac{\%C}{12}:\dfrac{\%H}{1}:\dfrac{\%O}{16}=\dfrac{83,9}{12}:\dfrac{10,5}{1}:\dfrac{5,6}{16}=7:10,5:0,35=20:30:1\)
Vậy công thức đơn giản nhất của A là \(C_{20}H_{30}O\)
Gọi CTHH của vitamin A là \(\left(C_{20}H_{30}O\right)_a\)
Mà \(PTK_A=6,5M_{CO_2}=286\)
Ta có: \(M_{\left(C_{20}H_{30}O\right)}\cdot a=286\Rightarrow271\cdot a=286\Rightarrow a\approx1\)
Vậy CTPT vitamin A là \(C_{20}H_{30}O\)
Ta có: \(\%_O=100\%-83,9\%-10,5\%=5,6\%\)
Gọi CTHH của vitamin A là: CxHyOz
Ta lại có:
\(x:y:z=\dfrac{83,9\%}{12}:\dfrac{10,5\%}{1}:\dfrac{5,6\%}{16}=6,9:10,5:0,35=20:30:1\)
=> CTĐG là: C20H30O
Gọi CTHH là: (C20H30O)n
Theo đề, ta có:
\(d_{\dfrac{\left(C_{20}H_{30}O\right)_n}{CO_2}}=\dfrac{M_{\left(C_{20}H_3O\right)_n}}{M_{CO_2}}=\dfrac{M_{\left(C_{20}H_3O\right)_n}}{44}=6,5\left(lần\right)\)
=> \(M_{\left(C_{20}H_{30}O\right)_n}=286\left(g\right)\)
Mà: \(M_{\left(C_{20}H_{30}O\right)_n}=\left(12.20+1.30+16\right).n=286\left(g\right)\)
=> n = 1
=> CTHH là: C20H30O
Tại sao cũng được cấu tạo từ các phân tử đường glucose nhưng tinh bột và cellulose lại có đặc tính vật lí và chức năng sinh học khác nhau?
Tinh bột:
- Phân tử gồm nhiều gốc α-glucose liên kết với nhau.
- Các loại tinh bột có cấu trúc mạch ít phân nhánh.
Cellulose:
- Phân tử gồm nhiều gốc β-glucose liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, không phân nhánh. Nhiều phân tử cellulose liên kết với nhau tạo thành bó sợi dài nằm song song có cấu trúc vững chắc.
Bởi vì chúng có cách thức liên kết các đơn phân khác nhau từ các cấu trúc khác nhau
-Tinh bột: các gốc α-glucose liên kết bằng α-1,4-glycosidic tạo mạch thẳng(amylose) hoặc mạch nhánh(amylopectin) khi sử dụng liên kết α-1,4-glycosidic và α-1,6-glycosidic
-Cellulose: Các gốc β-glucose liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glycosidic tạo thành mạch thẳng.
Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại
A. Tính liên kết
B. Tính điều hòa nhiệt
C. Tính phân cực
D. Tính cách li
Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử của đơn chất với phân tử của hợp chất?
A. Hình dạng của phân tử. B. Kích thước của phân tử.
C. Số lượng của nguyên tử trong phân tử. D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại
D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại.
→ Đơn chất được tạo từ 1 NTHH còn hợp chất được tạo nên từ 2 hay nhiều loại NTHH trở lên
Phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau
(2) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau
(3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau
Phát biểu đúng là phát biểu (3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Ví dụ:
- Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Phân tử muối ăn được cấu tạo từ 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl => Các nguyên tử khác nhau
- Phân tử iodine được cấu tạo từ 2 nguyên tử iodine. Phân tử oxygen được cấu tạo từ 2 nguyên tử oxygen => Các nguyên tử giống nhau
Dựa vào hình 1.10 và 1.12 (SGK) hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ và con số thích hợp chọn trong khung:
Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba ... thuộc hai ... liên kết với nhau theo tỉ lệ ... Còn hình dạng khác nhau, phân tử trước dạng ... phân tử sau dạng...
Phân tử nước và phân tử cacbon đioxit giống nhau ở chỗ đều gồm ba nguyên tử thuộc hai nguyên tố liên kết với nhau theo tỉ lệ 1 : 2. Còn hình dạng khác nhau, phân tử trước dạng gấp khúc phân tử sau dạng đường thẳng.
Cấu tạo và cách sắp xếp của các phân tử cellulose phù hợp như thế nào với chức năng của thành tế bào
Các phân tử cellulose sắp xếp cạnh nhau thành các chuỗi và tạo thành các bó sợi cellulose sát nhau phù hợp với chức năng bảo vệ và định hình cho tế bào của thành tế bào.