Đọc lại bài Cái cối tân. Tìm các đoạn văn trong bài văn nói trên.
Đọc lại bài Cái cối tân (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 - 144). Tìm các đoạn văn trong bài văn, viết vào bảng ở dưới. Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn em vừa tìm được.
Bài văn có ... đoạn :
Phần | Đoạn | Nội dung chính |
Mở bài | ||
Thân bài | ||
Kết bài |
Bài văn có 4 đoạn :
Phần | Đoạn | Nội dung chính |
Mở bài | 1 | Giới thiệu cái cối. |
Thân bài | 2 3 |
Tả hình dáng của cái cối. Tả hoạt động của cái cối. |
Kết bài | 4 | Nêu cảm nghĩ về cái cối. |
Đọc bài văn Cái cối tân (Tiếng Việt 4, tập một, trang 143 - 144), trả lời các câu hỏi sau:
a) Bài văn tả cái gì?
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
Phần | Từ...đến... | Nói điều gì? | Giống cách mở bài, kết bài nào đã học |
Mở bài | |||
Kết bài |
c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
- Tả hình dáng:
+ Vành cối, áo cối
+ Hai tai cối
+ ...........................
- Tả công dụng:
+ Đổ thóc vào cối
+ ..............................
a) Bài văn tả cái cối.
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
Phần | Từ...đến... | Nói điều gì? | Giống cách mở bài, kết bài nào đã học |
Mở bài | từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. | Nói lên sự xuất hiện của cái cối. | Giống cách mở bài trực tiếp. |
Kết bài | từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi.... | Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. | Giống như cách kết bài mở rộng |
c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
- Tả hình dáng:
+ Vành cối, áo cối
+ Hai tai cối
+ Hàm răng cối
+ dăm cối, cần cối
+ cái chốt
+ cái dây thừng
⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.
- Tả công dụng:
+ Đổ thóc vào cối
+ xung quanh cối.
+ vành cối
+ tiếng cối phát ra khi xay
⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.
Tìm đọc các bài văn miêu tả cây cối. Ghi lại những câu văn hay mà em muốn học tập.
Tả cây hoa hồng.
Trên khuôn viên tầng thượng nhỏ nhà em, mẹ em trồng rất nhiều các loài hoa: hoa thiết mộc lan, hoa quỳnh, hoa đồng tiền, thược dược,… Nhưng em thích nhất là cây hoa hồng nhung mà em đã trồng cùng mẹ vào mùa xuân năm em học lớp 1.
Cây hoa hồng nhung được mẹ khéo léo trồng trong một chiếc chậu xinh xinh. Nhìn từ xa, cây như một cô công chúa đội vương miện đỏ kiêu sa. Cây cao khoảng 70 – 80 cm, thân cây to hơn chiếc đũa, được bao bọc bởi lớp áo màu xanh thẫm nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Cũng ở thân mọc ra những chiếc gai sắc nhọn như những chàng hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ nàng công chúa kiêu sa. Cành lá cây hoa hồng mảnh mai, cũng có gai nhọn như thân hồng. Lá hoa hồng nhỏ nhắn, hình bầu dục, có răng cưa viền xung quanh. Gân lá hồng nổi lên trên nền lá màu xanh thẫm, giống như bộ xương cá.
Hoa hồng nở quanh năm nếu được chăm sóc tốt. Nhưng đặc biệt hơn là vào mùa xuân, cây hồng nhung nở rộ hoa. Hoa hồng nở ở đầu cành. Màu hoa đỏ thẫm, cánh mềm mịn như những tấm khăn nhung của các bà, các mẹ. Các cánh hoa chúm chím dần xòe ra xếp thành từng tầng bao quanh nhụy hoa. Nhụy hoa hồng rất nhỏ, có màu vàng nhạt. Mỗi sáng sớm khi thức dậy em bước ra vườn, những giọt sương như những hạt ngọc đọng trên những cánh hoa, lá. Mùi hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu của nữ hoàng hoa hồng được chị gió mang tỏa khắp nơi, như mời gọi những nàng ong, chị bướm đến hút mật. Không hổ danh là “nữ hoàng của các loài hoa”! Hoa hồng thường được dùng để trang trí, làm đẹp, làm quà tặng và còn để điều chế nước hoa nữa.
Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung nhà em! Mỗi khi rảnh, em đều cùng mẹ tưới nước, nhổ cỏ dại, cắt cành, tỉa lá, chăm sóc cây hồng nhung cho cây luôn tươi tốt và nở thật nhiều hoa. Mỗi dịp lễ, mẹ em thường cắt mấy bông hồng xuống để thắp hương trên ban thờ.
Những điều em muốn học tập:
- Bố cục 3 phần rõ ràng.
- Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
- Các câu văn hay, ấn tượng: “Cũng ở thân mọc ra những chiếc gai sắc nhọn như những chàng hiệp sĩ dũng cảm bảo vệ nàng công chúa kiêu sa.”, “Mùi hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu của nữ hoàng hoa hồng được chị gió mang tỏa khắp nơi, như mời gọi những nàng ong, chị bướm đến hút mật.”
Ai cứu ạ Tìm và ghi lại các đại từ trong bài văn: “Cái áo của ba” (đọc trên mạng ạ)
Tìm các đoạn văn trong bài văn nói trên.
Các đoạn văn trong bài nói trên là:
- Mở bài: Đoạn 1
- Thân bài: Đoạn 2, đoạn 3.
- Kết bài: Đoạn 4
Trong các bài tập đọc trên, đoạn văn nào có giọng đọc theo yêu cầu ở dưới, ghi lại đoạn văn đó:
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến:
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:
c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe:
a) Đoạn văn có giọng đọc thiết tha, trìu mến: Đoạn cuối truyện Người ăn xin, từ “Tôi chẳng biết ... đến khi ấy tôi chợt hiểu rằng : Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão"
b) Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: - Đoạn Nhà Trò (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 1) kể nỗi khổ của mình.
- Từ "Năm trước, gặp khi trời đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện ... đến hôm nay, chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em".
c) Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: - Đoạn Dế Mèn đe dọa bọn nhện bênh vực Nhà Trò (truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, phần 2)
- Từ "Tôi thét : Các người có của ăn của để, béo múp míp ... đến Có phá hết các vòng vây đi không?".
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.
1. Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 4, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
2. Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Đọc lại đoạn văn của em để phát hiện lỗi.
b. Sửa lỗi trong đoạn văn của em (nếu có).
tham khảo:
Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui. Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ. Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
a) Đọc lại 2 văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Buổi học cuối cùng, sau đó hãy tìm mỗi văn bản một đoạn văn miêu tả, một đoạn văn tự sự và cho biết căn cứ vào đâu mà em nhận ra điều đó. Chỉ ra một vài liên tưởng, ví von, so sánh mà em cho là độc đáo và thú vị được sử dụng trong hai văn bản trên?
b) Đọc lại đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển trong đoạn trích Cô Tô. Theo em, điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?
a) Bởi tôi ăn uống điều độ.... cả hai chân lên vuốt râu
Hình ảnh cụ thể về ngoại hình tính cánh của nhân vật
Tôi đi đúng oai vệ đến sợ tôi lắm
Đã kể lại sự việc đã diễn ra
Buổi học cuối cùng
Tôi bước qua hàng ghế dài đến phát phần thưởng
hình ảnh cụ thể về ngoại hình của nhân vật
Buổi sáng hôm ấy đến lại có chuyện gì nữa đây
Kể lại một sự việc đã diễn ra
b)Trong đoạn trích Cô Tô đã tạo nên cái hay cái độc đáo cho đoạn văn là Nguyễn Tuân đã sử dụng ngôn ngữ điêu luyện sự miêu tả tinh tế chính xác giàu hình ảnh và cảm xúc thông qua sử liên tưởng, tưởng tượng phong phú
a)đọc lại văn bản truyện Bài học Đường đời đầu tiên hoặc Buổi học cuối cùng chỉ ra 1 đoạn miêu tả, một đoạn văn tự sự và cho biết căn cứ vào đâu em nhận ra điều đó. chỉ ra 1 vài liên tưởng, so sánh trong bài mà bạn cho là thú vị
b) Đọc lại đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển trong đoạn trích Cô Tô. Theo em, điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn?