Cho tam giác ABC đều. Gọi M là trung điểm của AC, D đối xứng với B qua M.
a, Tứ giác BADC là hình gì? Vì sao?
b, Đường thẳng qua B // AC, cắt CD tại E. Chứng minh AE ⊥ BC tại N
c, Chứng minh △MNC đều
giúp em với ạ e cảm ơn
Cho tam giác ABC cân tại A có trung tuyến BM. Gọi D là điểm đối xứng với B qua M.
a) Tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?.
b) Qua D kẻ đường thẳng song song với AC cắt đường thẳng BC tại E. Gọi O là giao điểm của AE và CD. Gọi N là giao điểm của MO và DE. Chứng minh BE = 2MN.
c) Chứng minh BE < AD + 2DE.
giúp mik vs ạ!!
a: Xét tứ giác ABCD có
M là trung điểm của AC
M là trung điểm của BD
Do đó: ABCD là hình bình hành
Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của cạnh AC, vẽ điểm D đối xứng với điểm B qua M.
a. Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành
b. Gọi H à trung điểm BC, K là trung điểm AD. Tứ giác AHCK là hình gì? Vì sao?
c. Chứng minh H, M, K thẳng hàng
d. Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AHCK là hình vuông.
cần mọi người gips câu b với ạ
\(a,\) Vì M là trung điểm AC và BD nên ABCD là hình bình hành
\(b,\) Vì ABCD là hình bình hành nên \(AD//BC;AD=BC\)
Do đó \(AK//CH;AK=CH(\dfrac{1}{2}AD=\dfrac{1}{2}BC)\)
Do đó AHCK là hình bình hành
Mà \(\Delta ABC\) cân tại A nên trung tuyến AH cũng là đường cao
Do đó \(AH\bot HC\)
Vậy AHCK là hình chữ nhật
\(c,\) Vì AHCK là hình chữ nhật nên trung điểm M của AC cũng là trung điểm của HK
Vậy H,M,K thẳng hàng
\(d,\) Để AHCK là hình vuông thì \(HK\bot AC\) tại M
Mà H,K là trung điểm BC,AC nên HK là đtb \(\Delta ABC\)
Do đó \(HK//AB\)
Mà \(HK\bot AC\) nên \(AC\bot AB\)
Vậy nếu tam giác ABC vuông cân tại A thì AHCK là hình vuông
cho tam giác ABC nhọn các đường cao AD và BE cắt nhau tại H. gọi M là trung điểm của BC điểm P đối xứng với điểm H qua đường thẳng BC. Điểm Q đối xứng với điểm H qua M.
a) chứng minh PQ // BC. khi đó tứ giác DMQP là hình gì? vì sao?
b)chứng minh tứ giác HCQP là hình bình hành. Tính số đo góc ACQ,góc ABQ.
c) Gọi O là giao điểm các đường trung trực của tam giác ABC. CMR O cách đều 5 điểm A, B, P, Q,C
a: Ta có: H và P đối xứng nhau qua BC
nên BC là đường trung trực của HP
Suy ra: D là trung điểm của HP
Xét ΔHPQ có
D là trung điểm của HP
M là trung điểm của HQ
Do đó: DM là đường trung bình của ΔHPQ
Suy ra: DM//PQ
hay PQ//BC
Xét tứ giác DMQP có DM//PQ
nên DMQP là hình thang
mà \(\widehat{PDM}=90^0\)
nên DMQP là hình thang vuông
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC). Gọi D là trung điểm của AC, Vẽ E đối xứng với B qua D.
a)Chứng minh ABCE là HBH
b) Gọi M là điểm đối xứng với B qua A. Tứ giác AMEC là hình gì ? Vì sao ?
c) Kéo dài MD cắt BC tại I. Vẽ đường thẳng qua A và // MD cắt BC tại K. Chứng minh KC=2BK
d)Cho AC=8cm, BC=10cm. Tính S MEBC
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của AC. Gọi D là điểm đối xứng với B qua M.
a) Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành.
b) Gọi N là điểm đối xứng với B qua A. Chứng minh tứ giác ACDN là hình chữ nhật.
c) Vẽ đường thẳng qua A song song với MN, cắt BC ở K. Chứng minh KC=2KB.
Bn tự vẽ hình nha
a, Xét tứ giác ABCD có
MA=MC=1/2AC( m là trung điểm AC-gt)
MB=MD=1/2BD(B đối D qua M-gt)
Mà BD cắt AC tại M
-> ABCD là hình bình hành
a) Do B và D đối xứng qua M
\(\Rightarrow\) M là trung điểm BD
Tứ giác ABCD có:
M là trung điểm AC (gt)
M là trung điểm BD (cmt)
\(\Rightarrow\) ABCD là hình bình hành (tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)
b) Do ABCD là hình bình hành
\(\Rightarrow\) AB // CD và AB = CD
\(\Rightarrow\) AN // CD
Do B và N đối xứng nhau qua A
\(\Rightarrow AN=AB\)
Mà AB = CD (cmt)
\(\Rightarrow\) AN = CD
Do AB \(\perp\) AC (\(\Delta ABC\) vuông tại A)
\(\Rightarrow AN\perp AC\)
\(\Rightarrow\widehat{CAN}=90^0\)
Tứ giác ACDN có:
AN // CD (cmt)
AN = CD (cmt)
\(\Rightarrow ACDN\) là hình bình hành
Mà \(\widehat{CAN}=90^0\)
\(\Rightarrow ACDN\) là hình chữ nhật (hình bình hành có một góc vuông)
c) Gọi E là giao điểm của MN và BC
Do AK // MN (gt)
\(\Rightarrow AK\) // ME và AK // NE
\(\Delta BNE\) có
AK // NE
A là trung điểm BN
\(\Rightarrow\) K là trung điểm BE
\(\Rightarrow KB=KE\)
\(\Delta AKC\) có:
AK // ME (cmt)
M là trung điểm AC
\(\Rightarrow\) E là trung điểm CK
\(\Rightarrow\) KC = 2 KE
Mà KB = KE (cmt)
\(\Rightarrow\) KC = 2 KB
Cho tam giác ABC vuông tại B (BA<BC). Gọi M là trung điểm của AC. Trên tia đối của tia MB lấy điểm D sao cho MD=MB.
a) Chứng minh tứ giác BADC là hình chữ nhật.
b) Gọi E là điểm đối xứng của B qua A. Chứng minh tứ giác AEDC là hình bình hành.
c) EM cắt AD tại K. Chứng minh BC=3AK
a: Xét tứ giác BADC có
M là trung điểm chung của BD và AC
=>BADC là hình bình hành
Hình bình hành BADC có \(\widehat{ABC}=90^0\)
nên BADC là hình chữ nhật
b: Ta có: BADC là hình chữ nhật
=>BA//DC và BA=DC
Ta có: BA//DC
A\(\in\)BE
Do đó: AE//DC
Ta có:BA=DC
AE=AB
Do đó: AE=CD
Xét tứ giác AEDC có
AE//CD
AE=CD
Do đó: AEDC là hình bình hành
c: Ta có: E đối xứng B qua A
=>A là trung điểm của BE
Xét ΔDBE có
DA,EM là đường trung tuyến
DA cắt EM tại K
Do đó: K là trọng tâm của ΔDBE
Xét ΔDBE có
K là trọng tâm của ΔDBE
DA là đường trung tuyến
Do đó: \(DA=3AK\)
mà DA=BC(ABCD là hình chữ nhật)
nên BC=3AK
Bài 1: Cho tứ giác ABCD có BC = AD và BC không song song với AD, gọi M, N,
P, Q, E, F lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA, AC, BD.
a) Chứng minh tứ giác MEPF là hình thoi.
b) Chứng minh các đoạn thẳng MP, NQ, EF cùng cắt nhau tại một điểm.
c) Tìm thêm điều kiện của tứ giác ABCD để N, E, F, Q thẳng hàng
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC), M là trung điểm BC, từ M kẻ
đường thẳng song song với AC, AB lần lượt cắt AB tạt E, cắt AC tại F
a) Chứng minh EFCB là hình thang
b) Chứng minh AEMF là hình chữ nhật
c) Gọi O là trung điểm AM. Chứng minh: E và F đối xứng qua O.
d) Gọi D là trung điểm MC. Chứng minh: OMDF là hình thoi
Bài 3: Cho tam giác ABC có AB<AC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AB,
AC, BC. Vẽ đường cao AH của tam giác ABC. Tứ giác HMNP là hình gì.
Bài 4: Cho tứ giác ABCD có góc DAB = góc BCD = 120 0 . Tính số đo của hai góc
còn lại để ABCD là hình bình hành.
Bài 5: Cho hình bình hành ABCD. Trên đưởng chéo AC chọn hai điểm E và F sao
cho AE=EF=FC.
a) Tứ giác BEDF là hình gì?
b) Chứng minh CFDAEB .
c) Chứng minh CFBEAD .
Bài 6: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AD. Gọi E là điểm đối xứng với D qua
trung điểm M của AC.
a) Tứ giác ADCE là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác ABDM là hình gì? Vì sao?
c) Tam giác ABC có thêm điều kiện gì thì ADCE là hình vuông?
d) Tam giác ABC có thêm điều kiện gì thì ABDM là hình thang cân?
Bài 1:
a) Xét tam giác ABC có M là trung điểm của AB (gt) ,E là trung điểm của AC (gt)
\(\Rightarrow ME\)là đường trung bình tam giác ABC
\(\Rightarrow ME=\frac{1}{2}BC\left(tc\right)\left(1\right)\)
Xét tam giác ADC có E là trung điểm của AC (gt) ,P là trung điểm của DC (gt)
\(\Rightarrow PE\)là đường trung bình của tam giác ADC
\(\Rightarrow PE=\frac{1}{2}AD\left(tc\right)\left(2\right)\)
mà \(AD=BC\left(gt\right)\left(3\right)\)
Từ (1) , (2) và (3) \(\Rightarrow EM=PE\)
CMTT: \(PE=FP,FM=ME\)
\(\Rightarrow ME=EP=PF=FM\)
Xét tứ giác MEPF có:
\(ME=EP=PF=FM\left(cmt\right)\)
\(\Rightarrow MEPF\)là hình thoi ( dhnb)
b) Vì \(MEPF\)là hình thoi (cmt)
\(\Rightarrow FE\)giao với MP tại trung điểm mỗi đường (tc) (4)
Xét tam giác ADB có M là trung điểm của AB(gt) ,Q là trung điểm của AD (gt)
\(\Rightarrow MQ\)là đường trung bình của tam giác ADB
\(\Rightarrow MQ//DB,MQ=\frac{1}{2}DB\left(tc\right)\left(5\right)\)
Xét tam giác BDC có N là trung điểm của BC(gt) , P là trung điểm của DC(gt)
\(\Rightarrow NP\)là đường trung bình của tam giác BDC
\(\Rightarrow NP//DB,NP=\frac{1}{2}DB\left(tc\right)\left(6\right)\)
Từ (5) và (6) \(\Rightarrow MQ//PN,MQ=PN\)
Xét tứ giác MQPN có \(\Rightarrow MQ//PN,MQ=PN\)
\(\Rightarrow MQPN\)là hình bình hành (dhnb)
\(\Rightarrow MP\)giao QN tại trung điểm mỗi đường (tc) (7)
Từ (4) và (7) \(\Rightarrow MP,NQ,EF\)cắt nhau tại một điểm
c) Xét tam giác ABD có Q là trung điểm của AD (gt), F là trung điểm của BD(gt)
\(\Rightarrow QF\)là đường trung bình của tam giác ADB
\(\Rightarrow QF//AB\left(8\right)\)
CMTT: \(FN//CD\)và \(EN//AB\)
Mà Q,F,E,N thẳng hàng
\(\Rightarrow AB//CD\)
Vậy để Q,F,E,N thẳng hàng thì tứ giác ABCD phải thêm điều kiện \(AB//CD\)
Tối về mình làm nốt nhé giờ mình có việc
Bài 4 :
Để tứ giác ABCD là hình bình hành
\(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}\widehat{DAB}=\widehat{DCB}=120^o\\\widehat{ADC}=\widehat{ABC}\end{cases}}\)
Lại có : \(\widehat{DAB}+\widehat{DCB}+\widehat{ABC}+\widehat{ADC}=360^o\)
\(\Leftrightarrow\widehat{ABC}+\widehat{ADC}=120^o\)
\(\Leftrightarrow\widehat{ABC}=\widehat{ADC}=60^o\)
Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB<AC) . Gọi I là trung điểm của BC. Qua I vẽ IM⊥ AB tại M và IN⊥AC tại N.
a) Tứ giác AMIN là hình gì ? Vì sao ?
b) Gọi D là điểm đối xứng của I qua N. Chứng minh ADCI là hình thoi.
c) Đường thẳng BN cắt DC tại K. Chứng minh DK/DC=1/3
a) Xét tứ giác AMIN, có:
- Góc A = 90 độ ( tam giác ABC vuông tại A )
- Góc M = 90 độ ( IM vuông góc AB tại M )
- Góc N = 90 độ ( IN vuông góc AC tại N )
Vậy tứ giác AMIN là hình chữ nhật ( tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật)
Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi I là trung điểm BC. Qua I vẽ IM vuông góc với AB tại M và IN vuông góc với AC tại N
a) Tứ giác AMIN là hình gì? Vì sao?
b) Gọi D là điểm đối xứng của I qua N. Chứng minh tứ giác ADCI là hình thoi.
c) Đường thẳng BN cắt DC tại K. Chứng minh: \(\dfrac{DK}{DC}=\dfrac{1}{3}\)
hình abcd có 4 cạnh vì chúng nó là hình vuông