Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy được dùng để làm gì.
Tìm các đồ vật vẽ ẩn trong bức tranh sau và cho biết mỗi vật dùng để làm gì.
Em tìm các đồ vật ẩn sau cành cây và trên người các bạn nhỏ và chỉ ra công dụng của chúng.
- bát, đĩa : đựng thức ăn.
- chổi : quét nhà
- ghế : ngồi
- Em hãy viết thêm công dụng của các đồ vật còn lại : thìa, chảo, bàn, dao, chén, thớt, móc treo quần áo, thang, đàn, cốc, nồi.
Tìm các đồ dùng học tập được vẽ ẩn trong tranh sau. Điền thông tin vào bảng.
Gợi ý: Em quan sát là tìm các đồ vật ẩn trong cây và vòm lá sau đó chỉ ra số lượng, tác dụng của mỗi đồ vật.
Số thứ tự | Tên đồ dùng học tập | Số lượng | Tác dụng (dùng làm gì ?) |
---|---|---|---|
1 | vở | 4 quyển | ghi bài |
2 | cặp | 3 chiếc | đựng sách, vở, bút thước,... |
3 | mực | 2 lọ | để viết |
4 | bút chì | 3 cây | để viết |
5 | thước kẻ | 1 cái | đo và kẻ đường thẳng |
6 | ê ke | 1 cái | đo và kẻ đường thẳng, vẽ các góc |
7 | compa | 1 cái | vẽ vòng tròn |
Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong tranh sau. Điền thông tin vào bảng (*):
Số thứ tự | Tên đồ vật | Số lượng | Tác dụng (Dùng làm gì ?) |
---|---|---|---|
....... | ....... | ....... | ....... |
Gợi ý: Em tìm các đồ vật được giấu trong vòm lá và trên người hai bạn nhỏ, nêu tác dụng của mỗi đồ vật đó.
Để thực hiện kế hoạch nhỏ của lớp, các bạn lớp 3A đã góp một số đồ dùng học tập với số lượng được ghi chép lại như sau:
a) Các bạn lớp 3A đã góp những loại đồ dùng học tập nào?
b) Các bạn đã góp được bao nhiêu đồ vật mỗi loại?
c) Trong số đồ vật góp được, đồ vật nào có nhiều nhất? Đồ vật nào có ít nhất?
a) Các bạn lớp 3A đã góp vở, bút chì, bút mực.
b) Các bạn lớp 3A đã góp được 18 quyển vở, 29 cái bút chì, 6 cái bút mực.
c) Các bạn lớp 3A đã góp bút chì nhiều nhất, bút mực ít nhất.
Tìm các từ theo mẫu trong bảng (mỗi cột ba từ) :
Em tìm theo cách sau:
- Từ chỉ người: quan sát mọi người trong gia đình, ở trường học,...
- Từ chỉ đồ vật: đồ dùng học tập, đồ dùng trong nhà,...
- Từ chỉ con vật: tên các loài chim, thú, con vật nuôi trong nhà,...
- Từ chỉ cây cối: tên các loài cây trong vườn trường, trong vườn nhà, công viên,...
Chỉ người | Chỉ đồ vật | Chỉ con vật | Chỉ cây cối |
---|---|---|---|
anh trai, chị gái, công nhân, nông dân, cô giáo, thầy giáo, … | ấm chén, bát đĩa, máy tính, bàn, tủ, kính, gương, hộp, thùng, … | tê giác, báo, sư tử, khỉ, chó, mèo, gà, hổ, voi, công, vẹt, họa mi, … | phượng, dẻ, mít, chuối, lê, táo, thông, ổi, nhãn, bàng, … |
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh đã làm gì để bảo quản đồ dùng cá nhân?
- Em hãy kể thêm những việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Các bạn trong tranh bảo quản đồ dùng cá nhân bằng cách:
+ Tranh 1: Ghi tên của mình vào cặp sách để tránh trường hợp nhầm lẫn với bạn khác
+ Tranh 2: Khi chơi đồ chơi xong cất vào tủ ngay ngắn, gọn gàng
+ Tranh 3: Lau giày để bảo quản giày luôn sạch sẽ
- Những việc làm bảo quản đồ dùng cá nhân:
+ Sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng
+ Không vứt lung tung
Cho đề tập làm văn sau : “Tả một đồ dùng học tập của em.”
a) Hãy quan sát đồ dùng ấy và chuyển kết quả quan sát thành dàn ý :
Tham khảo:
Mở bài: Giới thiệu chiếc hộp bút.
Thân bài : Chất liệu được làm bằng sắt, mạ ngoài bởi một lớp mỏng màu xanh rất đẹp.
- Hình dáng: hình chữ nhật xinh xắn.
- Hình cỡ : chừng 18 x 6 x 2 (cm).
- Chiếc hộp có hai ngăn : ngăn trên em để bút, thước, ngăn dưới em để tẩy, com pa …
Cho đề tập làm văn sau : “Tả một đồ dùng học tập của em.”
a) Hãy quan sát đồ dùng ấy và chuyển kết quả quan sát thành dàn ý :
(Không copy mạng)
1: Mở bài:
Giới thiệu về chiếc bút chì em định kể.
Mẹ em mua cho em vào dịp nào?
2: Thân bài:
Tả chiếc bút
1: Mở bài:
Giới thiệu về chiếc bút chì em định kể.
Mẹ em mua cho em vào dịp nào?
2: Thân bài:
Tả chiếc bút
Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau đây là gì?
- Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc, ... của đồ vật như thế nào.
- Dùng tay để biết đồ vật mềm hay rắn, nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ, ...
- Dùng tai để nghe đồ vật khi được sử dụng có phát ra tiếng động không, tiếng động ấy thế nào.