Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 3 2019 lúc 17:57

a. Mở bài:

- Giới thiệu tóm tắt gia cảnh Thơm (bố, mẹ, em trai, chồng).

- Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra cô đứng ngoài cuộc, mặc dù cha và em là những quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa.

- Thơm vẫn chưa hẳn mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng, lòng thương người.

b. Thân bài:

- Chính vì có bản chất trung thực, có lòng tự trọng, lòng thương người mà Thơm rất quý trọng ông giáo Thái. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và và em đều hy sinh, Thơm rất ân hận và càng bị giày vò khi nhận ra rằng Ngọc làm tay sai cho địch dẫn quân Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.

- Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm qua hai lớp kịch:

   + Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hy sinh, mẹ bỏ đi lang thang, Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ rõ bộ mặt Việt gian.

   + Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cha trong lúc hy sinh, những lời cuối cùng, khẩu súng trao lại cho Thơm; sự hy sinh của em trai; tình cảnh thương tâm của người mẹ, tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh và dày vò tâm trí cô.

   + Sự băn khoăn nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng.

   + Tình huống bất ngờ (Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm) đã khiến Thơm phải lựa chọn dứt khoát. Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ hai người cách mạng.

- Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh và tình huống gây cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm và chuyển trong hành động của nhân vật

c. Kết bài

- Nhấn mạnh sự thay đổi trong tâm trạng và hành động của Thơm là do khả năng thức tỉnh quần chúng của Cách mạng.

- Khẳng định con người Việt Nam luôn đứng về phía chính nghĩa quốc gia, yêu hoà bình tự do và độc lập dân tộc.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
1 tháng 5 2017 lúc 17:06

Câu 1. Đoạn trích trong SGK là hai lớp thuộc hồi bốn của vở kịch. Ở hồi bốn này, xung đột và hành động kịch lại tập trung vào hai nhân vật: Thơm, Ngọc. Hồi kịch ày đã bộ lộ sự đối lập của hai nhân vật Thơm, Ngọc, tâm trạng day dứt, ân hận của Thơm. Nhờ tạo ra một tình huống căng thẳng, tác giả đã buộc nhân vật Thơm phải có sự chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng. Phân tích các lớp kịch này chủ yếu là phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm trong mối quan hệ với Ngọc và tron tình huống gay cấn ở hồi kịch này.

Câu 2. Xung đột kịch trong hồi bốn đuộc bộc lộ qua một tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn lại chạy vào đúng nhà Ngọc, lúc chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và bằng việc che giấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạnh. Mặc khác, tình huống ấy cũng cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.

Câu 3.

- Thơm là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia. Tuy nhiên, Thơm vẫn chưa mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng và tình thương người ở một người lớn lên trong một gia đình nông dân. Thơm quý trọng ông giáo Thái người cán bộ cách mạng đến giúp củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm ân hận bị giày vò kho dần biết Ngọc làm tay sai, dẫn Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.

- Tâm trạng và hành động của Thơm.

+ Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, mẹ bỏ đi. Như vậy Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian (Thơm nghe được nhiều người nói việc Ngọc dẫn quân Pháp vào đánh trường Vũ Lăng và việc Ngọc nhiều đêm đi lùng bắt những người cách mạng). Bằng số tiền thưởng của bọn Pháp, Ngọc sẵn sàng và dễ thỏa mãn nhu cầu ăn diện của vợ (tậu nhà mới, đưa Thơm nhiều tiền, đánh nhẫn, may mặc…).

+ Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cho lúc hi sinh, nói lời cuối cùng của ông và trao khẩu súng lại cho Thơm; sự hi sinh của em trai; nhất là tình cảnh thương tâm của người mẹ gần như hóa điên, bỏ nhà đi lang thang… Tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh giày vò tâm trí cô.

Qua những lời đối thoại giữa Thơm và Ngọc, sự nghi ngờ khiến Thơm luôn tìm cách dò xét ý nghĩa và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật. Còn Ngọc thì luôn tìm cách lảnh tránh. Tuy sự nghi ngờ với Ngọc ngày càng tăng, nhưng Thơm vẫn cố níu lấy một chút hi vọng. Thơm cũng không dễ dàng gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và những đồng tiền của chồng đưa về để ăn diện.

+ Một tình huống bất ngờ xảy ra với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát: Thái và Cửu bị bọn Ngọc truy lùng, đã chạy nhầm vào chính nhà Thơm. Bản chất trung thực và lương thiện ở Thơm, cùng với sự quý mến sẵn có với Thái, và cả sự hối hận, tất cả những điều đó đã khiến cho Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cửu ngay tron buồng của mình. Ở lớp cấp III, khi Ngọc quay về nhà, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng. Điều đó dẫn thế hành động chủ động của cô ở hồi cuối: khi biết Ngọc lại dẫn đường cho quân Phát vào rừng lùng bắt những người cách mạng, cô đã luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.

Đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng, gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ đời sống nội tâm với nỗi day dứt, đau xót và ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng. Như vậy, ngay cả khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.

Câu 4. Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.

- Nhân vật Ngọc:

+ Vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém, trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thỏa mãn lòng ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài.

+ Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở châu Bắc Sơn bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng. Y đã rắp tâm làm tay sai của giặc, dẫn quân Pháp về đánh trường Vũ Lăng căn cứ của lực lượng khởi nghĩa.

+ Ở hồi bốn, Ngọc càng thể hiện bản chất Việt gian, y ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẩn trốn trong vùng, đặc biệt là Thái và Cửu.

+ Mặt khác, Ngọc lại càng che giấu Thơm về bản chất và những hành động của y, và vì thế Ngọc lại càng ra sức chiều chuộng vợ. Tâm địa và tham vọng của Ngọc, tác giả không chỉ tập trung vào nhân vậy những cái xấu, cái ác mà vẫn chú ý khắc họa tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.

- Hai nhân vật Thái và Cửu: Trong tình thế nguy kịch, bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầ vào chính nhà tên Ngọc, Thái vẫn bình tình, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào những người cách mạng và thể hiện lòng tin vào bản chất của cô. Còn Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn. Anh đã nghi ngờ Thơm, còn định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm.

Câu 5. Những nét chung đáng chú ý trong thành công nghệ thuật của các lớp kịch này.

- Thể hiện xung đột: xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặt quan trọng.

- Xây dựng tình huống: tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.

- Ngôn ngữ đối thoại: tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của hành động kịch, (đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm của lớp II có nhịp điệu căng thẳng gấp gáp, giọng lo lắng, hồi hộp). Đối thoại đã bộc lộ nội tâm và tính cách nhân vật (đặc biệt ở lớp III).

ThuậnnTiếnn
31 tháng 3 2022 lúc 12:13

undefined

Thảo Phương
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 10:56

Tham Khảo

Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch

+ Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" đã giúp cho việc miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba một cách rõ nét, giúp người đọc có thể hình dung dễ dàng hơn.

+ Câu chỉ dẫn "như tuyệt vọng" trước lời thoại "Trời!" của Hồn Trương Ba đã nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh câu chuyện.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Cửu Trùng Đài càng xây cao, càng tốn kém tiền của và càng thêm nhiều tai nạn. Mâu thuẫn giữa thợ xây đài và nhân dân với hôn quân Lê Tương Dực và với kiến trúc sư Vũ Như Tô càng sâu sắc. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch trong triều do Trịnh Duy Sản cầm đầu dấy binh khởi loạn.

- Biết có biến, Đan Thiềm tìm gặp Vũ Như Tô, nhiều lần khuyên ông chạy trốn, nhưng Vũ Như Tô không nghe. (Lớp I, II, III)

- Sau khi giết vua, phe khởi loạn lập triều đình mới, thợ xây đài và đám đông dân chúng hùa theo phe khởi loạn chống lại Vũ Như Tô. (Lớp IV)

- Những ai thân cận với vua Lê Tương Dực đều bị truy đuổi, bắt bớ, chém giết. Đan Thiềm hiểu rằng Vũ Như Tô đã hết cơ hội bỏ trốn. (Lớp V, VI)

- Quân khỏi loạn kéo đến. Vũ Như Tô, Đan Thiềm bị kết tội, bị sỉ nhục và bắt trói. Đan Thiềm bị giải đi, nàng vĩnh biệt Vũ Như Tô trong đau đớn, tuyệt vọng. (Lớp VII)

- Vũ Như Tô một mực không tin mình có tội, vẫn nuôi hi vọng rằng: An Hòa Hầu, một trong những kẻ cầm đầu phe khởi loạn sẽ giúp ông tiếp tục xây xong Cửu Trung Đài. (Lớp VIII)

- Nhưng Cửu Trùng Đài (sắp hoàn thành) đã bị chính An Hòa Hầu đốt thành tro bụi. Vũ Như Tô hiểu rằng mọi cơ hội đã chấm hết, mộng lớn tan tành. Ông chấp nhận bị giải ra pháp trường, đón nhận cái chết (Lớp IX).

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 3 2019 lúc 2:44

Câu chuyện kể về người nông dân Trần Văn Sửu hiền lành, thương vợ, thương con. Một hôm anh bắt gặp vợ ngoại tình dù cả hai vợ chồng đã có với nhau 3 mặt con. Vợ anh là Hồ Thị Lựu hỗn láo và níu chồng để tình nhân chạy thoát. Anh vô tình đẩy xô vợ ngã, thị chết, anh bỏ chốn. Một thời gian sau, anh trở về thăm con nhưng sợ ảnh hưởng tới con nên anh định nhảy sông tự tử, nhưng thằng Tí đuổi theo cha. Hai cha con gặp nhau trên Mê Tức, nó khuyên cha trở về, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con, gia đình đoàn tụ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 10 2018 lúc 18:23

Tình huống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc nhân vật phải hành động, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tư tưởng, quan điểm…

Xung đột kịch: Ngọc (chồng Thơm) dẫn lính đi lùng bắt cán bộ, du kích. Thái và Cửu chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ sẽ được yên, hoặc che giấu họ ngay trong nhà mình, vô cùng nguy hiểm. Thơm quyết định che dấu cán bộ, chiến sĩ và đứng hẳn về phía cách mạng

- Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong hoàn cảnh nguy kịch, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mạng

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

- Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mới quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.

- Khi dân chúng và quân khởi loạn nổi dậy, Vũ Như Tô quyết không chạy trốn, không nhận ra cái sai của mình, nguyện chịu chết và bảo vệ Cửu Trùng Đài.

- Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô, mâu thuẫn giữa con người dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để.

- Khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô cảm thấy đau đớn, xót xa. Vũ Như Tô quá say mê cái đẹp mà quên cả thực tế.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Toru
31 tháng 8 2023 lúc 10:33

Lớp

Diễn biến chính

Nhân vật

I

Đan Thiềm báo tin Trịnh Duy Sản đưa quân về triều làm phản và đang đi tìm Vũ Như Tô để giết. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn nhưng ông từ chối

Đan Thiềm + Vũ Như Tô

V

Thái độ cương trực của Vũ Như Tô khi Đan Thiềm thúc giục trốn đi.

Đan Thiềm + Vũ Như Tô

VI

Kim Phượng, Đan Thiền và các cung nữ than khóc khi thấy quân khởi loạn đến và phá cửa điện.

Kim Phượng + Đan Thiềm + các cung nữ

VII

Quân khởi loạn đòi giết hết người trong phủ của Vũ Như Tô. Kim Phượng tố Đan Thiềm và Vũ Như Tô hòng thoát thân. Đan Thiềm cầu xin Ngô Hạch tha chết cho Vũ Như Tô.

Kim Phượng + Đan Thiềm + cung nữ + quân khởi loạn + Ngô Hạch

VIII

Vũ Như Tô đòi gặp An Hòa Hầu và vẫn muốn tiếp tục hoàn thành Cửu Trùng Đài. Còn bọn quân khởi loạn khinh thường và muốn lôi ông ra pháp trường.

Vũ Như Tô + Ngô Hạch + Quân sĩ

 

IX

Cửu Trùng Đài bị phá. Vũ Như Tô không còn gì nuối tiếc và muốn đưa ra pháp trường.

Vũ Như Tô + Ngô Hạch + Quân sĩ

 → Nhận xét: Mỗi nhân vật đều có vai trò, nhiệm vụ riêng và phù hợp với vở kịch. Qua đó để thể hiện nội dung chính của vở kịch. 

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 18:32

Dàn ý

1. Mở bài

- Lời chào và giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung.

2. Thân bài

- Sử dụng ngôn ngữ liên kết để chuyển sang phần thân bài trong bài nói.

- Tóm tắt nội dung đoạn trích.

- Giới thiệu lần lượt về tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công. Chú ý đặt các nhân vật vào hoàn cảnh cụ thể để làm nổi bật cách xây dựng nhân vật của tác giả.

- Đưa ra sự so sánh giữa hai nhân vật

3. Kết bài

- Nêu lên suy nghĩ của bản thân về nghệ thuật xây dựng nhân vật Trương Phi và Quan Công của tác giả.

- Gửi lời cảm ơn tới người nghe.

Bài làm

     Trương Phi và Quan Công là hai trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng, về đức độ của hai nhân vật này, ở bài thơ Tức cảnh, Hồ Chí Minh đã ngợi ca: Thụ sao xảo họa Trương Phi tượng - Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm (Cành lá khéo in hỉnh Dực Đức - vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công). Nhưng tính cách của họ thế nào? Đoạn trích Hồi trống cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai nhân vật này.

     Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu: “Chém Sái Dương anh em hoà giải; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”. Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người.

 

     Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyết phục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…”. Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.

     Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mi phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm “múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công”. Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo lôgic tâm lí. Tình nghĩa anh em thuở hàn vi sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ai đó bị nghi ngờ là phản bội. Chỉ có lí tưởng trung nghĩa là nguyên tắc ứng xử duy nhất. Và mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết trên cơ sở lợi ích cộng đồng.

 

     Anh em Quan, Trương đoàn tụ khi đầu Sái Dương rơi xuống đất. Trương Phi thẳng tay đánh trống giục giã Quan Vũ và “rỏ nước mắt thụp lạy Vân Trường” khi nỗi nghi ngờ được giải toả. Việc Trương Phi buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống thể hiện một thái độ dứt khoát và cương quyết, đây cũng là chi tiết đậm màu sắc Tam quốc nhất. Trương Phi biết rõ tài năng của Quan Công, Quan Công từng chém rơi đầu Hoa Hùng, một viên tướng giỏi và trở về doanh trại mà chén rượu vẫn còn nóng. Việc Quan Công chém được Sái Dương không phải là việc khó nhưng lại rất có ý nghĩa bởi đó là cách duy nhất để Quan Công minh oan. Sự minh oan cũng không mấy khó khăn nhưng nó thể hiện thái độ dứt khoát và trắng đen rõ ràng của Trương Phi. Tác giả đã tạo nên một tình huống rất đặc sắc để vừa ngợi ca tình cảm anh em gắn bó nghĩa tình của Lưu, Quan, Trương vừa bộc lộ rõ tính cách thẳng ngay của Trương Phi và đức độ của Quan Công.

     Trương Phi và Quan Công là những tướng tài của nhà Thục, tiêu biểu cho nhà Thục. Lưu Bị và nhà Thục là nơi tác giả gửi gắm ước mơ của quần chúng nhân dân về một ông vua hiền, một triều đình chính nghĩa và nhân đạo.

     Với lối kể chuyện dân gian, đơn giản hoá tình tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đã đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thành công của tác phẩm không chỉ bởi giá trị lớn của tác phẩm về quân sự, lịch sử và về đạo đức mà còn bởi thế giới nhân vật được xây dựng rất thành công. Những nhân vật tiêu biểu của Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên rất quen thuộc đối với văn hoá và người đọc phương Đông. Không đi sâu khai thác tính cách bằng diễn biến tâm lí nhân vật như tiểu thuyết hiện đại mà xây dựng tính cách nhân vật bằng những hành động, cử chỉ có ý nghĩa khái quát, La Quán Trung vẫn xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng có khả năng bao quát và tái hiện sinh động một thời kì lịch sử dài gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đây tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về xã hội Minh Thanh.

 

     Chỉ với một đoạn trích Hồi trống cổ thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã nổi lên vẻ đẹp sáng ngời về lòng nhân nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em, tôi chúa. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc đã để lại rất nhiều những câu chuyện giáo dục nghĩa tình, giáo dục lối sống, lối ứng xử theo tiêu chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử phương Đông.