Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dương Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh
23 tháng 2 2016 lúc 14:17

-  Về phía Pháp:

+ Trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết. Đó là một tổn thất nặng nề của Pháp kể từ khi mở rộng đánh Bắc Kì lần thứ nhất.

+ Lực lượng còn lại của Pháp ở Bắc Kì ít và rất hoang mang, chờ tăng viện.

+ Nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn chưa thể tăng viện, tình hình trên làm cho quân Pháp tại Nam Kì hốt hoảng và lúng túng…

-  Về phía ta:

+ Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân càng hăng hái đánh giặc. Nhiều đội nghĩa binh được thành lập; nhân dân rào làng kháng chiến, diệt ác trừ gian, ủng hộ lương thực, thực phẩm cho nghĩa quân…

+ Các đội quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản bất chấp lệnh bãi binh của triều  tiếp tục mộ quân, củng cố lực lượng sẵn sàng đánh Pháp.

- Cục diện chiến tranh sau chiến thắng Cầu Giấy (1873) thay đổi có lợi cho ta nhưng nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội, việc ra lệnh bãi binh và giải tán các đội dân binh để tạo thuận lợi cho việc thương lượng với Pháp, nhờ đó Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt. (Nếu triều đình Huế biết tận dụng thời cơ đẩy mạnh kháng chiến chắc chắn lực lượng còn lại của Pháp ở Bắc Kì sẽ bị tiêu diệt hoặc chí ít cũng có thể sẽ giành lại được vị thế trên bàn thương lượng).

Ngô Xuân Hương
Xem chi tiết
Ngô Xuân Hương
Xem chi tiết
Long Sơn
31 tháng 8 2021 lúc 10:10
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

 a. Âm mưu của Mĩ

- Giữa 1965, trước nguy cơ chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng phá hoại ra miền Bắc.

- Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng viễn chinh Mỹ là chủ yếu cùng quân đồng minh và quân đội Sài Gòn với các phương tiện chiến tranh hiện đại. Quân số lúc cao nhất (1969) lên đến 1,5 triệu tên (Mỹ hơn 0,5 triệu).

- Mục tiêu: cố gắng giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế phòng ngự buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút lui về biên giới.

 

 b. Thủ đoạn

+ Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, Mỹ mở ngay cuộc hành quân tìm diệt vào căn cứ Vạn Tường tháng 8/1965.

+ Mở các cuộc phản công chiến lược trong mùa khô 1965-1966, 1966-1967 bằng hàng loạt các cuộc hành quân tìm diệt và bình định.

+ Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc và quốc tế vào miền Nam.

Long Sơn
31 tháng 8 2021 lúc 10:10

biết mỗi câu đó

tham khảo nhé

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 6 2019 lúc 14:01

Chiến thắng của quân ta tại Cầu Giấy (Hà Nội) lần thứ nhất (1873) đã khiến nhân dân ta vô cùng phấn khởi, ngược lại làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng.

Đáp án cần chọn là: B

Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Trịnh Long
26 tháng 6 2020 lúc 22:10

Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.


* Nội dung

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến gây nên những tổn thất về người và của lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít, dẫn đến những biến đổi căn bản trong tình hình thế giới.

Khoi Minh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 10 2023 lúc 22:12

Trong khoảng thời gian từ 1858 đến 1873, có một số cuộc kháng chiến tiêu biểu diễn ra ở Việt Nam với các người lãnh đạo và kết quả quan trọng. Dưới đây là một số ví dụ về những cuộc kháng chiến này:

1. Kháng chiến chống Pháp (1858-1884):
   - Người lãnh đạo: Hoàng Đình Sừ, Trương Định, Lê Lợi.
   - Kết quả: Mặc dù không đạt được chiến thắng cuối cùng, cuộc kháng chiến chống Pháp đã góp phần vào việc giữ nước và bảo vệ độc lập. Việc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Pháp đã tạo ra lòng tự hào dân tộc và khích lệ những nỗ lực sau này để đánh đổi lợi ích cho đất nước.

2. Kháng chiến chống Tây Sơn (1789-1801):
   - Người lãnh đạo: Chúa Nguyễn Ánh (Gia Long).
   - Kết quả: Gia Long thành công trong việc lật đổ chế độ Tây Sơn và tái thiết lập chế độ phong kiến. Ông đăng quang làm vua và thành lập triều đại Nguyễn, mở ra một thời kỳ định hình và phát triển mới cho Việt Nam.

 
Ý nghĩa của các cuộc kháng chiến này là tiếp tục khẳng định dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước và quyền tự do. Chúng đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng lòng tự hào dân tộc, thức tỉnh ý thức quốc gia và tạo đà cho những cuộc kháng cự sau này chống lại ách đô hộ và bảo vệ chủ quyền cho đất nước.

Anonymous
Xem chi tiết
Cheewin
8 tháng 4 2017 lúc 20:25

- Thấy lực lượng ở Hà Nội tương đối yếu, quân dân ta khép chặt vòng vây.

Ngày 21/12/1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng bị quân Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen (Trung Quốc) do Lưu Vĩnh Phúc phục kích.

Gác - ni - e cùng nhiều sĩ quan và binh lính bị giết tại trận.

-Chiến thắng Cầu Giấy làm quân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi hăng hái quyết tâm đánh giặc.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 10 2018 lúc 2:57

Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp, trong khi đó Pháp tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và chịu thiệt hại nặng nề khi Chiến tranh thế giới kết thúc. Để khắc phục hậu quả do chiến tranh gây ra Pháp tất yếu sẽ tất yếu tăng cường bóc lột và khai thác thuộc địa và bù lỗ cho chiến tranh. Hơn nũa, trong quá trình tham chiến, Pháp âm mưu tăng cường bắt lính người Việt để chiến đấu nhằm lấy đó làm “bia đỡ đạn” cho người Pháp.

=> Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng đến Việt Nam là: Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và bắt lính.

Đáp án cần chọn là: D

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 4 2019 lúc 3:31

Phương pháp: Phân tích, đánh giả.

Cách giải:

Vấn đề Campuchia xuất phát từ năm 1979, Việt Nam dùng quyền tự vệ chính đáng tiến vào một số tỉnh phía đông sông Mê Kong của Campuchia, phối hợp cùng lực lượng cách mạng Campuchia đánh đuổi Pônpốt.

- Việt Nam cho rằng: hành động bành trướng của Trung Quốc được ASEAN tiếp tay là sự đe dọa cho Việt Nam và Đông Dương.

- ASEAN cho rằng: sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Campuchia có sự hậu thuẫn của Liên Xô là mối đe dọa an ninh chính có ASEAN và Đông Nam Á.

Trong vấn đề này, ở giai đoạn đầu có sự tham gia trực tiếp của Mĩ. Ở giai đoạn sau, tính chất kiềm chế lẫn nhau giữa các cường quốc liên quan đã đẩy Việt Nam và ASEAN vào thế đối đầu trực tiếp về an ninh.

- Sau chiến tranh lạnh, với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các bên Campuchia đã đi đến thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ngày 23-10-1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari. Sau cuộc tổng tuyển cử, đến tháng 9-1993, Quốc hội mới họp thông qua hiến pháp, tuyên bố thành lập vương quốc Campuchia do Xihanuc làm Quốc vương. Từ đó, đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchia bước sang một thời kì phát triển mới.

=> Xét cho cùng vấn đề Campuchia có liên quan đến cả Trung Quốc và Việt Nam. Quá trình đối thoại giữa Việt Nam và ASEAN từ 1985 đến 1991 đã góp phần quan trọng trong việc hình thành giải pháp chính trị cho “vấn đề Campuchia”, đẩy Trung Quốc vào thế “người ngoài cuộc” và buộc phải nối lại đàm phán với Việt Nam và cộng đồng quốc tế để cùng giải quyết triệt để vấn đề này.

Chọn: D