Những câu hỏi liên quan
Trân Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.

 

Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Mình gửi bạn đáp án bài tóm tắt nhé!

Bình luận (1)
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:15

Giai đoạn 1930 – 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán nổi lên, là một nhà văn tiêu biểu trong thời điểm bấy giờ, Nam Cao cũng không nằm ngoài guồng quay của trào lưu đó. Ông cho ra đời tác phẩm “Tắt đèn” như muốn gửi gắm tới người đọc “bộ mặt thật” của xã hội lúc này. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chị Dậu – một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều, thế nhưng, đằng sau sự nhẫn nhịn chịu đựng của người phụ nữ mỏng manh đó chính là tinh thần phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Một trong những đoạn trích thể hiện rõ tinh thần ấy là “Tức nước vỡ bờ”.

Đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.

Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bí trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ, thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Cho tới khi chị thấy tên cai lệ định lôi anh Dậu đi thì lúc này sự tức giận trong con người chị mới trào dâng lên tới đỉnh điểm. Chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa. Chị “găng” lên với giọng điệu đanh thép: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi.

Nam Cao đã rất tài tình khi lồng ghép những biến chuyển tâm lý vào trong một nhân vật chỉ trong một đoạn ngắn. Đó không chỉ là những biến chuyển bình thường mà còn là sự hỗn đoạn nội tâm của một người phụ nữ phải trải qua quá nhiều biến cố. Tiếc rằng ý thức đấu tranh đó chỉ đến bột phát chứ không có sự định hướng nào cả, thế nên nó sớm lụi tàn như chính cuộc đời chị phải vùng chạy và lao vào màn đêm đen tối.

Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn”. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

 Đây là câu 2 nhé!

Bình luận (0)
Lưu Ngọc Hải
Xem chi tiết
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
24 tháng 12 2019 lúc 18:28
  1. Họ và tên: Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo)     2. Năm sinh: Sinh năm 1228;  Mất năm 1300.     3. Quê quán: Phủ Thiên Trường (nay thuộc  xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định).     4. Cuộc đời và sự nghiệp:         Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bầy mưu giữ cho thế nước trông chênh thành bền vững. 

        Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. 

        Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thày dạy giỏi cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác cho con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.
         Thuở nhỏ, có người đã khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn, ông tỏ ra một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. 

        Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hoà hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hoà hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn. 

        Chuyện kể rằng: Thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải... 

        Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con. Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận, dừng gươm và bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! 

        Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt chỉ chống gậy không mỗi khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan, yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Ông là một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua vì nước.
 
        Năm 1283,  Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu, Trương Hán Siêu... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.
         Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông soạn hai bộ binh thư: "Binh thư yếu lược" và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông..."Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...", "Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại, tiến lui. 

         Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn mang tầm tư tưởng của một bậc đại bút . 

        Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên - Mông , Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.
         Năm 1258, Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh chặn quân Mông Cổ ở Hưng Hoá.
         Năm 1284, khi quân Nguyên - Mông chuẩn bị sang xâm lược Đại Việt  lần thứ II, Trần Quốc Tuấn tổ chức duyệt quân ở Đông Bộ Đầu, đọc “Hịch tướng sĩ”, tổ chức rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng.
         Cuối tháng 2 năm 1285, quân Nguyên – Mông vào Thăng Long, vua Trần lo ngại ướm hỏi, Trần Quốc Tuấn khảng khái thưa: “Nếu bệ hạ muốn hàng, trước hết xin hãy chém đầu thần”.
         Tháng 5 năm 1285, Trần Quốc Tuấn cho quân Trần tổng phản công và trực tiếp chỉ huy đánh thắng trận đầu ở A Lỗ; liên tiếp thắng lớn trong các trận: Hàm Tử, Chương Dương và Vạn Kiếp, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ II của Nguyên – Mông.
         Năm 1287, trước tình thế quân Nguyên – Mông chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần III, vua Trần hỏi về thế địch, Trần Quốc Tuấn thưa: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Khi triều Trần muốn tuyển mộ thêm quân, Trần Quốc Tuấn nêu nguyên tắc “Quân cần tinh, không cần nhiều” và chính mình rèn quân theo nguyên tắc đó.
         Tháng 1 năm 1288, quân Trần đánh thắng trận Vân Đồn.
         Tháng 4 năm 1288, thắng lớn trong trận Bạch Đằng và trận phục kích ở ải Nội Bàng (Bắc Giang), tiêu diệt hàng vạn quân địch, đánh bại ý đồ xâm lược của quân Nguyên. Được vua Trần phong: thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
         Hai tháng trước khi mất, Vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm có hỏi: Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?. Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước: "Thời binh phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước"

         Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tí, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc Đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. 

        Theo lời dặn lại, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, san phẳng trồng cây như cũ.  

         Khi ông mất, vua phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết. Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng ông gọi là Hưng Đạo Đại vương. Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá Việt Nam.

 Nguồn: http://www.btlsqsvn.org.vn/Chi_tiet_danh_nhan/?%5E?=37

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
le ngoc han
24 tháng 12 2019 lúc 18:28

Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột. Nguyên quán:xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình. Là người văn võ song toàn. Trần Quốc Tuấn trở thành võ quan nhà Trần khi còn rất trẻ.Tháng 9 (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giữ quyền “tiết chế” để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược của quân Mông-Nguyên lần 1. Dưới sự lãnh đạo của Trần Quốc Tuấn, quân đội nhà Trần đã vượt qua vô vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh giặc Mông-Nguyên xâm lược giành thắng lợi lẫy lừng. Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”.Tháng 4-1289 Ông được phong tước Hưng Đạo Đại Vương.Tháng 6 (âm lịch) năm Canh...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lưu Ngọc Hải
29 tháng 12 2019 lúc 16:45

thanks các bạn nhiều

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Toán full
Xem chi tiết
Linh Linh
2 tháng 3 2019 lúc 18:15

  "Bạch Đằng một cõi chiến tràng,
Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông"
 
Tên tuổi người anh hùng Trần Quốc Tuấn gắn liền với những chiến công hiển hách ấy. Ông là tác giả cuốn "Binh thư yếu lược" và "Hịch tướng sĩ" bất hủ. Năm 1285, Hốt Tất Liệt lại sai Thoát Hoan mang 50 vạn quân sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trước đó, Trần Quốc Tuấn đã được vua Trần cử giữ chức Tiết chế thống lĩnh. Và ông đã viết “Hịch tướng sĩ” kêu gọi ba quân, vương hầu, tướng lĩnh học tập binh thư, rèn tập giáo mác, cung tên, chiến mã, sẵn sàng quyết chiến quyết thắng lũ xâm lược.
 
Đoạn văn sau đây trích trong bài "Hịch tướng sĩ":
 
... "Huống chi, ta cùng các ngươi sinh thời loạn lạc.... Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng "...
 
1. Câu thứ nhất là một lời tâm huyết của vị thông soái thổ lộ tâm tình với các tướng sĩ: cùng một thế hệ đang gánh vác sứ mệnh lịch sử. “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan ”. " Thời loạn lạc và buổi gian nan " ấy là khi đất nước ta đang đứng trước họa xâm lăng của quân Mông cổ. Ta cùng các ngươi đang chung chịu gian nan thử thách nặng nề, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau, cùng vinh, nhục với dân tộc và đất nước.
 
2. Bằng cái nhìn sáng suốt và cảnh giác, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần dã tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc. Sau thảm bại lần thứ nhất 1258, cậy thế "Thiên triều", đế quốc Nguyên - Mông liên tiếp cử sứ giả sang nước ta sách nhiễu. Chẳng khác nào lũ thái thú thuở nào, sứ giặc Mông cổ "nghênh ngang đi lại ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà mắng triều đình, đem thân dê chó ma bắt nạt tể phụ ". “Lưỡi cú diều ”, “thân dê chó ”là hai hình ảnh ẩn dụ lột tả bộ mặt tham tàn của bọn ngụy sứ. Hành động của chúng thì ngang ngược, “nghênh ngang ”, coi Đại Việt và kinh thành Thăng Long là quận huyện của chúng. Cậy thế nước lớn chúng ra sức hoành hành, vừa “bắt nạt ”, vừa "sỉ mắng" triều đình và vua tôi nhà Trần. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc. Trần Quốc Tuấn đã biểu lộ lòng căm thù và khinh bỉ đối với sứ giặc, khêu gợi ý thức dân tộc đối với tướng sĩ.
 
Lòng tham vô đáy là bản chất của bọn giặc phương Bắc. Lúc thì chúng "thác mệnh Hốt Tất Liệt" mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng lúc thì chúng "giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn". Giặc tìm đủ trăm phương nghìn kế "mà đòi...mà thu... để vét..." tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy. Nghệ thuật đối ngẫu được vận dụng sắc bén làm nổi bật hành động và dã tâm của bọn sứ giặc. Mỗi vế câu vạch trần một âm mưu, một hành động tham tàn của bọn sứ giặc: “Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình // đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ; thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng // giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn ”.
 
Lòng căm thù giặc như ngọn lửa ngày một bốc cao. Tác giả gọi sứ giặc là hổ đói không thể khoan nhượng, không thể khoanh tay ngồi nhìn chúng hoành hành. Với cái nhìn sáng suốt, ông đưa ra một so sánh vô cùng sâu sắc: khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !. Hổ đói phải ném cho chúng bao nhiêu thịt mới vừa, có lúc người nuôi hổ đói phải thế mạng !. Cũng như phải cống nạp bao nhiêu ngọc lụa, bạc vàng cho thỏa lòng tham vô đáy của lũ giặc ! vạ về sau mà Trần Quốc Tuấn chỉ rõ là thảm họa nước mất nhà tan, cùng các ngươi bị giặc bắt, đau xót biết chừng nào ? ”.
 
Một trong những yêu cầu của hịch là vạch trần tính chất phi nghĩa, dã man của đối phương, của giặc để khêu gợi lòng căm thù giặc của đông đảo nhân dân. Đoạn văn trên đây với cách lập luận sắc bén, cách đưa dẫn chứng, với nghệ thuật sáng tạo hình ảnh ẩn dụ, cách cấu trúc các vế biền ngẫu đối xứng... đã tạo nên giọng văn đanh thép, (lùng hồn, mạnh mẽ, đầy ấn tượng).
 
3. Phần hai của đoạn văn sục sôi nhiệt huyết và tinh quyết chiến. Một tâm trạng nhiều đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc, trước họa xâm lăng đang đến gần. Ăn và ngủ là những nhu cầu sống không thể thiếu được đối với mỗi người. Thế mà vị thống soái đã và đang trải qua những đêm ngày căng thẳng. Tới bữa “quên ăn ”, nửa đêm "vỗ gối đau đớn, tủi nhục đến cực độ "ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ".Một cách nói cụ thể, ám ảnh. Một cách diễn tả mạnh mẽ qua các vế câu cân xứng, hô ứng (chủ yếu mỗi vế 4 từ) làm nổi bật tâm trạng của người anh hùng khi Tổ quốc Đại Việt lâm nguy:
 
" Ta thường / tới bữa quên ăn / nửa đêm vổ gối / ruột đau như cắt / nước mắt đầm đìa"...
 
Cái nguyên cớ sâu xa của nỗi đau, của sự căm tức của vị thống soái cũng thật phi thường, quyết không dung tha lũ giặc cướp: căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù !”. Các động từ mạnh được sử dụng rất đắt dể diễn tả lòng căm thù giặc sôi sục: "xả" thịt, “lột" da, “nuốt" gan, "uống" máu (quân thù). Đó là cách nói, cách biểu thị của người xưa quyết không đội trời chung với giặc !
 
Khép lại đoạn văn là lời nguyền của Trần Quốc Tuấn. Từ tâm trạng mà thể hiện thái độ, từ thái độ mà biểu thị hành động, đó là cấu trúc nội tại ý tưởng - cảm xúc đoạn văn trên. Vị thống soái quyết một phen sống, mái với giặc Nguyên - Mông:
 
"Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng !"

"Trăm thân...nghìn xác... " là cách nói thậm xưng, là phép khoa trương trong phú, hịch ngày xưa. "Nội cỏ" là đồng cỏ, bãi chiến trường: "Xác gói trong da ngựa" là điển tích nói lên niềm kiêu hãnh tự hào của các tráng sĩ, tướng tá ngày xưa được hi sinh trên chiến địa. Tác giả đã có một cách nói rất hay, rất sâu sắc và độc đáo về một lời thể thiêng liêng, thể hiện tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến của người anh hùng thuở "Bình Nguyên". Chính vì vậy mà khi giặc Nguyên Mông tràn vào nước ta mạnh như gió lướt sóng dữ, ông vẫn ung dung, nghiêm nghị tâu với vua Trần Nhân Tông. "Nếu hệ hạ muốn hàng thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã !...
 
Đoạn văn trên đây tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của lí lẽ và cảm xúc kết hợp hài hòa. Giọng văn đanh thép, hùng hồn. Hình ảnh quân giặc tham lam, tàn bạo bao nhiêu thì hình ảnh Trần Quốc Tuấn lại hiên ngang, lẫm liệt và anh hùng bây nhiêu ! Đoạn văn đã làm sống lại những năm tháng hào hùng thuở "Bình Nguyên". Nó như tiếng kèn vang dội non sông, nâng cao dũng khí đoàn quân ào ào xung trận với quyết tâm "phá cường địch, báo hoàng ân". Thể hịch dưới ngòi bút Trần Quốc Tuấn đã trở thành bản anh hùng ca thời đại "Hịch tướng sĩ" là bài ca yêu nước thể hiện cao đẹp tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta, biểu hiện rực rỡ nhất "Hào khí Đông A".

Bình luận (0)
Thanh Xuân
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:41

- Không gian và thời gian trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến, thời gian là trời tăm tối.

- Nhân vật tham gia: Nghêu, Thị Hến, Đề Hầu, huyện Trìa. 

- Tóm tắt nội dung đoạn trích: Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 13:34

Câu 1:

- Chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân.

- Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê.

- Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả và ở trong tổ ăn hạt kê một mình.

- Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình và chia cho Sẻ. Nhưng Sẻ từ chối vì mình đã ăn một mình mà không chia sẻ và nhận ra được bài học

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 13:34

Câu 2:

Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món quà bà ngoại gửi đến. Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả. “Nếu cho cả Chích nữa thì chẳng còn lại là bao!”, Sẻ thầm nghĩ. Thế là hằng ngày, Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình. Ăn hết, chú ta quẳng hộp đi. Những hạt kê còn sót lại văng ra khỏi hộp. Cô Gió đưa chúng đến một đám cỏ xanh dưới một gốc cây xa lạ. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy, bèn gói lại thật cẩn thận vào chiếc lá, rồi mừng rỡ chạy đi tìm người bạn thân thiết của mình. Vừa gặp Sẻ, Chích đã reo lên:

- Chào bạn Sẻ thân mến! Mình vừa kiếm được mười hạt kê rất ngon! Đây này, chúng mình chia đôi: cậu năm hạt, mình năm hạt.

- Chia làm gì cơ chứ? Không cần đâu! Sẻ lắc lắc chiếc mỏ xinh xắn của mình, tỏ ý không thích.

- Ai kiếm được thì người ấy ăn!

- Nhưng mình với cậu là bạn thân của nhau cơ mà. Đã là bạn thì bất cứ cái gì kiếm được cũng phải chia cho nhau. Lẽ nào cậu không nghĩ như thế?

Nghe Chích nói, Sẻ rất xấu hổ. Thế mà chính Sẻ đã ăn hết cả một hộp kê đầy.

Sẻ cầm năm hạt kê Chích đưa, ngượng nghịu nói:

- Mình rất cảm ơn cậu, cậu đã cho mình những hạt kê ngon lành này và còn cho mình một bài học quý về tình bạn.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 13:35

Câu 3:

Chuyện kể về tình bạn giữa Chim chích và chim sẻ. Chim sẻ có đồ ăn nhưng lại không muốn chia sẻ nên ăn một mình còn chim chích thì ngược lại. Khi tìm được đồ ăn ngon thì chích lại chia sẻ cho sẻ vì thế mà sẻ xấu hổ và nhận ra được bài học về tình bạn.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Hang Tran
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Lan
4 tháng 3 2022 lúc 13:35

Chi tiết kì ảo: Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần, ...

=> Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo: giải thích ngồn gốc của người Việt Nam, thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc VN.

Bình luận (0)
Phương Thuỳ
Xem chi tiết