Thảo luận trong nhóm và so sánh theo mẫu sau:
Tìm hiểu cấu tạo một số nguyên tử
Chuẩn bị: Mô hình nguyên tử của các nguyên tử carbon, nitrogen, oxygen theo Hình 2.5.
Quan sát các mô hình nguyên tử đã chuẩn bị, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Các số điền hàng carbon lần lượt là: 6 - 6 - 2 - 4
Các số điền hàng oxygen lần lượt là: 8 - 8 - 2 - 6
Các số điền hàng nitrogen lần lượt là: 7 - 7 - 2 - 5
Quan sát Hình 29.6 và liên hệ với các kiến thức đã học, thảo luận nhóm để hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 29.1.
Chất dinh dưỡng | Vai trò chính đối với cơ thể | Thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng | Một số biểu hiện của cơ thể khi bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng |
Protein | - Cấu tạo tế bào và cơ thể - Giúp các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi hơn | Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,… | - Thiếu protein: cơ thể sẽ gầy, ngừng lớn, chậm phát triển thể lực và tinh thần,… - Thừa protein: bệnh thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh gout,… |
Carbohydrate | Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu | - Lúa gạo, ngô, khoai, bánh mì,… | - Thiếu carbohydrate: sút cân và mệt mỏi, hạ đường huyết,… - Thừa carbohydrate: béo phì, thừa cân. |
Lipid | - Dự trữ năng lượng - Chống mất nhiệt - Là dung môi hòa tan một số loại vitamin giúp cơ thể hấp thụ được | - Dầu, mỡ, bơ,… | - Thiếu lipid: chậm phát triển chiều cao và cân nặng. - Thừa lipid: thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch,… |
Vitamin và chất khoáng | - Tham gia cấu tạo enzyme, xương, răng,… - Tham gia các hoạt động trao đổi chất của cơ thể | - Hoa quả, rau,… | - Thiếu vitamin: rối loạn chuyển hóa, còi xương,… - Thừa vitamin: ngộ độc, tiêu chảy, sỏi thận,… |
Thảo luận nhóm và hoàn thành theo bảng gợi ý sau:
Mùa hè: Nóng nực, oi bức
Hoạt động: Tắm biển, du lịch
Trang phục: Đồ chống nắng hoặc đồ đi biển
Thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau:
Các loài động vật có thể sống ở đâu? Hãy kể tên một số loài động vật sống ở những nơi đó và hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Môi trường sống | Loài động vật |
?
| ? |
? | ?
|
?
| ? |
Môi trường sống | Loài động vật |
Nước ngọt | Cá chép, tôm sông, ốc bươu vàng,… |
Nước mặn | Sứa, cá mập, tôm hùm, cá đuối,… |
Trên cạn | Chó, mèo, khỉ, hổ, báo, sói, sư tử, chim bồ câu,… |
Trong đất | Chuột chũi, giun đất,… |
Trên cơ thể sinh vật khác | Giun đũa kí sinh trong ruột người, ve bét kí sinh trên chó mèo,… |
Thảo luận với các bạn trong nhóm để hoàn thành sơ đồ theo gợi ý sau:
- Các đới khí hậu: Đới nóng, đới ôn hoà, đới lạnh
- Chuyển động của Trái Đất: quanh trục tưởng tượng (tự quay quanh nó), quanh Mặt trời
- Một số dạng địa hình: Núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, biển, hồ, sông,...
- Các phương chính: phương Nam, phương Bắc, phương Tây, phương Đông
Hãy thảo luận nhóm về các nội dung sau:
1. Dùng dụng cụ gì để đo quãng đường và thời gian chuyển động của vật?
2. Làm thế nào đo được quãng đường đi được của vật trong một khoảng thời gian và ngược lại?
3. Thiết kế các phương án đo tốc độ và so sánh ưu, nhược điểm của các phương án đó.
1.
- Để đo quãng đường: dùng các loại thước: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, …
- Để đo thời gian: dùng đồng hồ bấm giờ, đồng hồ đo thời gian hiện số,..
2.
- Để đo được quãng đường đi được của vật chuyển động trong một khoảng thời gian, ta cho xe chuyển động trên một máng thẳng có sẵn vạch chia, sau đó đo khoảng cách từ vị trí vật xuất phát cho đến vị trí vật dừng lại.
- Để đo thời gian di chuyển của vật trên một quãng đường, ta sử dụng đồng hồ bấm giây để đo từ thời điểm vật xuất phát đến thời điểm vật dừng lại.
3.
a) Hai phương án để đo tốc độ:
Phương án 1: Dùng đồng hồ bấm giây.
- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.
- Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi vượt qua vạch đích.
- Dùng công thức \(v=\dfrac{s}{t}\) để tính tốc độ.
Phương án 2: Dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Đo khoảng cách giữa 2 cổng quang điện (đọc trên thước đo gắn với giá đỡ). Khoảng cách này chính là quãng đường s mà vật chuyển động.
- Bấm công tắc để vật bắt đầu chuyển động.
- Khi vật đi qua cổng quang điện thứ 1 thì đồng hồ bắt đầu đo.
- Khi vật đi qua cổng quang điện thứ 2 thì đồng hồ ngừng đo.
- Đọc số chỉ thời gian hiển thị trên đồng hồ đo thời gian hiện số chính là thời gian của vật chuyển động trên quãng đường.
- Dùng công thức \(v=\dfrac{s}{t}\) để tính tốc độ.
b) So sánh ưu, nhược điểm của hai phương án:
| Ưu điểm | Nhược điểm |
Phương án 1 | Dễ thiết kế, dễ thực hiện. | Sai số lớn do liên quan đến các yếu tố khách quan như thao tác bấm đồng hồ chưa khớp với thời điểm xuất phát hoặc kết thúc, sai số do dụng cụ... |
Phương án 2 | Kết quả đo chính xác, sai số nhỏ. | Chi phí đắt, thiết bị cồng kềnh. |
Đọc thông tin, thảo luận và làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Điều tra về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương, nêu các biểu hiện và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó rồi hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 47.1.
2. Dựa vào kết quả điều tra và những kiến thức đã học, em hãy đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương và cho biết việc phân loại rác thải từ gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tham khảo!
1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,… | Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,… | Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Môi trường không khí | Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;… | Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;… |
2.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…
- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.
Em hãy nêu những hiểu biết của mình về đặc điểm, ưu, nhược điểm của may đo và may sẵn trong nhóm học tập, sau đó điền tiếp kết quả thảo luận nhóm vào vở theo bảng I sau đây
MAY ĐO | MAY SẴN | |
Hình thức sản xuất | May đơn chiếc. | May hàng loạt theo dây chuyền sản xuất. |
Kích thước sản phẩm | Theo số đo từng người. | Theo cỡ số (S-M-L-XL....). |
Công cụ sản xuất | Máy may đạp chân và máy may chạy điện.Máy may công nghiệp | Máy may công nghiệp và các máy chuyên dùng. |
Cơ sở sản xuất | Qui mô nhỏ gia đình. | Qui mô lớn (công ti may). |
Ưu điểm | Vừa với từng người về kích thước, kiểu mẫu đa dạng. | Tốn ít vải, thời gian tạo sản phẩm nhanh hơn. |
Nhược điểm | Tốn nhiều vải thời gian lâu hơn. | Kiểu mẫu ít đa dạng, không phù hợp với người có khiếm khuyết về vóc dáng. |
Thảo luận về các đặc điểm của truyền thuyết và hoàn thiện theo bảng mẫu sau:
STT | Các yếu tố | Đặc điểm |
1 | Chủ đề | Thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian. |
2 | Nhân vật | Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng. |
3 | Cốt truyện | Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục. |
4 | Lời kể | Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện. |
5 | Yếu tố kì ảo | Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ. |