Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì?
* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:
+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.
+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn bạn xem lại đề bài được k. tại đề ghi CTTG1 mà tên bài lại CTTG2
+Các cuộc chiến tranh đều gây ra thương sót và đau thương cho cả nước thắng hay nước thua
-Các nước cần đoàn kết chống chiến tranh,bảo vệ hòa bình
-Giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng biện pháp hòa bình
-Tránh sử dụng vũ khí hủy diệt,Vd:bom nguyên tử,chất phóng xạ...
Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì ?
*Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:
- 38 nước với tổng số quân là 37 triệu người và 1.5 tỉ dân bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh khói lửa.
- Cuộc chiến tranh đã làm cho 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống nhà máy bị phá hủy. Số tiền tham chiến của các nước lên tới 85 tỉ đô la, biến thành con nợ của Mĩ.
- Chiến tranh không những không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc giành thuộc địa mà còn làm cho mẫu thuẫn đó tăng lên.
Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì? - Thiệt hại về người: 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế. - Thiệt hại về vật chất: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.
Chúc bạn học tốt ^^
chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có những điểm gì giống và khác nhau. Em có suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh?
*Tham khảo:
* Giống nhau:
- Cả hai chiến tranh đều là những cuộc xung đột quốc tế, có sự tham gia của nhiều quốc gia và gây ra những thiệt hại vô cùng lớn về con người và tài sản.
- Cả hai chiến tranh đều có nguyên nhân chính là sự tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên giữa các nước.
- Cả hai chiến tranh đều có sự tham gia của các liên minh quân sự, với Nga, Pháp và Anh là những đồng minh chính trong cả hai chiến tranh.
* Khác nhau:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của nhiều quốc gia châu Âu, trong khi chiến tranh thế giới thứ hai có sự tham gia của các quốc gia trên toàn thế giới.
- Chiến tranh thế giới thứ hai có sự tham gia của các phe phái chính trên thế giới, trong đó Đức, Ý và Nhật Bản là những phe phái chính, trong khi chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có hai phe phái chính là Liên minh và Trung đồng.
- Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai nghiêm trọng hơn so với chiến tranh thế giới thứ nhất, với hàng triệu người chết và những hậu quả kinh tế, chính trị và xã hội kéo dài trong nhiều năm sau đó.
- Về hậu quả của chiến tranh, em nghĩ rằng nó rất đáng sợ và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội và con người. Chiến tranh gây ra những thiệt hại về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, đồng thời còn gây ra những hậu quả về tâm lý, sức khỏe và môi trường. Hậu quả của chiến tranh có thể kéo dài hàng thập kỷ, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau này. Vì vậy, chúng ta cần phải học từ lịch sử và tránh các xung đột quốc tế để bảo vệ hòa bình và sự phát triển của con người.
Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Từ những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) để lại cho nhân loại, em hãy liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
* Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước.
- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.
- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
* Duyên cớ
- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.
b. Từ những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:
+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương.
+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống... bị phá hủy.
+ Chi phí cho chiến tranh của các nước đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD.
* Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,…
- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,…
Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) với đề tài chống chiến tranh,…
Em có nhận xét gì về hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Từ hậu quả đó cần làm gì để chiến tranh không xảy ra?Hiện nay Việt Nam có những việc làm để tránh nguy cơ chiến tranh xảy ra không?Vì sao?
Em có nhận xét gì về hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Từ hậu quả đó cần làm gì để chiến tranh không xảy ra?Hiện nay Việt Nam có những việc làm để tránh nguy cơ chiến tranh xảy ra không?Vì sao?
Nhận xét
- Đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa, nó không mang lại lợi ích cho nhân loại, nó mang lại hậu quả nặng nề.
- Sau chiến tranh thế giới, bản đồ được phân lại, Pháp, Anh, Mỹ thắng lợi.
- Không nên vì lợi ích cá nhân của tư sản mà hại thế giới với hậu quả nặng nề, kinh tế chậm phát triển, con người mất đoàn kết.
- Phải xây dựng hòa bình, cùng nhau phát triển, không có chiến tranh như thế xảy ra.
Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 ) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?
A. Xuất hiện một số quốc gia mới.
B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
C. Sự khủng hoảng về chính trị.
D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra những hậu quả gì?
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Câu 3. Từ những hậu quả nặng nề mà Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) để lại cho nhân loại, em hãy liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.