Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
31 tháng 8 2023 lúc 20:47

Một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An:

- Tương đồng: còn nhỏ tuổi, ngây thơ, biết nghe lời tía và má, đối xử tốt với nhau.

- Khác biệt:

+ Cò: vô tư, thẳng thắn, bộc trực, tốt tính và không để bụng.

+ An: tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.

→ Theo em, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng khắc họa tính cách của con người trong tác phẩm.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:25

Bình luận (0)
Bich Hong
Xem chi tiết
naruhinasaku
Xem chi tiết
Lục Hà Vy
20 tháng 10 2016 lúc 19:32

1. Ý nghĩa: - là 1 kiệt tác

- cứu sống dk 1 co người

- được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt ( gió bão to, đêm lạnh buốt)

- dồn tình cảm yêu thương của cụ Bơ-men dành cho G

2.

sự có mặt của yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên theo hướng đảo ngược tình huống. Với thủ pháp nghệ thuật này, O.Henry đã để lại cho đời Chiếc lá xanh - chiếc lá gieo mầm cho sự sống được vẽ bằng trái tim và tình yêu thương của con người. Có lẽ cũng vì vậy mà “Chiếc lá cuối cùng” đã trở thành một trong những câu chuyện hay nhất về vẻ đẹp của tình thương yêu giữa con người với con người mà O.Henry muốn gửi gắm tới độc giả.

Tìm hiểu các tác phẩm khác của O.Henry, ta thấy tác giả rất tài hoa trong việc sử dụng các yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên cho dù truyện có thể đề cập đến bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống xã hội. Chính yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên theo hướng đảo ngược tình huống đã làm cho những câu chuyện của nhà văn trở nên hấp dẫn, lý thú.

3. Qua bài " cô bé bán diêm" cho e thấy vẻ đẹp bên trong tâm hồn ngây thơ trong sáng của cô bé. Cô mong ước dk sống vui vẻ và hạnh phúc bên gđ của mk, ( mk mới pk z hoy nha bạn )

4. ( k piết đúng k nha bạn )

ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa cho thấy khát vọng dk sống hạh phúc bên bà mẹ và tổ ấm gđ. 1 cuộc sông hạnh phúc vĩnh hằng bên bà và mẹ

 

 

CHÚC BẠN HỌC TỐT. CÓ LẼ 1 SỐ PHẦN KHÔNG ĐÚNG ĐÂU Ạ hihihihi

Bình luận (2)
Linh Phương
20 tháng 10 2016 lúc 19:40

1)

Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 7 2017 lúc 2:15

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

Bình luận (0)
Nguyễn Như Hảo
Xem chi tiết
Trần Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Pikachuuuu
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
8 tháng 5 2021 lúc 9:23

 *Ở phần đầu, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có cửa kính.

 -Ở phần cuối, chiếc xe hiện lên trong hoàn cảnh không có cửa kính, không có mui xe và thùng xe bị xước. Nhưng ở trong xe "có 1 trái tim" hướng về miền Nam.

⇒ điều đó nói lên vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn:

- Vẻ đẹp của tư thế hiên ngang, ung dung: "Ung dung buồng lái ta ngồi"
- Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy và coi thường những thiếu thốn, gian khổ.
- Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội
- Vẻ đẹp của tinh thần yêu nước và lí tưởng cách mạng.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh
8 tháng 5 2021 lúc 9:43

 *Điều này thể hiện: tinh thần yêu nước nồng nàn, sự lạc quan, bất chất khó khăn của những người lính lái xe Trường Sơn. 

-Góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời thể hiện cảm hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
nthv_.
24 tháng 9 2021 lúc 15:32

Tham khảo:

Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện  “Chuyện người con gái Nam Xương”, là người phụ nữ  phẩm chất tốt đẹp nhưng chịu đau khổ trong xã hội phong kiến.  Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương. Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già. Nhưng chồng đi lính trở về, tính tình vốn đa nghi nên chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng vẫn không nghe còn  đuổi nàng đi.  Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết dưới sông Hoàng Giang để tỏ bày nỗi oan ức của mình. Vũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.  Vũ Nương  mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Bình luận (0)
minh nguyet
24 tháng 9 2021 lúc 15:36

Tham khảo nha em:

Có thêm yêu cầu phụ gì nữa em cứ nói nhé!

      Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

Bình luận (1)
Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Phương Thảo
13 tháng 10 2016 lúc 20:56

trời có nhiều người trả lời câu hỏi này lắm rồi mà sao nhìu ng cứ hỏi đi hỏi lại thế nhỉ ?

Bình luận (2)
Phan Ngọc Cẩm Tú
14 tháng 10 2016 lúc 20:33

mik cx dang bi cau nay nebatngo

Bình luận (0)