Các halogen có tính chất hóa học cơ bản là
A. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
B. tính khử.
C. tính kim loại.
D. tính oxi hóa.
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2,I2):
A. Ở điều kiện thường là chất khí.
B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Tác dụng mạnh với nước.
Cho các chất và tính chất sau:
(1) S(r) (a).Hợp chất có tính axit và tính oxi hóa mạnh.
(2) SO2 (k) (b).Hợp chất chỉ có tính khử.
(3) H2S (k) (c).Đơn chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
(4) H2SO4(dd) (d).Hợp chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Hãy ghép cặp chất với tính chất phù hợp:
A.(1)-d,(2)-a,(3)-b,(4)-c.
B. (1)-c,(2)-a,(3)-b,(4)-d.
C. (1)-c,(2)-b,(3)-a,(4)-c.
D. (1)-c,(2)-d,(3)-b,(4)-a.
S là đơn chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa → (1) – (c)
SO2 là hợp chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử → (2) – (d)
H2S là hợp chất chỉ có tính khử → (3) – (b)
H2SO4 là hợp chất có tính axit và tính oxi hóa mạnh → (4) – (a)
Đáp án D.
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)
A. Ở điều kiện thường là chất khí
B. Có tính oxi hóa mạnh
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
D. Tác dụng mạnh với nước
Khẳng định nào sau đây là đúng
A. SO2 có tính oxi hóa mạnh B. SO2 có tính khử mạnh
C. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử D. SO2 không thể hiện tính oxi hóa, không có tính khử
Nguyên tố Floruine có thể có những số oxi hóa là -1 và 0 . Vậy phân tử F2 thể hiện tính chất nào sau đây ?
A: Tính oxi hóa
B: Tính khử
C: Vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
D: Cho proton
F trong phân tử F2 có số oxi hóa là 0, có khả năng nhận 1 e để chuyển sang trạng thái oxi hóa -1 → tính oxi hóa.
Đáp án: A
Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất khử hoặc chất oxi hóa.
(b) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.
(c) Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra.
(d) Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.
Số nhận định đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Đáp án B
(a) Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất khử hoặc chất oxi hóa.
(b) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.
(c) Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra.
Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp:
Các chất | Tính chất của chất |
A. S | a) chỉ có tính oxi hóa |
B. SO2 | b) chỉ có tính khử |
C. H2S | c) có tính oxi hóa và tính khử |
D. H2SO4 | d) chất khí, có tính oxi hóa và tính khử |
e) Không có tính oxi hóa và tính khử |
A với c: S có cả tính khử và tính oxi hóa
B với d: SO2 là chất khí có tính oxi hóa và tính khử
C với b: H2S chỉ có tính khử
D với a: H2SO4 chỉ có tính oxi hóa
Viết 01 phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học, ghi rõ sự thay đổi số oxi hóa nếu có:
1. Clo có tính oxi hóa mạnh.
2. Clo vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
3. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn Brom.
4. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn Iot.
5. Brom có tính oxi hóa mạnh hơn Iot.
6. Axit clohidric có tính chất của 1 axit
7. Axit clohidric có tính khử
8. Axit clohidric có tính oxi hóa
9. Axit flohidric (HF) có khả năng hòa tan hòa tan thủy tinh (SiO2)
\(1)Mg + Cl_2 \xrightarrow{t^o} MgCl_2\\ 2)Cl_2 + 2NaOH \to NaCl + NaClO + H_2O\\ 3)Cl_2 + 2NaBr \to 2NaCl + Br_2\\ 4)Cl_2 + 2NaI \to 2NaCl + I_2\\ 5)Br_2 + 2NaI \to 2NaBr + I_2\\ 6)Fe + 2HCl \to FeCl_2 + H_2\\ 7)MnO_2 + 4HCl \to MnCl_2 + Cl_2 + 2H_2O\\ 8)Mg + 2HCl \to MgCl_2 + H_2\\ 9)4HF + SiO_2 \to SiF_4 + 2H_2O\)
Dãy các chất, ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. Fe2+, Br2, N2, H2O, HCl
B. NO2, SO2, N2, Cu2+, H2S
C. CO2, Br2, Fe2+, NH3, F2
D. NO2, H2O, HCl, S, Fe3+.
Đáp án A
Các chất, ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là các chất có số oxi hóa trung gian, nghĩa là vừa tăng vừa giảm được.Cần chú ý đối với các chất có nhiều nguyên tố thì phải xét hết các nguyên tố như HNO3 hay FeCl3 cũng được xem là chất có số oxi hóa trung gian.
B. Loại vì có Cu2+
C. Loại vì F2, CO2, NH3
D. Loại vì có Fe3+
Dãy các chất, ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. Fe2+, Br2, N2, H2O, HCl
B. NO2, SO2, N2, Cu2+, H2S
C. CO2, Br2, Fe2+, NH3, F2
D. NO2, H2O, HCl, S, Fe3+.
Chọn A.
Các chất ion vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là các chất có số oxi hóa trung gian, nghĩa là vừa tăng vừa giảm được. Cần chú ý đối với các chất có nhiều nguyên tố thì phải xét hết các nguyên tố như HNO3 hay FeCl3 cũng được xem là chất có số oxi hóa trung gian.