Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hoàng Thiên Ân
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
22 tháng 2 2023 lúc 5:41

Các tài nguyên biển của vn ta trên bờ biển, mặt biển, đáy biển, lòng biển: 

Ti tan, cát thủy tinh: nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

+ Vật liệu xây dựng (cát, sỏi...): nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).

- Hải sản (trữ lượng lớn và phong phú) là cơ sở cho ngành khai thác hải sản.

 

Mai Chi Lê Vũ
Xem chi tiết
Van Chuong Cao
Xem chi tiết
Đặng Phương Quỳnh
17 tháng 12 2020 lúc 19:09
- L à bi ể n l ớ n, tương đ ố i kín, n ằ m trãi r ộ ng t ừ xích đ ạ o t ớ i chí tuy ế n B ắ c . - Di ệ n tích bi ể n Đông: 3 447 000 km 2 .
Luna đáng iu không quạu...
18 tháng 12 2020 lúc 22:18

Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam có vùng biển nối liền tuyến giao thông vận tải đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đặc biệt biển Đông Việt Nam là tuyến vận tải dầu và container từ các nước khác tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, những nước đang tiêu thụ khối lượng năng lượng khổng lồ.

Việt Nam ở vị trí có tiềm năng phát triển kinh tế biển như đóng tàu, vận tải đường biển, phát triển cảng và công trình thủy, khai thác thủy hải sản, khai thác tài nguyên khoáng sản biển và dầu khí, du lịch biển và hải đảo, dịch vụ đường biển và các ngành khác liên quan (tin học ứng dụng).

Biển đảo Việt Nam có thể chia thành bốn khu vực: biển Đông Bắc (một phần vịnh Bắc bộ), nằm ở phía đông bắc Việt Nam và tiếp giáp với Trung Quốc (đảo Hải Nam), biển Bắc Trung bộ (một phần biển Đông) ở phía đông Việt Nam, biển Nam Trung bộ (một phần biển Đông) ở phía đông nam và vùng biển Tây Nam (một phần vịnh Thái Lan) nằm phía tây nam của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia và Thái Lan.

 

Việt Nam giáp với biển ở hai phía đông và nam. Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía đông bắc tới Kiên Giang ở phía tây nam. Tính trung bình tỷ lệ diện tích theo số km bờ biển thì cứ 100km2 có 1km bờ biển (so với trung bình của thế giới là 600km2 đất liền trên 1km bờ biển). Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp ba lần diện tích đất liền: 1 triệu km2/330.000km2).

Trong khu vực biển Việt Nam có khoảng 4.000 đảo lớn nhỏ, gần và xa bờ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa bờ tạo thành một phòng tuyến bảo vệ kiểm soát và làm chủ vùng biển và hải đảo. Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là khu vực giao thông nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Khu vực biển Việt Nam là một phần của biển Đông, là tuyến đường vận tải dầu hỏa quan trọng tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Biển Việt Nam có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi và có tiềm năng phát triển ngành kinh tế biển phong phú và đa dạng. Những đặc điểm chính của biển đảo Việt Nam là: có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển và tồn tại tốt, biển có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú đa dạng và quý hiếm. Việt Nam nằm trải dài ven biển, có tới 26 tỉnh thành phố ven biển chiếm tới 42% diện tích và 45% dân số cả nước, có khoảng 15,5 triệu người sống gần bờ biển và 16 vạn người sống ở đảo. Trên bờ biển của nước ta lại có nhiều mũi đá nhô ra sát biển tạo nên các “hoành sơn thiên nhiên tráng lệ”, như đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả. Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng và độc đáo do được phát triển trên các loại đất đá khác nhau trong điều kiện khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo chiều bắc-nam. Đó là địa hình karst phát triển trên đá vôi ở vịnh Hạ Long và Bái Tử Long (vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thế giới và đang được đề nghị mở rộng khu di sản sang cả vịnh Bái Tử Long), ở Hòn Đỏ (Ninh Thuận). Địa hình “karst giả” phát triển trên cát đỏ ở khu vực Suối Tiên - Mũi Né (Bình Thuận), “karst giả” phát triển trên đá granite ở khu vực mũi Kê Gà và một số nơi khác của tỉnh khác ở Trung bộ. Các vách đá hùng vĩ ở mũi Đá Vách, mũi Đại Lãnh, đèo Hải Vân, “gành đá đĩa” phát triển trên đá bazan ở Phú Yên.

Do có bờ biển dài nên Việt Nam có nhiều bãi tắm đẹp với cát mịn và sạch rải rác từ Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) đến Bãi Nai (Hà Tiên, Kiên Giang) và nhiều bãi tắm còn rất hoang sơ trên các đảo (Ngọc Vừng, Quan Lạn ở Quảng Ninh; Hòn La ở Quảng Bình, Côn Đảo, Phú Quốc, v.v...). Đường bờ biển của nước ta rất khúc khuỷu, lại được các đảo che chắn (vịnh Hạ Long và Bái Tử Long), có nhiều vũng vịnh (Vũng Áng, vịnh Đà Nẵng, An Hòa, Dung Quất, Quy Nhơn, Xuân Đài, Vũng Rô, Vân Phong, v.v...) và nhiều cửa sông lớn đổ trực tiếp vào biển Đông .

Van Chuong Cao
Xem chi tiết
Đặng Phương Quỳnh
17 tháng 12 2020 lúc 19:02
Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 36 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa. Đối với Việt Nam, biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển) và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Xét về khía cạnh kinh tế, biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.   Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Theo các điều tra về nguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển... Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước. Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, người ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.   Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước..., các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm... đều được phân bố ở vùng ven biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái; nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, đáy biển; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền...; có thể tổ chức các giải thi đấu thể thao quốc gia và quốc tế quanh năm; dịch vụ hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen. Xét về mặt an ninh quốc phòng, biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiến lược rất quan trọng.
Hỗ Trợ Học Tập
17 tháng 12 2020 lúc 20:02

1. Về vị trí địa lí:

Cần nêu được: - ý nghĩa vị trí về thiên nhiên: đất, nước, khí hậu, khoáng sản, sinh vật.

- Ý nghĩa về kinh tế xã hội: về dân cư, thành phần dân tộc, về sự ảnh hưởng của kinh tế khu vực, vị trí trung chuyển, giao thông....

- Ý nghĩa về địa chính trị: vị trí chiến lược đối với khu vực và trên thế giới.

2. Đặc điểm địa hình:

- Mang tính chất nhiệt đới gió mùa

- Diện tích đồi núi thấp và trung bình chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ

- Địa hình có sự phân hóa đa dạng: đồi núi, trung du, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.

3. Đặc điểm khí hậu:

- Nhiệt đới: nhiệt độ cao, mưa nhiều, tổng nhiệt, số giờ nắng 

- Gió mùa: trong năm có 2 loại gió mùa

- Có sự phân hóa đa dạng

4. Đất nước, sinh vật đó là nhân tố bề mặt đệm có ảnh hưởng đến khí hậu

Bạn hãy dựa theo tính chất của bề mặt đệm để phân tích ảnh hưởng đến chế độ khí hậu của nước ta.

5. Vai trò của biển Đông bạn có thể xem lại trong sách GK, trong Sgk nói rất kĩ.

Chúc bạn học tốt!

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
22 tháng 9 2019 lúc 16:27

Cùng khu vực (ở độ sâu càng lớn thì biên độ dao động về nhiệt độ càng thấp hay nhiệt độ càng ổn dịnh)

Loài 1 sống trên mặt đất gần bờ biển.

Loài 2 sống dưới nước ven bờ biển.

Loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi.

Loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét.

Vậy loài 4 là loài hẹp nhiệt độ nhất.

Vậy: C đúng

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
12 tháng 9 2019 lúc 4:45

Đáp án C

Cùng khu vực (ở độ sâu càng lớn thì biên độ dao động về nhiệt độ càng thấp hay nhiệt độ càng ổn định)

Loài 1 sống trên mặt đất gần bờ biển.

Loài 2 sống dưới nước ven bờ biển.

Loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi.

Loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét.

Vậy loài 4 là loài hẹp nhiệt độ nhất.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
26 tháng 12 2018 lúc 13:41

Cùng khu vực (ở độ sâu càng lớn thì biên độ dao động về nhiệt độ càng thấp hay nhiệt độ càng ổn dịnh)

   Loài 1 sống trên mặt đất gần bờ biển.

   Loài 2 sống dưới nước ven bờ biển.

   Loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi.

   Loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét.

Vậy loài 4 là loài hẹp nhiệt độ nhất.

Vậy: C đúng

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 6 2018 lúc 8:13

Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến

bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là thềm lục địa (sgk Địa lí 12 trang 15) =>

Chọn đáp án D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 7 2018 lúc 9:17

Chọn: B.

Phần đi ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sau khoảng 200m hoặc hơn nữa là thềm lục địa.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 8 2017 lúc 2:34

Chọn: C.

Toàn bộ phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, đó là vùng thềm lục địa.