Lục Vân tiên đánh kẻ xấu như thế nào
Em có suy nghĩ gi về hđ đánh kẻ xấu của LVT
Đề bài: Dựa vào 14 câu thơ đầu đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu), vào vai nhân vật Kiều Nguyệt Nga kể lại cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp. Từ đó, nêu đôi điều suy nghĩ về Vân Tiên.
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
Tham khảo
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, thơ văn của ông không có sự chau chuốt, cầu kì về câu từ mà lại rất mộc mạc, dân dã gắn liền với đời sống của con người Nam Bộ. Vì vậy trong nền văn học của Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với kiệt tác truyện Kiều, đây là tác phẩm được đông đảo độc giả trong nước, cũng như độc giả nước ngoài đón nhận bởi câu từ mượt mà, văn phong khoa học, giàu giá trị nội dung cũng như tư tưởng thì văn chương của cụ Đồ Chiểu đã thâm nhập vào đời sống, trở thành một phần đời sống của người dân Nam Bộ, người ta đọc Truyện Lục Vân Tiên phẩm của ông quen thuộc như những bài đồng dao dân gian.
Truyện Lục Vân Tiên nổi tiếng bởi chính chất mộc mạc, gần gũi ấy, trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cũng đã thể hiện được phần nào đặc trưng thơ văn của tác phẩm này. “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trích đoạn của tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”, kể về hành động nhân nghĩa, vô tư của Lục Vân Tiên, khi chàng bắt gặp trên đường cảnh bạo tàn, chàng đã không hề né tránh hay e ngại những tai họa sẽ đến mà hết lòng ra tay cứu giúp người bị nạn. Đoạn trích thể hiện được nét đẹp trong phẩm chất cũng như tâm hồn của Lục Vân Tiên, chàng làm việc nghĩa xuất phát từ tấm lòng mà không hề tính toán đến việc thiệt hơn, báo đáp ân nghĩa.
Ngoài ra, Kiều Nguyệt Nga cũng là một nhân vật được xây dựng khá đặc sắc, nàng là một tiểu thư khuê các, khi được cứu giúp bởi Lục Vân Tiên nàng đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như trọng ân nghĩa, hiền thục đoan trang lại là một người con có hiếu. Mở đầu đoạn trích, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả một cách chân thực, sống động những hành động của Lục Vân Tiên, đó chính là khi chàng ra tay diệt trừ cái bạo tàn, không cho phép nó làm tổn hại, gây ra đau khổ cho những người dân lương thiện, đây là một hành động đẹp, là biểu hiện ra bên ngoài của một tấm lòng đáng quý, đáng trân trọng.
“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ”
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
Câu thơ miêu tả những hành động của Lục Vân Tiên khi gặp một sự cố ở trên đường, đó là chứng kiến cảnh lũ cướp hoành hành, đang gây họa cho người dân, bản tính cương trực, căm ghét cái ác lại đề cao hành động nhân nghĩa đã thôi thúc Vân Tiên hành động, và hành động của chàng dường như cũng chỉ diễn ra trong một cái chớp mắt, chàng không hề suy nghĩ, tính toán thiệt mất nếu như mình can dự vào mà chàng lập tức ra tay diệt trừ mối nguy hại ấy, bảo vệ người dân. Và sự gấp rút của tình huống nên chàng không kịp chuẩn bị gì mà tiện tay bẻ luôn cành cây bên đường để làm vũ khí diệt trừ cái ác “Bẻ cây làm gậy nhằm đằng xông vô”. Không chỉ nhân nghĩa trong hành động mà lời nói của chàng cũng thể hiện được tính cách cương trực, thẳng thắn của chàng “Kêu rằng bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.
Lời nói của Lục Vân Tiên là hướng đến chỉ trích, phê phán lũ giặc cướp nhưng cũng là tuyên ngôn sống đầy cao đẹp của chàng, sống là phải hướng đến bảo vệ cuộc sống của những người dân lành, chứ không phải mang đến những đau khổ cho họ. Và những hành động bạo tàn, “hồ đồ” chàng càng không cho phép nó xâm hại đến những con người lương thiện ấy.
Vân Tiên không chỉ là một con người có tình thương với con người, mang trong mình tinh thần chính nghĩa cao đẹp mà chàng còn là một chàng trai khỏe mạnh, tài giỏi, điều này được thể hiện ra trong những hành động chàng chống lại những tên cướp: “Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang Lâu la bốn phía vỡ tan Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay Phong Lai trở chẳng kịp tay Bị Tiên một gậy thác rày thân vong” Những động tác của Vân Tiên đều rất dứt khoát, nhanh nhẹn “tả đột hữu xung”, và những hành động anh hùng này được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu so sánh với hình ảnh người anh hùng Triệu Tử khi phá vòng Đương Dang. Trước sức mạnh của Lục Vân Tiên thì băng cướp bị đánh tan “Lâu la bốn phía vỡ tan”, chúng hoảng loạn bỏ lại gươm giáo mà tìm đường thoát thân. Và cầm đầu của băng đảng này là Phong Lai thì bị Tiên cho một gậy “thác rày thân vong”. Đây là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ lấy việc hại người làm niềm vui, làm mục đích kiếm sống.
Tham Khảo
Bạn đọc dàn ý rồi tự làm một bài văn hoàn chỉnh theo ý mình nhé!!
a) Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Đình Chiểu là thầy thuốc, nhà thơ, nhà giáo - ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước Nam Bộ đầu thế kỉ XIX.
+ Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm được viết vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX ca ngợi tinh thần nghĩa hiệp, giúp đỡ giữa con người với con người, hướng tới lẽ công bằng.
- Giới thiệu khái quát 14 câu thơ đầu đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga : tái hiện cảnh Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp.
b) Thân bài
* Khái quát về đoạn trích:
- Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của Truyện Lục Vân Tiên.
- Giá trị nội dung: Khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
* Phân tích 14 câu thơ đầu: Cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp
- Giữa đường gặp chuyện bất bình thì sẵn sàng xả thân ra tay cứu giúp
+ Từ giã thầy, Vân Tiên xuống núi, hăm hở về kinh đô ứng thí
+ Giữa đường thì gặp phải bọn cướp hãm hại dân lành liền hành hiệp trượng nghĩa.
=> Tính cách anh hùng, tài năng giúp đời và tấm lòng "vị nghĩa vong thân”
- Đối đầu với lũ cướp
+ Vân Tiên chỉ có một mình, tay không đánh cướp
+ Lũ cướp rất đông với gươm giáo sáng ngời
+ Không một tấc sắt trong tay, một mình với cành cây làm gậy
+ Không hề run sợ, Vân Tiên xông vào đánh cướp
+ Đột kích bên tả, xung phong bên hữu, tung hoành giữa bọn cướp.
- Kết quả trận đánh cướp
+ Bọn lâu la đã khiếp đảm quăng gươm giáo bỏ chạy tan tác
+ Tướng cướp Phong Lai bị tiêu diệt.
=> Lục Vân Tiên mang cốt cách nghĩa sĩ thời loạn với cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử cao đẹp, đó là cách cư xử của một tinh thần hiệp nghĩa của các bậc hảo hán.
c) Kết bài
- Cảm nghĩ của em về 14 câu thơ đầu.
Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”?
Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt tự được ý thức được bản thân có sức khỏe yếu và nghĩ rằng Dế Mèn là người hàng xóm tốt bụng, có thể giúp đỡ mình.
Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”?
Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt tự được ý thức được sức khoẻ của bản thân và nghĩ rằng Dế Mèn là người khỏe mạnh đồng thời là người hàng xóm tốt bụng, có thể chia sẻ và giúp đỡ được mình khi hoạn nạn.
Em suy nghĩ thế nào về “tinh thần Lục Vân Tiên” trong xã hội hiện nay? Trả lời trong khoảng 4-5 câu văn.
Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào. Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.
Phẩm chất Lục Vân Tiên:
- Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn: thấy người gặp nạn nên cứu giúp, một mình đánh cướp
- Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí: cứu người không mong trả ơn, không muốn làm ảnh hưởng danh dự, tiết nghĩa của nàng
Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
Theo em Xan-Chô Pan-Xa trong VB đánh nhau với cối xay gió là người như thế nào? A. xấu xa hoàn toàn
B.vừa có những mặt tối vừa có những mặt xấu
C.sống thực dụng
D.ko có tính cách rõ ràng
B.vừa có những mặt tối vừa có những mặt xấu
có nhiều người cho rằng hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Mạnh chính là 1 nhân vật Lục Vân Tiên ngoài đời thường. Từ đó em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về những chàng Lục Vân Tiên ngày nay
Với nhân vật Lục Vân Tiên nhà thơ đã xây dựng một mẫu người lý tưởng trong xã hội phong kiến đương thời trên nền tảng đạo đức Nho giáo. Cũng qua nhân vật này, ông muốn xây dựng một xã hội lý tưởng. Ở đó, cái tốt đẹp được coi trọng và ngưỡng mộ, người tài đức được trọng dụng, các oan khuất được giải minh.
Bằng việc khắc họa hành động anh hùng, hiệp nghĩa của Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình chiểu mạnh mẽ khẳng định rằng muốn xây dựng một xã hội lý tưởng phải tiêu diệt những hạng người xấu xa, độc ác. Tác phẩm thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. Lục Vân Tiên là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa, xem thường danh lợi, vì nhân dân mà hành động.
Ngày nay, tinh thần hiệp nghĩa ấy vẫn còn tỏa sáng trong cuộc sống, trở thành tấm gương điển hình của hành động dũng cảm cứu người khi lâm nguy, hoạn nạn, được nhân ca ngợi và đề cao.
Báo chí đã đưa tin rất nhiều về hành động cứu giúp người hoạn nạn, bảo vệ tài sản của người gặp nạn của các “hiệp sĩ” ở Bình Dương. Họ xuất thân là những người chạy xe thồ, những người lao động bình thường. Họ không có chức năng thi hành pháp luật, cũng không có trách nhiệm phải bảo vệ người khác được nhà nước quy định.
Thế nhưng, bất bình trước hành động ngang ngược, phạm pháp của bọn cướp, các anh đã ra tay trấn áp chúng, bảo vệ tính mệnh và tài sản trước nhân dân. Không những thế, các anh còn tham gia đuổi bắt và truy tố chúng trước pháp luật để kẻ ác bị trừng trị, dân lành được bảo vệ, công lí được thực thi. Nhiều lần, bị bọn cướp hăm dọa, thậm chí là tấn công gây thương tích nhưng các anh vẫn giữ vững lí tưởng. Các anh chính là những Lục Vân Tiên can trường, dũng khí, quyết chiến đấu để bảo vệ lẽ công bằng trong thời đại mới.
Chúng ta cũng không quên hình ảnh của MC Phan Anh rong ruổi trên khắp nẻo đường, tìm đến và hỗ trợ, cứu giúp đồng bào các vùng thiên tai lũ lụt. Ở đâu có người khó khăn, anh đều tìm cách giúp đỡ họ vượt qua hoạn nạn. Không những thế, anh còn kêu gọi, vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp, cá nhân có chung nguyện vọng cùng chung tay giúp sức tạo nên một phong trào tương trợ nhân ái rộng lớn trên khắp cả nước.
Em đánh giá như thế nào về những ước vọng của Đôn Ki-hô-tê được thể hiện trong đoạn trích ?
A. Chính đáng và tốt đẹp.
B. Ngớ ngẩn và điên rồ.
C. Tầm thường và xấu xa.
D. Không phù hợp với thời đại.
Viết đoạn văn có độ dài từ 8-12 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong văn bản “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp, chỉ ra cách dẫn đ
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên - người anh hùng chiến đấu vì nghĩa, văn võ song toàn. (câu ghép) Lục Vân tiên – nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên. Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí. Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn, kêu khóc thảm thương. Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên. Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục. Bọn cướp đông đặc, gươm giáo sáng ngời, bừng bừng sát khí. Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng ”. Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy. Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm, chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ… Tất cả đều vì nhân nghĩa, nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo. Trái lại chàng thật khiêm nhường, chính trực, chân thành mà dung dị. Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động. Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “ Vân Tiên nghe nói liền cười” – nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm: “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha ”. Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ” song ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của chàng rất đẹp, rất anh hùng Qua đó, ta có thể thấy rằng: lòng thương người, chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta.